Kết quả kiểm tra, cảnh báo với các ngân hàng thương mại mang tính gián tiếp nên hiệu quả còn hạn chế
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Bùi Quốc Dũng đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này, cũng như khẳng định vai trò, chức năng, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước nhằm góp phần phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các rủi ro nguy cơ ảnh hưởng tính thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng.
Phóng viên: Các tổ chức tài chính ngân hàng là một trong những trọng tâm trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán Nhà nước. Ông có thể cho biết một số kết quả kiểm toán nổi bật đối với lĩnh vực này trong những năm qua, đặc biệt là năm 2023?
Ông Bùi Quốc Dũng: Năm 2023, toàn ngành Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành 135 nhiệm vụ kiểm toán, phát hành 248 báo cáo kiểm toán. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 49.941,42 tỷ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước 3.841 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 17.505,33 tỷ đồng; kiến nghị khác 28.595,09 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 198 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý có nội dung không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn (gồm 1 Luật; 8 Nghị định; 5 Quyết định; 27 Thông tư và 157 văn bản khác).
Riêng trong lĩnh vực kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước đã phát hành 10 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 599,4 tỷ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 380,5 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước và chi đầu tư 2,5 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 216,3 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều phát hiện kiểm toán có tính đột phá, đi sâu phát hiện những lỗi hệ thống mang tính chất phức tạp, từ đó có các kiến nghị có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động quản lý nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán.Kết quả kiểm toán lũy kế giai đoạn từ 2015 đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính khoảng 18.107 tỷ đồng, kiến nghị sửa đổi 45 văn bản;đóng góp tích cực trong việc đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng. Tính riêng giai đoạn 2012-nay, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra đối với 5 vụ việc liên quan đến lĩnh vực kiểm toán ngân hàng.
Phóng viên: Thực tiễn thời gian vừa qua cho thấy một số ngân hàng Thương mại Cổ phần tồn tại những rủi ro ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống ngân hàng. Kiểm toán Nhà nước với vai trò của mình đã góp phần vào hoạt động giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng như thế nào, thưa ông?Ông Bùi Quốc Dũng: Điều 4 Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 quy định "Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán" và Điều 55 Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 quy định về đơn vị được kiểm toán, theo đó, các đơn vị được kiểm toán phải là các bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp... có sử dụng ngân sách hoặc có vốn của Nhà nước.
Do đó đối với hệ thống ngân hàng, chỉ có Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 4 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) có vốn nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, BIDV và MB) là các đơn vị được kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước 2015. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác không có vốn nhà nước sẽ không thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Mặc dù có những rào cản về cơ sở pháp lý, Kiểm toán Nhà nước vẫn nỗ lực chủ động tham gia tối đa vào việc giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong phạm vi và thẩm quyền của mình. Thông qua việc kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và đặc biệt là kiểm toán tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra và cảnh báo những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn tới tính thanh khoản và an toàn của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đang phải đối mặt như: thiếu hụt vốn khả dụng dẫn đến vi phạm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay, phân loại nợ chưa phù hợp; tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ của một số ngân hàng cao; còn một số ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ nợ xấu nội bảng cao vượt ngưỡng; còn trường hợp cổ đông và người có liên quan của cổ đông sở hữu cổ phần trên 20% vốn điều lệ,…
Từ đó khuyến nghị với Ngân hàng nhà nước trong việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện đúng, đầy đủ các quy định và kịp thời phát hiện các yếu tố, xu hướng tác động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng tổ chức tín dụng.
Trên cơ sở ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác thanh tra, giám soát; ngày càng hoàn thiện về cơ chế chính sách và hành lang pháp lý, góp phần đảm đảm bảo sự phát tiển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính.
Phóng viên: Vụ việc của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) xảy ra thời gian vừa qua được nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi, ông cho biết quan điểm của ông về vai trò, trách nhiệm của hoạt động kiểm toán đối với vụ việc này?
