Mì ăn liền từ Việt Nam "chinh phục" thị trường Nhật Bản
Mì ăn liền được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1958. Momofuku Ando, người sáng lập Nissin Foods, nảy ra ý tưởng này khi Nhật Bản đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lương thực sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Công ty ra mắt sản phẩm mì cốc đầu tiên trên thế giới vào năm 1971. Khi có nhiều hương vị khác nhau phù hợp với từng thị trường, mì ăn liền đã lan rộng khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, Nhật Bản, với ngành sản xuất mì ăn liền hùng mạnh, đương nhiên trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Các tập đoàn sản xuất mì ăn liền hàng đầu của Nhật Bản với nhiều lợi thế đã mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhiều thương hiệu mì ăn liền phổ biến tại Việt Nam là sản phẩm của các tập đoàn thực phẩm Nhật Bản liên doanh với Việt Nam như mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất của Tập đoàn Acecook Việt Nam… Trong khi mục tiêu đầu tiên là hướng đến người tiêu dùng Việt Nam, giờ đây một số tập đoàn đã bắt đầu nhập khẩu các sản phẩm này trở lại Nhật Bản.
Xu hướng này bùng phát trong thời kỳ đại dịch khi người Nhật không thể đi du lịch nước ngoài, đã chọn hương vị mì ăn liền của một số nước châu Á, trong đó đáng chú ý là hương vị Việt Nam dưới dạng mì ăn liền có thể nấu trong vòng chưa đầy 5 phút.
Nhận thấy xu hướng này, các công ty Nhật Bản sản xuất mì ăn liền ở nước ngoài cho các thị trường khác đã bắt đầu nhập khẩu trở lại Nhật Bản.
Acecook vào Việt Nam từ năm 1993 và hiện là nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất tại Việt Nam với thị phần khoảng 40%. Năm 2018, công ty bắt đầu nhập khẩu và bán toàn bộ sản phẩm mì Hảo Hảo sản xuất tại Việt Nam tại Nhật Bản.
Đại diện Acecook cho biết: “Nhu cầu đối với thực phẩm châu Á đích thực đang tăng lên thay vì các sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Nhật”. Do sự nổi tiếng của Hảo Hảo, công ty sẽ bắt đầu nhập khẩu Mì Lẩu Thái từ tháng 11.
Tại chợ thực phẩm châu Á ở quận Shin-Okubo, Tokyo, mì ăn liền có in chữ nước ngoài trên bao bì được đặt ở vị trí nổi bật gần lối vào, trong đó nổi bật là các thương hiệu mì quen thuộc của Việt Nam như Hảo Hảo, Omachi, Cung đình,…
Các sản phẩm từ Đông Nam Á đang có mức tăng trưởng đáng kể, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam đạt tổng cộng khoảng 500 triệu yên vào năm 2022, gấp 5,6 lần so với năm 2017.
Acecook ban đầu nhắm đến việc bán hàng cho người Việt Nam sống ở Nhật Bản, nhưng người tiêu dùng Nhật Bản cũng bắt đầu mua hàng. Đến năm 2022, doanh thu hằng năm đã tăng gấp ba lần. Gần đây, công ty nhận được nhiều yêu cầu từ các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu lớn.
Chị Đỗ Thị Thương, một chủ cửa hàng thực phẩm châu Á tại phố Okubo, chia sẻ khách hàng mua mì ăn liền Việt Nam là những người Việt sinh sống tại Nhật Bản và những người Nhật Bản có chồng hoặc vợ là người Việt Nam. Theo chị, hai loại mì được ưa chuộng nhất là mì Hảo Hảo và mì Omachi, trong đó đặc biệt là mì Hảo Hảo.
Mì Hảo Hảo được nhiều khách hàng Nhật Bản chọn mua nhất không chỉ vì hương vị của loại mì này mà còn là vì khách hàng Nhật thích gói gia vị trong mì Hảo Hảo. Ngoài ra, mì Hảo Hảo đã từng được giới thiệu trong một bản tin thời sự của truyền hình Nhật Bản nên còn được gọi là “mì quốc dân”, có độ nhận diện sản phẩm tại Nhật Bản cao hơn so với các thương hiệu mì ăn liền khác của Việt Nam.
Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh, cho biết trong thời gian qua, các công ty của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam khai thác thị trường thực phẩm tại Việt Nam và các sản phẩm đó đã trở thành những sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Gần đây, số lượng người Việt Nam sang sinh sống tại Nhật Bản gia tăng, hiện vào khoảng 500.000 người. Đi theo cộng đồng người Việt, các sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam vào Nhật Bản theo con đường không chính thức. Tuy nhiên, đến giai đoạn dịch COVID-19, mì ăn liền không thể đi theo con đường không chính thức này để vào Nhật Bản.
Cùng với việc gia tăng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu, những sản phẩm mì ăn liền do các tập đoàn Nhật Bản đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã được nhập khẩu ngược trở lại thị trường Nhật Bản, trước hết phục vụ cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản. Điều này cũng đồng thời làm cho các sản phẩm Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến với người Nhật Bản.
