Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản cuối năm
Thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch thực hiện.
Mục tiêu của ngành là tập trung khôi phục, phát triển các hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, gắn với đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản. Ngành phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của ngành như: tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2021 đạt từ 2,5-2,8%; sản lượng lúa đạt trên 43,5 triệu tấn; sản lượng thịt hơi các loại trên 6,2-6,5 triệu tấn; tổng sản lượng thủy sản trên 8,6 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu nông sản trên 44 tỷ USD…; đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là dịp Tết Nguyên đán năm 2022. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục triển khai, giám sát, đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP), đảm bảo tiến độ và hiệu quả, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc bộ và Bộ Tài chính xây dựng, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Các đơn vị chức năng sẽ hướng dẫn địa phương điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông lâm thủy sản, mùa vụ phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch bệnh COVID-19, nhằm bảo đảm vừa phòng chống dịch, thiên tai hiệu quả, vừa cung ứng đủ lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu. Đồng thời tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc quy định trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, như hình thức đánh giá trực tuyến thay đánh giá trực tiếp hoặc gia hạn tối đa 6 tháng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định chỉ định đã hết hạn... Trong lĩnh vực trồng trọt, Cục Trồng trọt sẽ địa phương triển khai sản xuất vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc; xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 phù hợp với điều kiện thời tiết và công tác phòng dịch ở từng địa phương; đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, để đảm bảo vụ Đông, vụ Đông xuân được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Cục Trồng trọt tiếp tục nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng để có đề xuất chỉ đạo rải vụ các đối tượng cây trồng phù hợp với thị trường tiêu thụ, có hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi sẽ chủ động chuẩn bị tốt các phương án đẩy mạnh sản xuất, thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung cấp đủ nguồn cung thực phẩm chăn nuôi trong các tháng cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Phối hợp, hướng dẫn các địa phương phía Bắc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm; cùng các địa phương phía Nam tập trung hỗ trợ khôi phục sản xuất, tiêu thụ. Cục Chăn nuôi phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, địa phương, doanh nghiệp triển khai các giải pháp tăng nguồn cung, ổn định giá vật tư, con giống, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân yên tâm tái đàn, phục hồi sản xuất. Tổng cục Thủy sản hướng dẫn địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời sản xuất giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, nhằm vừa đảm bảo về phòng chống dịch bệnh, vừa đẩy nhanh phục hồi sản xuất. Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh ảnh hưởng của COVID-19. Hỗ trợ người nuôi phục hồi sản xuất, không để xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vào những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Với khai thác hải sản, Tổng cục Thủy sản dự báo ngư trường, tình hình khai thác hải sản của ngư dân trên các vùng biển để kịp thời hướng dẫn, tham mưu chỉ đạo sản xuất vụ cá Bắc và hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, Cục Thú y sẽ phải tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh trên gia súc, gia cầm, bệnh trên thủy sản, hạn chế tối đa thiệt hại, bảo đảm sản lượng thịt các loại, sản lượng thủy sản. Cục Bảo vệ thực vật bám sát đồng ruộng, đảm bảo kịp thời xử lý sinh vật gây hại phát sinh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng mã số vùng trồng, mã số đơn vị đóng gói sản phẩm trồng trọt, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm. Để đảm bảo lưu thông thông suốt, hiệu quả an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ, 2 Tổ công tác của Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, doanh nghiệp, hiệp hội để nắm bắt khó khăn, vướng mắc của chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản tại các địa phương; kịp thời tham mưu triển khai ngay những giải pháp. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thường xuyên tổng hợp và cập nhật tình hình sản xuất, cân đối cung cầu nông sản đáp ứng nhu cầu tăng cao vào những tháng cuối năm, dịp lễ tết; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để nắm bắt thông tin thị trường, thông tin kịp thời đến địa phương, doanh nghiệp các cảnh báo, quy định mới của thị trường xuất khẩu. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cung cấp các thông tin quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Đẩy mạnh hoạt động “Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực”./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Kích cầu tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử
10:48' - 09/10/2021
Nhờ kết hợp giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống, việc ứng dụng công nghệ đã phát huy tối đa được lợi thế, tăng tính hiệu quả và tối ưu hóa được các khâu trong lưu thông hàng hoá.
-
Thị trường
Nông sản thứ 2 của Việt Nam có "Giấy thông hành" vào Nhật Bản
21:10' - 07/10/2021
Chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận được bảo hộ tại Nhật Bản có thể nói như "Giấy thông hành" để vào thị trường Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Khôi phục sản xuất nông sản sau đại dịch COVID-19
14:25' - 02/10/2021
Nằm ở khu vực sông Tiền, Tiền Giang có ngành trồng trọt phát triển mạnh với khoảng 63.000 ha đất trồng lúa, trên 50.000 ha rau màu và trên 80.000 ha đất trồng cây ăn quả đặc sản.
-
Hàng hoá
Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản sau giãn cách
14:55' - 29/09/2021
Để hỗ trợ người dân sản xuất và tiêu thụ nông sản, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản tăng cường kiểm soát lưu thông, di chuyển giữa các vùng trong lộ trình trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21'
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38' - 25/11/2024
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27' - 25/11/2024
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.