Indonesia thúc đẩy ngành sản xuất tấm pin năng lượng Mặt Trời
Indonesia vừa ban hành một quy định nhằm đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo và phát triển ngành sản xuất tấm pin năng lượng Mặt Trời thông qua việc khuyến khích lắp đặt các hệ thống quang điện (PV) trên mái nhà.
Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Mặt Trời Indonesia (AESI) Fabby Tumiwa cho biết quy định mới về PV trên mái nhà sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ pin năng lượng Mặt Trời cũng như ngành công nghiệp sản xuất PV ở Indonesia.
Theo ông Fabby, cần có thị trường tối thiểu 500 MW mỗi năm để ngành công nghiệp pin và module năng lượng Mặt Trời phát triển bền vững.
Quy định số 26/2021 của Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản (EMS) được ban hành ngày 20/8 vừa qua nhằm mục tiêu nâng công suất điện Mặt Trời trên mái nhà lên 3,6 GW vào năm 2024 như một phần trong các dự án chiến lược quốc gia (PSN). Tổng cục trưởng Năng lượng tái tạo thuộc EMS Dadan Kusdiana cho biết mục tiêu 3,6 GW nhằm “mở cửa” thị trường trong nước, giúp tăng cường đầu tư vào ngành công nghiệp thượng nguồn và cán.Phát biểu họp báo trực tuyến hôm 27/8, ông Dadan cho biết tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia có 22-26 nhà sản xuất tấm pin năng lượng Mặt Trời với tổng công suất 500 MW.
Quy định mới của EMS buộc Tổng công ty điện lực nhà nước PLN khấu trừ 100% điện năng sản xuất từ pin năng lượng Mặt Trời khỏi hóa đơn của người dùng, thay vì 65% theo quy định trước đó.Mặc dù PLN sẽ không trả tiền cho người dùng đối với lượng điện dư thừa mà họ cung cấp cho lưới điện, song khoản tiết kiệm tiềm năng trên hóa đơn tiền điện có thể giúp các chủ sở hữu hệ thống PV thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn.
Quy định của EMS cũng đề cập đến một số khía cạnh nhằm khuyến khích sử dụng pin năng lượng Mặt Trời trên mái nhà bằng cách gia tăng giá trị kinh tế của các hệ thống PV đơn lẻ.Tuy nhiên, theo ông Fabby, các biện pháp hỗ trợ tài chính - bao gồm nguồn vốn tín dụng dễ tiếp cận, lãi suất thấp và trả góp định kỳ - vẫn rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng pin năng lượng Mặt Trời dân dụng.
Ông Fabby cũng đề xuất chính phủ xem xét cung cấp các ưu đãi cho ngành sản xuất nguyên liệu pin Mặt Trời.
Về phần mình, Giám đốc điều hành Hiệp hội Năng lượng Tái tạo Indonesia (METI) Paul Butarbutar đánh giá rằng việc tăng cường sử dụng pin Mặt Trời trên mái nhà sẽ thu hút đầu tư vào sản xuất mặt hàng này. Trong khi đó, nhà phân tích Elrika Hamdi thuộc Viện Kinh tế năng lượng và Phân tích tài chính (IEEFA) cho rằng chính phủ cần xem xét thực tế là cần phải có thời gian và nhu cầu ổn định để có thể thiết lập chuỗi cung ứng công nghiệp.Theo bà Elrika, đây là những khía cạnh quan trọng cần xem xét, đặc biệt là khi Indonesia vẫn đang phải nhập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất pin Mặt Trời và vẫn chưa thành lập được ngành công nghiệp nội địa sản xuất biến tần./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ chú trọng sử dụng năng lượng mặt trời
10:22' - 29/08/2021
Công ty đang tiến hành các thủ tục để xây dựng và lắp đặt thêm 2 hệ thống điện mặt trời mặt đất cung cấp cho lưới tự dùng 6.6 kV của Nhà máy điện Phú Mỹ 4 và Phú Mỹ 2.1.
-
DN cần biết
Israel chuẩn bị xây dựng nhà máy pin năng lượng Mặt Trời đầu tiên
09:19' - 16/08/2021
Israel đang xúc tiến kế hoạch xây dựng nhà máy chế tạo tấm pin năng lượng Mặt Trời đầu tiên ở nước này tại thành phố cảng Eilat.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam đang trải qua giai đoạn "bùng nổ năng lượng Mặt Trời"
19:14' - 01/05/2021
Trước dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, nhiều công ty năng lượng lớn đã chớp thời cơ và đầu tư mạnh vào hệ thống năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Khánh thành Nhà máy năng lượng mặt trời Phù Mỹ
14:45' - 09/04/2021
Ngày 9/4/, Công ty Cổ phần Tầm Nhìn Năng Lượng Sạch – Công ty thành viên của BCG Energy trực thuộc Tập đoàn Bamboo Capital đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy năng lượng mặt trời Phù Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13'
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29'
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16'
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.