Kế hoạch chuyển đổi số ngành công nghiệp nhẹ của Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Giáo dục và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Trung Quốc mới đây đã phối hợp ban hành “Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số ngành công nghiệp nhẹ”. Kế hoạch đặt ra mục tiêu, đến năm 2027, tỷ lệ phổ cập công cụ nghiên cứu phát triển và thiết kế số hóa tại các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ trọng điểm đạt khoảng 90%; tỷ lệ số hóa điều khiển công đoạn sản xuất then chốt đạt khoảng 75%; xây dựng khoảng 100 kịch bản ứng dụng tiêu biểu; bồi dưỡng khoảng 60 doanh nghiệp điển hình; soạn thảo và sửa đổi khoảng 50 tiêu chuẩn quốc gia và ngành nghề, từ đó hình thành một loạt thành quả chuyển đổi số.
Các chuyên gia cho rằng, kế hoạch này lấy bồi dưỡng kịch bản ứng dụng số hóa làm đầu mối, ứng dụng sáng tạo công nghệ số làm động lực, xây dựng tiêu chuẩn số hóa và đào tạo nhân tài làm nền tảng, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tuần tự cho ngành công nghiệp nhẹ, tập trung hình thành và phát triển lực lượng sản xuất kiểu mới, cung cấp nền tảng vật chất và kỹ thuật vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa kiểu mới và xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại.
Hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành công nghiệp nhẹ. Ví dụ, Tập đoàn Yili phối hợp với Lenovo Solution Services cùng nhau thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và thông minh hóa, xây dựng mô hình “con người và trí tuệ nhân tạo cùng sáng tạo” dẫn dắt bởi trí tuệ nhân tạo hỗn hợp. Lenovo đã hỗ trợ Yili xây dựng nhiều mô hình dữ liệu, đạt tỷ lệ truyền dẫn dữ liệu chính xác 100%.
Ông Ngụy Đại Sâm, Tổng Giám đốc Inspur Digital Enterprise, nhận định là một ngành công nghiệp truyền thống quan trọng và thiết yếu cho đời sống quốc dân, chuyển đổi số trong công nghiệp nhẹ có ý nghĩa rất lớn. Ngành cần phát huy đầy đủ giá trị của dữ liệu làm động lực, kịch bản làm phương hướng, công nghệ làm nền tảng, và hệ sinh thái làm hỗ trợ. Trong đó, AI là công nghệ chiến lược và cơ sở dẫn dắt tương lai, thúc đẩy đổi mới ứng dụng thông minh, mang đến phương thức tương tác mới, mức độ tự động hóa cao hơn, năng lực ra quyết định thông minh mạnh mẽ hơn, từ đó bơm thêm động năng mới cho quá trình chuyển đổi số của ngành công nghiệp nhẹ.
Ông Vương Túc, Phó Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Công nghiệp Tiêu dùng thuộc Viện Nghiên cứu công nghiệp Trung Quốc (CCID) cho rằng từ chuỗi ngành, công nghệ AI có thể giúp tăng cường mạnh mẽ năng lực thiết kế thông minh sản phẩm, thực hiện quản lý phối hợp chính xác chuỗi cung ứng, đồng thời trang bị thêm chức năng thông minh cho sản phẩm. Khi các kịch bản tiêu dùng của người dân ngày càng đa dạng, các kịch bản ứng dụng trong ngành ngày càng được khai thác sâu, chất lượng dữ liệu cao cùng với các mô hình lớn chuyên ngành tiếp tục phổ biến, tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông minh trong công nghiệp nhẹ sẽ tiếp tục gia tăng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, năng lực dẫn dắt công nghệ và bố trí chủ động, đồng thời tăng cường độ bền vững và an toàn cho chuỗi cung ứng.
Đại diện Cục Công nghiệp tiêu dùng thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, cơ quan này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nòng cốt trong các ngành điện tử gia dụng, đồ nội thất, chiếu sáng... dựa trên các kịch bản cụ thể để phát triển các mô hình dữ liệu, thử nghiệm và xác minh ứng dụng, xây dựng loạt kịch bản ứng dụng công nghệ AI trong lĩnh vực sản xuất thông minh, nhà ở thông minh. Đồng thời, khuyến khích các hiệp hội ngành nghề, viện nghiên cứu... tích cực phổ cập hóa ứng dụng công nghệ AI theo từng kịch bản, chú trọng phát triển các ứng dụng trong sản xuất như thiết kế phối hợp, sản xuất thông minh, kiểm tra trực tuyến, bảo trì dự phòng, tiếp thị thông minh, cũng như các ứng dụng tiêu dùng như nhà ở thông minh, thiết bị đeo thông minh, phương tiện di chuyển thông minh, chăm sóc người già thông minh...
