Indonesia: Thiết bị cảm biến không phát hiện các đợt sóng thần
Đây là một trong những lý do dẫn đến việc người dân mất cảnh giác và dẫn tới hậu quả thảm khốc là sóng thần sau đó tấn công bờ biển phía Đông Bắc đảo Sulawesi, khiến gần 400 người thiệt mạng, hơn 500 người bị thương và hàng nghìn người mất nhà cửa.
Trong ngày 28/9, BMKG đã dỡ bỏ cảnh báo sóng thần sau 34 phút kể từ khi ban bố cảnh báo đầu tiên. Dư luận Indonesia đã đặt nhiều câu hỏi về việc tại sao cảnh báo được dỡ bỏ quá sớm như vậy.
Trong một tuyên bố, BMKG cho biết đã thực hiện đúng quy trình chuẩn và đã dỡ bỏ cảnh báo dựa trên phân tích số liệu thu được từ thiết bị cảm biến thủy triều gần khu vực bị ảnh hưởng động đất gần nhất. Cụ thể, thiết bị này cách Palu khoảng 200 km.
Người đứng đầu Trung tâm Động đất và sóng thần của BMKG Rahmat Triyono cho biết: "Chúng tôi không có số liệu theo dõi tại Palu.
Do đó chúng tôi đã phải sử dụng những dữ liệu chúng tôi có và đưa ra quyết định dựa trên đó". Theo ông, thiết bị cảm biến chỉ ghi nhận được một đợt sóng "không đáng kể", cao khoảng 6 cm và không dò được những đợt sóng lớn gần Palu. Hiện chưa rõ liệu các đợt sóng thần xuất hiện trước hay sau khi cảnh báo được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, theo ông Triyono, "dựa vào các đoạn ghi hình chia sẻ trên mạng truyền thông xã hội, chúng tôi ước tính sóng thần xảy ra trước khi cảnh báo chính thức được dỡ bỏ".
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu địa vật lý của Đại học Oxford Baptiste Gombert cũng cho biết việc trận động đất tại Palu gây ra sóng thần là điều "ngạc nhiên". Theo ông, có thể đã xảy ra một vụ dịch chuyển tầng địa chất dưới đáy biển dẫn đến hiện tượng sóng thần.
Ngoài việc cảnh báo sóng thần được dỡ bỏ sớm, việc khu vực bị mất điện và hệ thống liên lạc bị gián đoạn cũng khiến các cảnh báo liên tục được gửi qua tin nhắn không đến được với người dân. Bên cạnh đó, không có còi báo động ở dọc bờ biển này.
Chiều 28/9, tỉnh Trung Sulawesi của Indonesia đã liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh 6,1 độ Richter và 7,5 độ Richter, làm rung chuyển cả khu vực.
Các trận động đất này đã gây ra sóng thần, cướp đi sinh mạng hàng trăm người, phá hủy nhiều nhà cửa, công trình xây dựng trong khu vực.
Đến tối 29/9, đã có 384 người thiệt mạng, 29 người mất tích và 540 người bị thương do các trận động đất và sóng thần gây ra ở tỉnh Trung Sulawesi./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Indonesia nỗ lực nối lại đường hàng không tới vùng động đất sóng thần
18:43' - 29/09/2018
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Bộ Giao thông Vận tải nước này đang nỗ lực cao nhất nhằm nối lại hoạt động hàng không tại sân bay Mutiara Sis Al Jufri ở thành phố Palu.
-
Đời sống
Động đất, sóng thần tại Indonesia: Sinh viên Việt Nam ở Palu đều an toàn
17:57' - 29/09/2018
Sau động đất, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia vẫn giữ liên hệ chặt chẽ với 10 sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường Đại học Tadulako ở thành phố Palu thuộc Sulawesi.
-
Đời sống
Động đất, sóng thần tại Indonesia: Nhiều khu vực vẫn bị cô lập
17:24' - 29/09/2018
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, đến chiều 29/9, nhiều khu vực vẫn bị cô lập sau động đất sóng thần do hệ thống thông tin liên lạc chưa khôi phục được và các tuyến vận tải đường bộ bị hư hại.
-
Đời sống
Tổng thống Indonesia trực tiếp chỉ đạo cứu hộ nạn nhân động đất sóng thần
15:28' - 29/09/2018
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, các hoạt động cứu hộ, cứu trợ sau trận động đất gây sóng thần đang được Indonesia triển khai hết sức khẩn trương.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Sắm Tết kiểu mới tại Siêu hội chợ Xuân lớn nhất Việt Nam
10:19'
Trong dòng người đổ về Ocean City tham gia Lễ hội Ánh sáng phương Đông, có không ít các gia đình mang theo mục đích chính là mua sắm Tết.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 22/1
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 22/1 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 22/1, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 1, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc), ít nhất 44 người bị thương
19:45' - 21/01/2025
Một trận động đất có độ lớn 6,4 xảy ra ở phía Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc) rạng sáng 21/1, làm hư hại các tòa nhà và làm ít nhất 44 người bị thương.
-
Đời sống
Chùa Tam Chúc: Điểm đến mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
16:19' - 21/01/2025
Khu du lịch Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, cách TP Phủ Lý khoảng 12 km, trên quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Hà Nội.
-
Đời sống
Xuân Ất Tỵ 2025: Rộn ràng không gian Tết Việt tại Algeria
15:03' - 21/01/2025
Tối 20/1, tại thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã tổ chức chương trình “Xuân Quê hương 2025” đón chào Xuân Ất Ty.
-
Đời sống
Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương
14:17' - 21/01/2025
Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
-
Đời sống
Sóc Trăng trao học bổng Lương Định Của cho gần 400 học sinh tiêu biểu
13:03' - 21/01/2025
Ngày 21/1, tại Sóc Trăng, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức Lễ trao học bổng Lương Định Của khuyến học, khuyến tài cho học sinh, sinh viên vượt khó hiếu học, đạt thành tích cao.
-
Đời sống
Cách "săn vé" concert Anh trai vượt ngàn chông gai từ Techcombank
10:34' - 21/01/2025
Techcombank mang đến thêm cơ hội “săn vé” concert Anh trai vượt ngàn chông gai đêm diễn thứ 3 và thứ 4 vào ngày 22, 23/03/2025 tại The Global City (Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh).
-
Đời sống
Tô thắm tình quân - dân tại vùng biên giới Tây Nam
08:51' - 21/01/2025
Trưởng Ban Chỉ đạo Tết quân - dân tỉnh Kiên Giang cho biết, năm nay là năm thứ 9 Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức các hoạt động “Tết quân - dân” trên địa bàn 8 huyện trong tỉnh.