Văn hóa của Việt Nam cũng như món ăn của Việt Nam càng ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản. Người Nhật cũng muốn đa dạng thực đơn, thay đổi khẩu vị thường xuyên của mình, không chỉ giới hạn ở món ăn Nhật mà họ muốn mở rộng sang các món ăn của nhiều nước khác trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, thói quen tiêu dùng của người Nhật Bản là thường sử dụng các món ăn tiện lợi cho các bữa ăn sáng hoặc là những bữa ăn nhanh. Mì ăn liền Việt Nam là một trong những lựa chọn này. Các loại mì ăn liền như mì Hảo Hảo, mì ăn liền hương vị tôm được nhiều người Nhật ưa chuộng.
Cùng với hoạt động quảng bá tích cực của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản trong năm qua, ngày càng có nhiều người Nhật Bản biết đến các sản phẩm của Việt Nam cũng như biết đến chất lượng sản phẩm của Việt Nam đã định vị tại Nhật Bản, thúc đẩy người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm và thưởng thức món ăn Việt Nam.
Theo ông Tạ Đức Minh, người Nhật Bản khá ưa chuộng ẩm thực Việt Nam vì vậy mì ăn liền của Việt Nam cũng là một cách để họ có thể thưởng thức những hương vị của Việt Nam theo cách tiện lợi nhất.
Theo ước tính của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, đại dịch COVID-19 hạn chế đi ăn ngoài đã đẩy nhu cầu mì ăn liền toàn cầu lên mức kỷ lục 121,2 tỷ khẩu phần vào năm 2022, tăng 2,6% so với năm 2021.
Thị trường Trung Quốc-Hongkong vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong ước tính năm 2022 của hiệp hội, tiếp theo là Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản.
Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nhập khẩu mì ăn liền của nước này từ các khu vực khác ở châu Á đạt khoảng 8,6 tỷ yên (khoảng 57,6 triệu USD) vào năm 2022, gấp 3,1 lần con số năm 2017.
Mì ăn liền, một loại thực phẩm ăn nhanh toàn cầu ra đời ở Nhật Bản cách đây hơn 6 thập kỷ, đang trở lại thị trường nội địa dưới dạng hàng nhập khẩu và được người tiêu dùng Nhật Bản yêu thích. Ngày càng có nhiều thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng sản xuất ở nước ngoài, trong đó đặc biệt là các loại mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam, xuất hiện tại các cửa hàng thực phẩm lớn ở Nhật Bản.
Giờ đây, thật dễ dàng khi tìm mua mì tôm Hảo Hảo, mì Omachi, mì Cung Đình… tại Nhật Bản vì hầu như cửa hàng thực phẩm châu Á nào cũng có và luôn được trưng bày ở những khu vực tiện lợi nhất cho khách mua hàng./.
- Từ khóa :
- mì ăn liền
- mì ăn liền việt nam
- nhật bản
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc tăng theo làn sóng Hallyu
08:56' - 21/09/2023
Tính từ tháng 1/2023 đến hết tuần thứ hai của tháng 9/2023, xuất khẩu mì ăn liền của “xứ Kim chi” đã tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị 657,3 triệu USD.
-
Hàng hoá
EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam
07:41' - 12/06/2023
Từ ngày 27/6, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm với mì ăn liền xuất khẩu sang EU
23:31' - 24/03/2023
Chiều 24/3 tại Hà Nội, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường các nước châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Người tiêu dùng Nhật Bản dần chuyển sang sử dụng gạo nhập khẩu
17:45' - 17/04/2025
Do tình trạng thiếu hụt nguồn cung gạo, nhiều nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại Nhật Bản đã buộc phải tìm đến các nguồn gạo thay thế từ nước ngoài, chủ yếu là gạo Mỹ.
-
Thị trường
Tiêu thụ rượu vang toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 60 năm
14:16' - 16/04/2025
Ngày 15/4, Tổ chức Nho và Rượu vang quốc tế (OIV) cho biết, lượng tiêu thụ rượu vang trên toàn cầu trong năm 2024 đã giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm qua.
-
Thị trường
Giới đầu tư vẫn thận trọng với đồng USD do lo ngại về thuế quan của Mỹ
07:00' - 16/04/2025
Phần lớn sự biến động khiến đồng USD lao dốc và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt hồi tuần trước đã có phần lắng xuống trong phiên 15/4, nhưng tâm lý thị trường vẫn còn dè dặt.
-
Thị trường
Thị trường việc làm Hàn Quốc suy giảm mạnh nhất kể từ năm 2013
14:35' - 15/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSIS) cho biết thị trường việc làm của nước này đã chứng kiến mức suy giảm theo quý mạnh nhất trong hơn một thập kỷ qua.
-
Thị trường
OPEC điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2025
08:45' - 15/04/2025
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 14/4 đã điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu mỏ, viện dẫn tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới.
-
Thị trường
Xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá thương hiệu yến sào
15:29' - 12/04/2025
Yến sào Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2025
19:43' - 11/04/2025
Từ ngày 4 - 6/9/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2025 lần thứ 19 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
Thị trường
Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 – 1/5: Nhiều đường bay "cháy vé", giá tăng cao
09:55' - 11/04/2025
Dữ liệu cho thấy, nhiều chặng bay đến các điểm du lịch nổi tiếng đã gần kín chỗ, trong khi giá vé máy bay phổ thông đang tiệm cận mức cao nhất tương đương dịp Tết Nguyên đán.
-
Thị trường
Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan
17:47' - 10/04/2025
Tuy chính sách thuế quan đã được tạm hoãn áp dụng với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày, nhưng tương lai của các siêu thị châu Á và cửa hàng tạp hóa chuyên biệt tại Mỹ vẫn còn chưa chắc chắn.