Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản
Sự kiện do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp cùng với chính quyền tỉnh Fukuoka, Tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế Kyushu tổ chức.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, tham dự Diễn đàn, có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Vũ Chi Mai, Thống đốc tỉnh Fukuoka Hatori Seitaro, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Fukuoka Kohara Katsuji, cùng gần 400 đại biểu là lãnh đạo và đại diện các địa phương của Việt Nam, khu vực Kyushu và các doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Diễn đàn là sự kiện thiết thực, ý nghĩa nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.Trong bối cảnh Việt Nam đối diện với thách thức căn bản là chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững hơn, cân bằng hơn, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và với Kyushu nói riêng không chỉ là trao đổi hàng hóa, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, hay giao lưu văn hóa, mà còn thông qua tất cả các hình thức hợp tác đó, tiếp thu triết lý phát triển hài hòa của Kyushu, áp dụng một cách sáng tạo cho các địa phương Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng bày tỏ mong muốn Việt Nam và Nhật Bản nói chung và Việt Nam - Kyushu nói riêng sẽ trở thành hình mẫu của quan hệ đối tác phát triển trên cơ sở triển khai hiệu quả các khuôn khổ, dự án hợp tác đầu tư - thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chiến lược, bảo đảm an ninh lương thực và chuyển đổi năng lượng.Bà Vũ Chi Mai, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, nhấn mạnh trong những năm gần đây, Nhật Bản đang thúc đẩy chính sách chuyển dịch chuỗi cung ứng đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Diễn đàn lần này sẽ là là kênh xúc tiến thương mại thực chất, tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp hai nước kết nối một cách bền vững, tăng giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.
Về phía Nhật Bản, ông Hattori Seitaro, Thống đốc tỉnh Fukuoka cho biết doanh nghiệp của Fukuoka rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Theo một khảo sát do cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh tiến hành, Việt Nam đứng thứ hai trong số các thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp Fukuoka quan tâm và muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thống đốc Hattori Seitaro bày tỏ mong muốn, Diễn đàn sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp của Việt Nam và khu vực Kyushu kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Trong phiên làm việc buổi chiều, đại diện các địa phương gồm Cà Mau, Bắc Giang, Điện Biên, Hải Dương, Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên và Vĩnh Long đã lần lượt giới thiệu tiềm năng, các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài và trực tiếp trả lời câu hỏi từ phía địa phương, doanh nghiệp của Nhật Bản.Phía Nhật Bản đánh giá cao tiềm năng đầu tư của các địa phương của Việt Nam. Đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế Kyushu, cho biết Việt nam có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, làm việc chăm chỉ, các địa phương của Việt Nam cũng đang nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư và nhận được sự quan tâm cao của các doanh khu vực Kyushu. Các lĩnh vực mà hai bên có triển vọng phát triển mạnh trong thời gian tới đó là thương mại hàng hóa, nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe.
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp hai nước, cơ quan này đã thành lập Văn phòng kết nối giao thương Kyushu tại Hà Nội từ năm 2020 (chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2023 do ảnh hưởng của dịch COVID-19), với hoạt động chính là quảng bá thông tin về khu vực Kyushu, tổng hợp thông tin của Việt Nam và chia sẻ tới các doanh nghiệp, người dân Nhật Bản, tổ chức các sự kiện, triển lãm, giao lưu kinh tế và văn hóa. Khu vực Kyushu nằm ở phía Tây nam Nhật Bản gồm 8 tỉnh, có GDP vào khoảng 4,43 tỷ USD Mỹ, đứng đầu Nhật Bản trong các lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp, chế tạo máy, Y tế, giáo dục, công nghệ thông tin (IT) và chuyển đổi số. Chính phủ Nhật Bản đã chọn khu vực Kyushu làm trọng điểm, tập chung thúc đẩy phát triển kinh tế, để lan tỏa sang các khu vực khác làm bàn đạp phục hồi kinh tế Nhật Bản sau ba năm đại dịch COVID -19. Tiềm năng hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa khu vực này với các địa phương của Việt Nam là rất lớn./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Nhật Bản chi thêm 1,3 tỷ USD củng cố chuỗi cung ứng chip trong nước
08:18' - 07/10/2023
Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho hay chính phủ nước này sẽ cung cấp khoản trợ cấp bổ sung 192 tỷ yen (1,3 tỷ USD) cho nhà máy đặt tại tỉnh Hiroshima của công ty sản xuất chip Mỹ Micron Technology.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhật Bản khẳng định quy trình xả thải từ Fukushima diễn ra an toàn
07:50' - 07/10/2023
Nhật Bản đã bắt đầu đợt xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương lần thứ hai, sau khi đợt xả thứ nhất được thực hiện trong các giới hạn an toàn cho phép từ ngày 24/8-11/9.
-
Thị trường
Mì ăn liền từ Việt Nam "chinh phục" thị trường Nhật Bản
22:06' - 06/10/2023
Thị trường Nhật Bản, nơi được coi là quê hương của mì ăn liền, đang ngày càng mở rộng cửa với các thương hiệu mì ăn liền của các nước châu Á, trong đó đáng chú ý là Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
EVN hợp tác với JERA (Nhật Bản) để khử carbon trong sản xuất điện
09:00' - 06/10/2023
Trong giai đoạn tới, EVN và JERA sẽ phối hợp đưa ra kế hoạch hành động để triển khai các nội dung hợp tác cụ thể, bao gồm: xây dựng lộ trình khử carbon trong các nhà máy nhiệt điện than...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.