Ông Bùi Quốc Dũng: Trước tiên cần phải khẳng định, ngân hàng SCB là ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước, do đó theo quy định pháp luật, SCB không thuộc phạm vi, thẩm quyền và không phải là đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Mặc dù không trực tiếp kiểm toán SCB nhưng thông qua hoạt động kiểm toán tại Ngân hàng nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã chủ động phát hiện và đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị về rủi ro của ngân hàng SCB tại Báo cáo kiểm toán Ngân hàng nhà nước niên độ 2019, nổi bật là: tăng trưởng tín dụng vượt quá chỉ tiêu cho phép; thiếu hụt vốn khả dụng dẫn đến vi phạm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phải vay hỗ trợ thanh khoản và vay đặc biệt từ Ngân hàng nhà nước với khối lượng lớn; cấp tín dụng cho cổ đông là cá nhân với số tiền lớn hơn số vốn góp vào chính tổ chức tín dụng; chưa đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn; chênh lệch thu-chi âm...; đồng thời kiến nghị Ngân hàng nhà nước rà soát, đánh giá lại chất lượng tài sản bảo đảm của các khoản cho vay đặc biệt; đánh giá, xác nhận khả năng thu hồi nợ gốc, lãi của khoản cho vay đặc biệt SCB, và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định và phù hợp với thực tiễn.
Có thể nói, với vai trò và chức năng nhiệm vụ trong phạm vi, thẩm quyền theo quy định, Kiểm toán Nhà nước đã rất chủ động nỗ lực đóng góp trong việc đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, do các ngân hàng TMCP không có vốn nhà nước không thuộc đối tượng kiểm toán nên Kiểm toán Nhà nước không thể kiểm toán, đối chiếu, kiểm tra hồ sơ trực tiếp với các ngân hàng này mà chỉ có thể tiếp cận hồ sơ, tài liệu thông qua các báo cáo của Ngân hàng nhà nước dẫn đến các kết quả kiểm tra, đánh giá, cảnh báo và khuyến nghị chỉ mang tính gián tiếp, hiệu quả còn hạn chế. Phóng viên: Qua đây, ông có khuyến nghị gì đối với vai trò của Kiểm toán Nhà nước để tham gia sâu hơn vào việc giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước thay vì chỉ tham gia giám sát thông qua hoạt động kiểm toán đối với Ngân hàng nhà nước như hiện nay? Ông Bùi Quốc Dũng: Như trên đã phân tích, có thể thấy với các quy định pháp luật hiện nay có nhiều khó khăn cho vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong việc giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước. Để nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong thời gian tới, cần có một số giải pháp sau: Thứ nhất, sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành theo hướng có độ mở hơn, tạo điều kiện cho Kiểm toán Nhà nước có thể tham gia sâu, trực tiếp hơn vào việc giám sát hệ thống ngân hàng, nhất là đối với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần. Thứ hai, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng do Kiểm toán Nhà nước phát hiện; theo dõi đôn đốc kịp thời, thường xuyên các kết luận và kiến nghị kiểm toán; có chế tài đủ mạnh đối với trường hợp các đơn vị được kiểm toán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Thứ ba, tăng cường các cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề liên quan đến hoạt động ngân hàng; tập trung kiểm toán đánh giá hiệu lực, hiệu quả cơ chế, chính sách; chú trọng phát hiện các kẽ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật, những rào cản ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng để kiến nghị các cơ quan nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm chặt chẽ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương pháp luật.Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước!
- Từ khóa :
- Kiểm toán Nhà nước
- ngân hàng thương mại
- kiểm toán
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn: Trong sạch đội ngũ cán bộ kiểm toán để nâng cao chất lượng phòng, chống tham nhũng
14:09' - 04/06/2024
Trong suốt 30 năm qua, Kiểm toán Nhà nước luôn giữ vững giá trị cốt lõi "Độc lập – Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng".
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam kêu gọi các nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế
15:17' - 29/05/2024
Các nước cần chuẩn bị sẵn sàng và cùng nhau hành động, cùng nhau hợp tác, qua đó hướng đến việc tiếp cận công bằng trong dịch vụ y tế, thuốc, vaccine hay sinh phẩm
-
Ý kiến và Bình luận
Cần có tổng kết đánh giá hiệu quả các chính sách trong Nghị quyết số 43
18:09' - 25/05/2024
Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ ý kiến về các nội dung liên quan việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều kỳ tích của Nghị quyết 43 cho nền kinh tế - xã hội
14:06' - 25/05/2024
Phần lớn các chính sách được thực hiện khá thành công, giúp tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước, làm giảm chi phí đầu vào, kiềm chế lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.