Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa
Chiều ngày 9/12, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã phối hợp với Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp, khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh tổ chức diễn đàn "Cơ hội kết nối và đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa" tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời gian qua, Sở Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn; trong đó, xây dựng mối liên kết doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực là giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư đa quốc gia cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.
Liên quan đến cơ chế chính sách đối với ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng quản lý đầu tư, Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (HEPZA) cũng cho hay, thành phố không ngừng nỗ lực tạo quỹ đất, cơ sở hạ tầng; trong đó, quy hoạch 3 khu công nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ.
Riêng những khu chế xuất - khu công nghiệp còn ít quỹ đất, HEPZA khuyến khích nhà đầu tư xây dựng nhà xưởng cao tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ có thể phát triển sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nguồn lực và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng.
Cùng với đó, HEPZA tăng cường kết nối doanh nghiệp với đối tác, thị trường như: Cung cấp danh sách những đơn vị có thể cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho nhiều đơn vị xúc tiến tại tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài. Thông qua phối hợp với Sở Công Thương, HEPZA cũng thúc đẩy đa dạng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực thủ tục hành chính, tiếp cận nguồn vốn, cơ chế chính sách ưu đãi, chương trình tư vấn...
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, do năng lực của những doanh nghiệp này còn hạn chế, thiếu kết nối thị trường, nhất là bị gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19 nên phải xoay sở để tìm kiếm khách hàng cũng như cơ hội thị trường mới.
Theo ông Robert Green, Phó Tổng lãnh sự Hoa kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp cần linh hoạt hơn để tận dụng cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Các tổ chức xúc tiến cũng phải thúc đẩy kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp đầu chuỗi cung ứng. Vì vậy, dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do USAID tài trợ tạo ra cơ hội thị trường, đẩy mạnh thương mại tự do với phương châm các bên cùng có lợi và diễn đàn lần này là một trong những hoạt động thuộc dự án.
Để tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với chuỗi cung ứng toàn cầu cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp ở mọi ngành nghề, lĩnh vực; trong đó, doanh nghiệp đầu chuỗi sẽ giữ vai trò dẫn dắt, định hướng và tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, ngành nghề, lĩnh vực đang có tiềm năng phát triển.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Jeff Nessim, Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật, công ty Techtronic Industries (TTI) Việt Nam cho biết, tập trung sản xuất sản phẩm, thiết bị sử dụng trong hộ gia đình bên cạnh những dòng máy móc, dụng cụ cầm tay đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường toàn cầu. Việc đầu tư hơn nửa tỷ USD vào Việt Nam cho thấy TTI đánh giá đây là thị trường tiềm năng và là điểm đến hấp dẫn.
TTI đang có sự chuyển dịch các nhà máy từ khu vực Bắc Mỹ sang những khu vực khác như châu Á và hiện tại TTI đã có một nhà máy tại khu công nghệ cao ở Tp. Hồ Chí Minh. Đây không chỉ đánh dấu sự tham gia của TTI vào thị trường Việt Nam mà còn thể hiện sự gắn kết với doanh nghiệp địa phương và tìm kiếm nhà cung cấp nội địa. Hiện nay, nhà máy TTI Việt Nam đã triển khai đầu tư khu vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển với mong muốn dịch chuyển thêm nhiều hoạt động vào Việt Nam.
Nhiều tập đoàn đa quốc gia khác cho hay, họ mong muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam và gia tăng hoạt động liên kết với nhà cung cấp địa phương để có thể phát triển sản xuất, kinh doanh nhanh chóng và bền vững. Đồng thời, đánh giá cao vai trò của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã tạo ra hành lang pháp lý, quy trình thủ tục hành chính... trong thời gian gần đây./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát chặt việc phòng, chống dịch của các doanh nghiệp vận tải
18:22' - 09/12/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam
18:01' - 09/12/2020
Có tới 15 trong tổng số 30 doanh nghiệp nhận trợ cấp từ Chính phủ Nhật Bản để chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Công nghệ
Malaysia đẩy mạnh số hóa để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
12:46' - 09/12/2020
Thủ tướng Malaysia Muhyddin Yassin nhấn mạnh, quá trình số hóa sẽ được đẩy mạnh và trọng tâm sẽ được đặt vào phát triển nền kinh tế số nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch.
-
Thị trường
Trên 170 doanh nghiệp tham gia Triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo 2020
10:56' - 09/12/2020
Trong 3 ngày diễn ra triển lãm, các doanh nghiệp tham gia sẽ giới thiệu các sản phẩm chủ đạo, với những công nghệ mới nhất ra thị trường; các thương hiệu lớn như Toyota, Trường Hải
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cước vận tải đang hạ nhiệt
13:27'
Theo các cơ quan chức năng, cước vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển cũng đã bắt đầu có xu hướng giảm sau khi giá xăng dầu giảm 5 lần liên tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ nút thắt để vận hành tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội vào cuối năm
12:48'
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hà Nội đang nỗ lực sớm đưa đoạn tuyến trên cao đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vào vận hành vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành xi măng đáp ứng yêu cầu xây dựng dự án công nghiệp lớn
11:49'
Đến nay, Việt Nam tự sản xuất đủ xi măng phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu. Riêng VICEM, là doanh nghiệp xi măng lớn nhất Đông Nam Á có công suất 33 triệu tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Nam tìm giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
11:46'
Đến giữa tháng 8/2022 tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 2.342 tỷ đồng, trên tổng số 6.285 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2022, đạt trên 38%.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạm phát “níu” xuất khẩu gỗ
11:09'
Tình hình kinh tế các quốc gia trên thế giới rơi vào lạm phát trong những tháng qua đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam; trong đó, có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải có tân Thứ trưởng
20:42' - 17/08/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có quyết định về nhân sự Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và bao trùm tỉnh Thừa Thiên - Huế
20:33' - 17/08/2022
Ngày 17/8, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ký kết Bản ghi nhớ về thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược vì sự phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ
20:08' - 17/08/2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Hữu Hùng giữ chức Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM
19:19' - 17/08/2022
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 250/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.