Indonesia kết luận cuối cùng về điều tra tự vệ sợi bông nhập khẩu
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 24/5/2025, Ủy ban Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận được Thông báo của Chính phủ Indonesia về Kết luận cuối cùng vụ việc điều tra tự vệ đối với sợi làm từ bông nhập khẩu.
Cụ thể, Ủy ban Tự vệ của Indonesia (KPPI) đã kết luận có sự gia tăng đáng kể lượng nhập khẩu cả về tuyệt đối và tương đối sản phẩm sợi bông vào Indonesia là nguyên nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa.
Trước đó, KPPI đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ vào ngày 27 tháng 10 năm 2023. Sản phẩm bị đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ sợi làm từ bông (cotton yarn) được phân loại theo mã HS 5204.11.10, 5204.19.00, 5204.20.00, 5205.11.00, 5205.12.00, 5205.21.00, 5205.22.00, 5205.24.00, 5205.26.00, 5205.32.00, 5205.41.00, 5205.42.00, 5205.43.00, 5205.47.00, 5205.48.00, 5206.11.00, 5206.12.00, 5206.14.00, 5206.21.00, 5206.23.00, 5206.24.00, 5206.25.00, 5206.31.00, 5206.32.00, 5206.33.00, 5206.42.00 và 5206.45.00. Giai đoạn điều tra là từ năm 2019 đến 2022 và sau đó trong quá trình điều tra được cập nhật lại từ năm 2021 đến 2024. Về mặt tuyệt đối, trong giai đoạn từ 2021 - 2024, lượng nhập khẩu đã tăng 7,3%. Mặc dù có sự sụt giảm từ năm 2022 đến 2023 tuy nhiên nhập khẩu đã phục hồi và tăng trong năm 2024.Cùng đó, về mặt tương đối có sự gia tăng đột biến về lượng hàng nhập khẩu so với sản lượng sản xuất trong nước trong giai đoạn điều tra, từ 100 điểm chỉ số vào năm 2021 tăng lên 122 điểm vào năm 2022, tiếp tục tăng lên 176 điểm vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 195 điểm vào năm 2024. Trong giai đoạn 2021–2024, lượng nhập khẩu so với sản lượng quốc gia đã tăng 26,70%.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Việt Nam chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất vào Indonesia trong năm 2024, chiếm 42,94% tổng lượng nhập khẩu. Các quốc gia khác có thị phần nhập khẩu vượt quá 3% trong năm 2024 bao gồm: Trung Quốc (26,88%), Ấn Độ (11,85%), Malaysia (4,15%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,43%) và các quốc gia thành viên khác với tổng thị phần là 2,89%. Với lượng nhập khẩu lớn nhất, Việt Nam không đủ điều kiện được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ. KPPI kết luận rằng sự gia tăng nhập khẩu trên là kết quả của những diễn tiến không lường trước được như sự đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch COVID- 19, sự dịch chuyển nhà máy sản xuất sợi bông từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, chính sách hạn chế xuất khẩu bông thô của Ấn Độ dẫn tới tăng lượng sản xuất và xuất khẩu sợi bông từ nước này, chính sách cấm nhập khẩu sợi bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vào Hoa Kỳ dẫn tới lượng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Indonesia tăng đột biến. Theo Kết luận của KPPI, sự gia tăng hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Indonesia, thể hiện ở các yếu tố như sụt giảm thị phần, sản lượng sản xuất, bán hàng nội địa, giảm công suất và việc làm, tăng thua lỗ tài chính…Ngoài ra, KPPI cũng xác định rằng thiệt hại nêu trên trực tiếp gây ra bởi sự gia tăng hàng nhập khẩu mà không phải các nguyên nhân khác. Trên cơ sở đó, KPPI đề xuất Chính phủ Indonesia áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức thuế tuyệt đối đối với sợi bông nhập khẩu trong 3 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 thuế 13.419 rupiah/kg; giai đoạn 2: thuế 12.614 rupiah/kg; giai đoạn 3: thuế 11.809 rupiah/kg. Ngoài ra, KPPI đề xuất thời gian áp dụng biện pháp là sau khi công bố lệnh áp thuế của Bộ Tài chính Indonesia lên công báo. Bên cạnh đó, KPPI đề nghị các bên quan tâm gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản trong vòng 7 ngày kể từ ngày KPPI thông báo kết luận cuối cùng.Tất cả các yêu cầu bằng văn bản phải được gửi bằng công văn bản cứng và dưới phương thức điện tử, cần chỉ ra tên, địa chỉ, email, điện thoại của bên yêu cầu tham vấn. Đáng lưu ý, tham vấn dự kiến được tổ chức trực tuyến.
Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi biện pháp tự vệ nghiên cứu kỹ Kết luận cuối cùng của Indonesia, có bình luận và yêu cầu tham vấn gửi KPPI và tham gia tham vấn trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để giảm thiểu tác động từ biện pháp tự vệ.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách hưởng miễn trừ tự vệ với thép
19:01' - 22/05/2025
Cơ quan Phòng vệ thương mại của Vương quốc Anh (TRA) đã thông báo điều chỉnh danh sách các nước đang phát triển hưởng miễn trừ và thay đổi hạn ngạch thuế quan biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về sử dụng bảng kê thu mua nguyên liệu
21:11' - 27/07/2025
Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp C/O không bắt buộc có giấy xác nhận của địa phương.
-
DN cần biết
Động lực giữ chân dòng vốn FDI
17:06' - 27/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2025, Bắc Ninh thu hút FDI đứng thứ 2 toàn quốc sau thành phố Hà Nội.
-
DN cần biết
Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
15:17' - 26/07/2025
Từ ngày 24/7 - 31/8, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh sẽ được điều chỉnh thử nghiệm thời gian thông quan bắt đầu từ 7 - 18 giờ 00 phút.
-
DN cần biết
TP. Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc về thuế và hải quan cho doanh nghiệp
15:11' - 25/07/2025
Đại diện Thuế TP. Hồ Chí Minh, Hải Quan khu vực II đã giải đáp những quy định liên quan đến tờ khai hải quan, tài sản của doanh nghiệp trong khu công nghiệp...
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11' - 24/07/2025
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.