Bên cạnh đó, kế hoạch nhấn mạnh lấy kịch bản làm đầu mối để dẫn dắt chuyển đổi số trong công nghiệp nhẹ. Ông Hứa Tĩnh, Trợ lý Nghiên cứu viên Viện CCID cho rằng ngành công nghiệp nhẹ bao gồm 58 phân ngành trung cấp và 206 phân ngành nhỏ của nền kinh tế quốc dân, vừa bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống điển hình, vừa bao gồm các ngành công nghiệp công nghệ mới, đòi hỏi kỹ thuật cao. Các lĩnh vực nhỏ trong ngành có sự khác biệt lớn về đặc điểm thiết bị quy trình và nền tảng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đặc biệt, một số ngành như điện tử gia dụng, xe đạp điện có tính chất số hóa – thông minh cao, chuỗi giá trị dài, kịch bản ứng dụng phong phú, vì thế kịch bản làm động lực là điểm then chốt và nội sinh cho quá trình chuyển đổi số.
Hiện nay, trong quá trình chuyển đổi số ngành công nghiệp nhẹ của Trung Quốc đã xuất hiện nhiều kịch bản sáng tạo. Ví dụ: Tập đoàn Luhua dựa trên phần mềm Inspur Haiyue xây dựng nền tảng số hóa, giảm từ 11 bước vận hành phức tạp trong bán hàng xuống còn một bước nhấn chuột, hỗ trợ vận hành phối hợp hóa liên vùng, liên tổ chức, liên ngành, đồng thời sáng tạo mô hình bán hàng trực tuyến – ngoại tuyến tương tác tích cực.
Ông Trương Sùng Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp nhẹ Trung Quốc cho biết, đơn vị này sẽ tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chiến lược quốc gia về chất lượng, sử dụng công nghệ số hóa và thông minh hóa tăng cường quản lý chất lượng, hoàn thiện hệ thống truy xuất vòng đời toàn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, tiếp tục tổ chức bình chọn nhóm quản lý chất lượng xuất sắc, đội nhóm sản xuất đáng tin cậy và nhà quản lý chất lượng xuất sắc, phổ cập hóa các điển hình chuyển đổi số, thúc đẩy nâng cao trí tuệ và hiệu quả cho toàn ngành.
Ông Vương Túc kiến nghị, cần kiên trì lấy kịch bản dẫn dắt kết hợp vấn đề làm trung tâm, nhắm trúng xu hướng nâng cấp tiêu dùng và công nghiệp kép, tăng cường phối hợp cung - cầu, khai thông hiệu quả vòng tuần hoàn “công nghệ - kịch bản - ngành nghề”, nhanh chóng bồi dưỡng một loạt nhà cung cấp dịch vụ chất lượng và giải pháp tiên tiến, thích ứng và dễ ứng dụng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cần kiên trì phương châm phát triển tích hợp và an toàn, đẩy nhanh quy mô hóa ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, thúc đẩy đồng bộ chuyển đổi của các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong chuỗi ngành, nâng cao mức độ an toàn nội tại của sản phẩm.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc xoay trục xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ
14:37' - 13/04/2025
Một số doanh nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau tại Trung Quốc cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng nhất định từ chính sách thuế mới của Mỹ, nhưng họ vẫn tự tin có thể vượt qua thách thức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump cập nhật tiến độ đàm phán thương mại với các đối tác
10:08'
Ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang tiến rất gần đến một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và có khả năng đạt được thỏa thuận với châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ có thể khiến kinh tế Italy thiệt hại nặng
09:16'
Việc Mỹ áp dụng mức thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu có nguy cơ khiến Italy thiệt hại 37,5 tỷ euro (43,5 tỷ USD), và việc đồng USD mất giá cũng cần được tính đến trong bối cảnh này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế mới với hơn 150 quốc gia
08:15'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gửi thư thông báo áp thuế đến hơn 150 quốc gia, gây sức ép buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại để tránh mức thuế cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài cuối: Hong Kong (Trung Quốc): Bước chuyển mình ngoạn mục!
08:15'
Từ một làng chài nhỏ, Hong Kong (Trung Quốc) đã vươn mình thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, duy trì vị thế nhờ chính sách kinh tế mở, liên kết vùng và chiến lược thu hút nhân tài.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm 0,25 điểm phần trăm tăng trưởng GDP của Đức
07:00'
IMK cảnh báo mức thuế 30% mà Tổng thống Mỹ đề xuất với hàng nhập khẩu từ EU có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của Đức khoảng 0,25 điểm phần trăm trong cả năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia nào dễ bị ảnh hưởng nhất nếu Tổng thống Mỹ áp mức thuế 100%?
14:49' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 100% lên đối tác thương mại của Nga nếu quốc gia này không đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36' - 16/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Bessent làm Chủ tịch Fed
07:31' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là một trong những phương án có thể thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.