Kết nối doanh nghiệp tiêu thụ hàng nghìn tấn thủy sản mỗi tháng
Chiều 12/8, Tổ Công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kết nối trực tuyến giữa Công ty TNHH Kết nối Thủy sản Mekong với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và các hợp tác xã nhằm tìm cơ hội liên kết sản xuất và tiêu thụ thủy sản.
Ông Hoàng Văn Duy, Giám đốc Công ty TNHH Kết nối Thủy sản Mekong cho biết, công ty trực thuộc Mekong Food Goup có nhu cầu lớn về liên kết xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Đơn vị cần các mặt hàng như: tôm càng xanh, cá tra, ếch (đùi ếch), cá rô phi, điêu hồng, các mặt hàng khô, cá cơm sông… với số lượng khoảng 1.500 tấn/tháng. Ngoài ra, còn có một số sản phẩm đang xúc tiến thương mại khác như: lươn, cá thát lát, cá biển… Do đó, công ty cần thông qua Tổ Công tác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương để kết nối với các hợp tác xã xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bền vững lâu dài. Đặc biệt là kết nối các dòng sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Công ty TNHH Kết nối Thủy sản Mekong mong muốn được các địa phương, nhà cung ứng, hợp tác xã hỗ trợ các thông tin, hình ảnh, video về sản phẩm, câu chuyện sản phẩm và người nông dân, hợp tác xã làm ra sản phẩm, các chứng chỉ về chất lượng, chỉ dẫn địa lý, đặc sản vùng miền đã đạt được... Trên cơ sở đó, công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa khâu xúc tiến, quảng bá hình ảnh về các chuỗi sản phẩm của địa phương mình đến bạn hàng quốc tế. Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, nhờ sự kết nối của Tổ Công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà địa phương đã tiêu thụ được nhiều mặt hàng nông sản. Mới đây nhất đã có 2 doanh nghiệp kết nối thu mua tôm càng xanh đưa đi Tp. Hồ Chí Minh tiêu thụ, giúp giải quyết đầu ra cho nông dân. Theo ông Lê Hữu Toàn, từ nay đến cuối tháng 8/2021, nông dân trong tỉnh sẽ khai thác khoảng 1.500 tấn thủy sản các loại, gồm 7 mặt hàng chính là tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh, cua biển nuôi, sò huyết, cá bớp, cá bống mú. Trong số đó, các mặt hàng rất cần được kết nối tiêu thụ là tôm càng xanh, sò huyết và cá nuôi lồng bè. Tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Đề án phát triển nuôi biển và phát triển kinh tế biển sẽ là chủ lực trong thời gian tới. Cùng với đó, phát huy lợi thế nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ven bờ và tiềm năng có thể sản xuất 1 triệu tấn sản phẩm/năm. Ông Lê Hữu Toàn mời gọi các doanh nghiệp đến địa phương tìm hiểu và ký hợp đồng liên kết hợp tác lâu dài. Qua đó, ngành nông nghiệp sẽ chỉ đạo sản xuất, bố trí mùa vụ, vùng nguyên liệu phù hợp; đồng thời, hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất theo các tiêu chí của phía doanh nghiệp đặt hàng, đảm bảo cung ứng nguyên liệu bền vững. Cùng quan điểm trên, ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, tỉnh có vùng nguyên liệu lớn về cá tra, cá điêu hồng, tôm càng xanh, ếch… sẵn sàng làm đầu mối kết nối doanh nghiệp với các hợp tác xã để liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị. Tại Đồng Tháp, các mặt hàng thủy sản như cá điêu hồng, rô phi, cá tra, ếch, tôm càng xanh cũng lên tới hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Trong số đó, mặt hàng ếch nuôi đang rất cần đầu ra trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay. Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh, để liên kết hợp tác tiêu thụ thủy sản theo chuỗi thì trước hết các địa phương phải tổ chức sản xuất, tạo được vùng nguyên liệu đủ lớn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.Các hộ nông dân, cơ sở nuôi phải đặt tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu. Nông dân tổ chức sản xuất theo hợp tác xã và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu. Về lâu dài sẽ cấp mã số vùng nuôi theo quy định.
Đến chiều 12/8, đã có 1.064 đầu mối cung ứng nông sản đăng ký kết nối tiêu thụ thông qua Tổ Công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: thủy hải sản và chăn nuôi 392 đầu mối, rau củ 288 đầu mối, trái cây 268 đầu mối, lương thực 70 đầu mối và 46 đầu mối là nông sản khác. Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kinh tế Hợp tác, Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, thành viên Tổ Công tác cho biết, thời gian qua, Tổ Công tác đã kết nối hàng trăm đơn vị đầu mối, giúp cung ứng các mặt hàng thiếu yếu cho các địa phương.Tổ Công tác đã nhận được nhiều đơn đặt hàng trong thời gian tới của các doanh nghiệp, đề nghị được liên kết sản xuất theo chuỗi với các hợp tác xã ở các địa phương, có sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp.
Theo ông Trần Minh Hải, thời gian tới các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ các hợp tác xã không chỉ phát triển nuôi trồng làm ra sản phẩm mà còn phải đầu tư sơ chế, chế biến để đáp ứng được nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản chững lại vì dịch COVID-19
17:23' - 02/08/2021
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7/2021 giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2020, chỉ đạt 763 triệu USD.
-
Thị trường
Triển vọng cho xuất khẩu thủy sản cán đích 9 tỷ USD
11:58' - 05/07/2021
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 6/2021 đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 4,1 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD
16:45' - 02/07/2021
Đáng chú ý, tôm Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại nhiều thị trường với kim ngạch nổi trội hơn so với các nước khác.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam
12:42'
Ủy ban châu Âu đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam.
-
DN cần biết
Siết xuất xứ, Bộ Công Thương yêu cầu quản lý chặt nguyên liệu sản xuất
17:24' - 11/04/2025
Nhằm chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản số 2515/BCT-XNK về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
-
DN cần biết
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư công nghệ cao
14:28' - 11/04/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết: Tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào địa bàn, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các dự án công nghệ cao...
-
DN cần biết
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế
13:49' - 11/04/2025
Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ là sự kiện thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường quan trọng mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Mời gọi đầu tư nhiều dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
12:27' - 11/04/2025
Thành phố Huế đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô giai đoạn 2025 – 2026, góp phần thay đổi diện mạo mới cho vùng kinh tế trọng điểm cửa ngõ phía Nam của thành phố.
-
DN cần biết
Bình Thuận gỡ khó cho dự án Tổ hợp khu du lịch 6.400 tỷ đồng
12:27' - 11/04/2025
Tổ hợp Khu du lịch thung lũng Đại Dương được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 4/7/2008 và thay đổi lần 5 ngày 8/10/2014 với diện tích đầu tư gần 1.000 ha.
-
DN cần biết
Điều tiết phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
22:19' - 10/04/2025
Tấy cả các phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị sẽ thực hiện di chuyển vào Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn (xã Phú Xá và xã Thuy Hùng, huyện Cao Lộc) để dừng đỗ.
-
DN cần biết
Tăng khả năng cạnh tranh cho thực phẩm Việt
17:48' - 10/04/2025
Ngoài nguyên liệu, sản phẩm, bao bì cũng đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường.
-
DN cần biết
Thêm 1 doanh nghiệp thuê đất làm khu bảo dưỡng máy bay ở Long Thành
15:47' - 10/04/2025
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định cho Công ty TNHH Phục vụ mặt đất Sài Gòn - Long Thành thuê đất để xây dựng khu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện hàng không tại sân bay Long Thành.