Indonesia huy động nguồn tài chính Hồi giáo để phát triển cơ sở hạ tầng
Xung quanh vấn đề này, báo “Jakarta Post” số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả Primandanu Febriyan với tựa đề: “Indonesia huy động nguồn tài chính Hồi giáo để phát triển cơ sở hạ tầng”.
Theo bài viết, phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia. Trong những năm gần đây, Chính phủ Indonesia đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường cao tốc, bến cảng, hệ thống đường sắt, đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nhà ở xã hội giá thấp, hệ thống điện giá thấp.
Nhu cầu kinh phí được phản ánh trong Kế hoạch phát triển trung hạn của Chính phủ Indonesia (RPJMN). Dựa trên RPJMN, các chuyên gia ước tính Indonesia sẽ cần đến 5.519 tỷ rupiah để phát triển cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2015-2019.
Tuy nhiên, nguồn ngân sách nhà nước chỉ có thể cung cấp 2.216 tỷ rupiah (tương đương với khoảng 40% nguồn ngân sách cho các dự án phát triển này). Phần còn lại, Indonesia huy động từ ngân sách nhà nước đạt khoảng 545.000 tỷ rupiah (tương đương khoảng 10%); từ doanh nghiệp nhà nước đạt 1.066 tỷ rupiah (tương đương khoảng 20%) và từ khu vực tư nhân đạt 1.692 tỷ rupiah (tương đương khoảng 30%).
Còn theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Indonesia cần ít nhất 450 tỷ USD để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020.
Với kinh phí hạn hẹp, Indonesia đối mặt với không ít khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Tình huống đòi hỏi nước này đổi mới nguồn tài chính. Cho đến nay, trong việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, Indonesia vẫn dựa vào nguồn vốn truyền thống từ ngân hàng.
Do bản chất của tài sản cơ sở hạ tầng là dài hạn, trong khi các khoản vay từ ngân hàng là từ ngắn đến trung hạn, việc quá phụ thuộc vào các ngân hàng khi huy động tiền cho những dự án dài hạn là không phù hợp và tạo ra nguy cơ không đủ thời gian đáo hạn. Do đó, các nguồn tài chính thay thế là cần thiết để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong bối cảnh này, nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng có thể được huy động bằng các kênh vốn khác nhau, có các cấu trúc và công cụ tài chính khác nhau. Do tính chất của các dự án cơ sở hạ tầng thông thường đòi hỏi nguồn tài chính quy mô lớn và dài hạn, gần đây có nhiều ý kiến đề cập đến nguồn vốn trái phiếu Hồi giáo (hay còn gọi là sukuk).
Phương pháp huy động vốn thông qua sukuk đã trở thành một phần không thể tách rời của nền tài chính Hồi giáo và là trụ cột quan trọng để đáp ứng nhu cầu tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Lĩnh vực cơ sở hạ tầng thực tế đã nhận được nhiều tiền từ quỹ sukuk trên phạm vi toàn cầu. Trong quá khứ, không chỉ các quốc gia Hồi giáo mà cả các quốc gia không phải là Hồi giáo đã khai thác thị trường sukuk để huy động vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Chẳng hạn, năm 2013, Nigeria và Senegal đã nhận được các khoản đầu tư từ sukuk để phát triển cơ sở hạ tầng của mình. Vào năm 2014, Vương quốc Anh đã trở thành chính phủ phương Tây đầu tiên nhận được vốn từ sukuk để phát triển cơ sở hạ tầng.
Ngày càng có nhiều người công nhận rằng tài chính Hồi giáo có thể là giải pháp khả thi thay cho tài chính thông thường. Thị trường sukuk thực tế đã tiến hành nhiều hoạt động gây quỹ và đầu tư. Nguồn tài chính này phù hợp để bù đắp cho các khoản tài chính dài hạn và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững.
Đầu tư phát triển sở hạ tầng là chìa khóa để Indonesia đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, trong đó nguồn tài chính Hồi giáo như sukuk có tiềm năng cung cấp một giải pháp thay thế cho các nguồn tài chính cơ sở hạ tầng thông thường.
Sự đóng góp của sukuk cho phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia mở ra những hướng mới như: Thứ nhất, sukuk có thể có phân khúc thị trường rộng hơn so với các sản phẩm thông thường vì nó nhắm mục tiêu đến cả các nhà đầu tư thông thường và đầu tư cho các quốc gia Hồi giáo (sharia).
Thứ hai, có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước và các công ty con của họ. Doanh nghiệp nhà nước có thể đóng vai trò đáng kể vào thị trường sukuk của Indonesia để phát triển lớn hơn.
Đặc biệt là khi Chính phủ Indonesia đang tích cực khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng, trong trường hợp đó, các doanh nghiệp nhà nước có thể phối hợp cùng các quỹ phát hành sukuk để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ ba, việc phát triển cơ sở hạ tầng cần đến nguồn vốn dài hạn, do đó sukuk là công cụ thích hợp để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn này sẽ không tạo ra bong bóng bất động sản bởi việc phát hành sukuk được đảm bảo bởi một tài sản thế chấp nhất định.
Cuối cùng, với chính sách ưu đãi, Chính phủ Indonesia đã ban hành Quy định số 11/2014 về OJK Levies, trong đó quy định lệ phí đăng ký chào bán ra công chúng với mức là 0,05% tổng số tiền phát hành hoặc tối đa là 750 triệu rupiah.
Đặc biệt đối với nguồn tài chính từ susuk, mức phí tối đa chỉ giới hạn là 150 triệu rupiah cho một lần phát hành./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Doanh nghiệp tôn thép gặp khó khi xuất khẩu sang Indonesia
18:47' - 17/06/2017
Nhiều doanh nghiệp tôn thép trong nước cho rằng, quyết định của Indonesia nhằm hạn chế nhập khẩu sắt thép gây ra những bất hợp lý và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu vào Indonesia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Indonesia trong cung cấp than
16:14' - 16/06/2017
Số lượng than nhập khẩu ngày càng gia tăng sẽ mở cơ hội cung cấp than của Indonesia cho Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chủ động trong xu hướng tái cơ cấu nợ toàn cầu
05:55' - 15/06/2017
Những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động khiến Indonesia đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là vấn đề tái cơ cấu nợ.
-
Kinh tế Thế giới
Google kết thúc tranh cãi về thuế với Indonesia
19:01' - 13/06/2017
Indonesia đã đạt được thỏa thuận với Google về việc trả tiền thuế, kết thúc cuộc tranh cãi kéo dài từ năm ngoái giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tìm kiếm vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc
05:30' - 07/06/2017
Indonesia đang tìm kiếm khoản đầu tư trị giá 28 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu xây dựng hàng trăm dự án cơ sở hạ tầng của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài
06:30' - 04/06/2017
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất của ASEAN, đang tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực không mấy sáng sủa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.