Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn: Trong sạch đội ngũ cán bộ kiểm toán để nâng cao chất lượng phòng, chống tham nhũng
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán, góp phần quan trọng trong phòng, ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đồng thời chủ động kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tiêu cực từ chính nội bộ Ngành.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn đã thông tin tới báo chí xung quanh vấn đề này. Phóng viên:Xin Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết những kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước? Ông Ngô Văn Tuấn: Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước và Luật Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Kiểm toán Nhà nước luôn xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kiểm toán; từ đó Kiểm toán Nhà nước từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và khẳng định vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống chính trị. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình mới, với tinh thần quyết tâm, khí thế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn Đảng, toàn dân ngày càng cao, ý thức, trách nhiệm và hành động của Kiểm toán Nhà nước đối với công tác này tiếp tục được khẳng định ở cấp độ cao nhất. Những nỗ lực của Kiểm toán Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm toán được thể hiện rõ trên ba khía cạnh sau: Thứ nhất, góp phần phòng, ngừa tham nhũng. Hằng năm, Kiểm toán Nhà nước thực hiện bình quân khoảng 250 cuộc kiểm toán, trong đó đã tiến hành đánh giá và xác nhận tính trung thực của hàng nghìn Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán của các đơn vị, dự án được chi tiết. Qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan; chuyển hồ sơ kiểm toán cho các cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định. Thông qua các phát hiện kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước góp phần chỉ ra sai phạm trong từng khâu, từng thời điểm giúp đơn vị có sai sót chấn chỉnh kịp thời, tạo sự răn đe, cảnh báo, ngăn ngừa vi phạm nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, hàng năm Kiểm toán Nhà nước cung cấp hàng trăm bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan chức năng để xem xét thanh tra, kiểm tra và giám sát các đơn vị theo chức năng và thẩm quyền. Thứ hai, lần đầu tiên Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng kèm theo Quyết định số 07/2023/QĐ-KTNN trên cơ sở cụ thể hóa Điều 78 Luật Phòng chống tham nhũng: "Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật"; trong đó, quy định đối với trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự. Thực tiễn, Kiểm toán Nhà nước đã áp dụng thực hiện đối với hai cuộc kiểm toán (Hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng tại Dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; việc giao đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của một số dự án sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai) theo chỉ đạo và đã có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cung cấp tài liệu cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định. Thứ ba, thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị các cơ quan chức năng "bịt" lỗ hổng cơ chế, chính sách, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý, sử dụng nguồn lực công được hiệu quả, tiết kiệm. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của Kiểm toán Nhà nước trong việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế lành mạnh, minh bạch. Trong đó, hàng năm Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ khoảng 200 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý khác. Phóng viên: Cùng với những đóng góp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, dư luận cũng rất quan tâm đến câu chuyện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong chính cơ quan có chức năng chống tham nhũng. Vậy, với Kiểm toán Nhà nước, công tác này được thực hiện như thế nào, thưa ông? Ông Ngô Văn Tuấn: Trong suốt 30 năm qua, Kiểm toán Nhà nước luôn giữ vững giá trị cốt lõi "Độc lập – Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng". Kiểm toán Nhà nước thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Với vai trò là công cụ của Đảng, Nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Kiểm toán Nhà nước xác định trên hết, trước hết là phải làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ chính nội bộ Kiểm toán Nhà nước không có "vùng cấm". Thứ nhất, Kiểm toán Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là chỉ đạo của Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thứ hai, Kiểm toán Nhà nước đã cơ bản thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; xây dựng mới, sửa đổi hệ thống các quy định để phù hợp với Quyết định số 131-QĐ/TW của Bộ Chính trị như: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Quy tắc ứng xử Kiểm toán viên nhà nước; các quy trình kiểm toán; kiểm soát chất lượng kiểm toán… Đặc biệt, ngay sau khi được Quốc hội bầu giữ chức Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 1346/CT-KTNN về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ. Thứ ba, Kiểm toán Nhà nước tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, lòng tự trọng nghề nghiệp của Kiểm toán viên Nhà nước. Thứ tư, Kiểm toán Nhà nước tăng cường thực hiện các cuộc thanh tra thường xuyên, đột xuất, trong đó tập trung thanh tra việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; kiểm tra, xác minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công vụ; kiểm soát chất lượng kiểm toán, giám sát hoạt động của các đoàn kiểm toán; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong việc giám sát hoạt động của đoàn kiểm toán. Tổ chức đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước để tiếp nhận thông tin về tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán, của Kiểm toán viên nhà nước. Thực hiện việc luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với cán bộ, công chức, nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chủ trương của Đảng... Thứ năm, Kiểm toán Nhà nước cũng đề cao công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với các đơn vị trực thuộc, các đoàn kiểm toán, đảm bảo không để xảy ra bất cứ hành vi tiêu cực nào trong thực thi công vụ. Thứ sáu, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử; các biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ, đặc biệt là trong hoạt động kiểm toán. Phóng viên: Thực tiễn cho thấy, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp, đặc biệt là các cơ quan nội chính. Xin Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết việc phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan chức năng có liên quan trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua như thế nào? Ông Ngô Văn Tuấn: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân giao, thời gian qua Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp chủ động, tích cực với các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để phát huy điểm mạnh của từng cơ quan, tổ chức để hoàn thành tốt nhất công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài chính công, tài sản công. Qua hoạt động kiểm toán, trong 5 năm gần đây (năm 2019-2023), Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 1.609 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra Bộ Công an và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát. Đặc biệt, trong khuôn khổ giới hạn kiểm toán theo luật định, khi phát hiện các vi phạm có dấu hiệu tội phạm, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải kịp thời báo cáo để chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, không chờ đến khi kết thúc quá trình kiểm toán... Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước đã ký quy chế phối hợp với Ban Nội Chính trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành, địa phương; đồng thời đang rà soát để bổ sung nội dung "phối hợp về công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế tiêu cực" trong Quy chế phối hợp công tác với các đơn vị. Thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo ngày 16/8/2023 về việc giao Kiểm toán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch trong việc phối hợp trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện qua hoạt động kiểm toán, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện xây dựng Thông tư liên tịch theo đúng quy định. Phóng viên: Có ý kiến đặt ra vấn đề, tại sao Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, nhưng việc phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm để chuyển sang cơ quan điều tra xem xét, xử lý còn hạn chế? Ông Ngô Văn Tuấn: Trước hết, cần phải khẳng định hoạt động kiểm toán nhà nước không phải là hoạt động điều tra, thanh tra theo vụ việc. Theo thông lệ và quy định quốc tế, hoạt động kiểm toán nhà nước là nhằm đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính, việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thực hiện theo nguyên tắc chọn mẫu, trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tại thời điểm kiểm toán. Nói một cách ví von, Kiểm toán Nhà nước có vai trò như bác sỹ đa khoa, khám lâm sàng cho bệnh nhân, khi phát hiện có dấu hiệu bệnh thì chuyển đến các bác sỹ chuyên khoa (các cơ quan điều tra) để đánh giá chuyên sâu để đánh giá, kết luận. Trong lĩnh vực kiểm toán, có khái niệm kiểm toán điều tra để ghi nhận việc điều tra đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, song việc điều tra này chỉ áp dụng nhằm mục tiêu làm rõ và cung cấp thêm thông tin, tài liệu từ các đối tượng có liên quan để bổ sung căn cứ cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét hay kết luận kiểm toán; không nhằm mục đích xác định các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, dù khái niệm này được đề cập từ rất sớm trong hoạt động kiểm toán của quốc tế (từ năm 1940) và đến năm 1980 mới được áp dụng, nhưng trên thực tế hiện nay cũng mới chỉ có một số nước phát triển mới áp dụng kiểm toán điều tra. Ngay bản thân Tổ chức Quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao INTOSAI, các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới cũng chưa có hướng dẫn, chuẩn mực quy định về vấn đề này. Đây là khó khăn chung của các cơ quan kiểm toán trong việc phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm để chuyển sang cơ quan điều tra xem xét, xử lý. Phóng viên: Trong tình hình mới với những yêu cầu ngày càng cao đặt ra cho Kiểm toán Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Kiểm toán Nhà nước có giải pháp gì để thực hiện tốt hơn nữa công tác này, thưa Tổng Kiểm toán Nhà nước? Ông Ngô Văn Tuấn: Để nâng cao hơn nữa vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chúng tôi xác định sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây: Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền các quy định pháp luật về Kiểm toán Nhà nước để các cấp ngành, xã hội có nhận thức đúng vai trò, địa vị pháp lý, chức năng và nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước nói chung và trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng. Thứ hai, Kiểm toán Nhà nước đang rà soát nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước, trong đó, quy định cụ thể về trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm thể chế hóa các văn bản mới của Đảng về công tác này, cũng như phù hợp, đồng bộ với pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (đặc biệt là kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng); tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản dưới luật khác đảm bảo thuận lợi cho công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Kiểm toán Nhà nước. Thứ ba, tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi tham nhũng do Kiểm toán Nhà nước phát hiện qua hoạt động kiểm toán. Chủ động chuyển, cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ, bằng chứng kiểm toán cho các cơ quan có chức năng xem xét, xử lý khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự hoặc khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật. Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Để phát huy tốt vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm soát quyền lực, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm thông qua việc kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình. Thứ năm, xây dựng đội ngũ công chức, kiểm toán viên bảo đảm yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông nghiệp vụ. Đặc biệt, toàn Ngành quán triệt thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng, Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thứ sáu, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong chính nội bộ hoạt động của ngành thông qua việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các cấp. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm Quy chế hoạt động kiểm toán, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật để công tác kiểm toán đi vào kỷ cương, nền nếp, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng lòng tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với Kiểm toán Nhà nước. Phóng viên:Trân trọng cảm ơn Tổng Kiểm toán Nhà nước!Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam kêu gọi các nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế
15:17' - 29/05/2024
Các nước cần chuẩn bị sẵn sàng và cùng nhau hành động, cùng nhau hợp tác, qua đó hướng đến việc tiếp cận công bằng trong dịch vụ y tế, thuốc, vaccine hay sinh phẩm
-
Ý kiến và Bình luận
Cần có tổng kết đánh giá hiệu quả các chính sách trong Nghị quyết số 43
18:09' - 25/05/2024
Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ ý kiến về các nội dung liên quan việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều kỳ tích của Nghị quyết 43 cho nền kinh tế - xã hội
14:06' - 25/05/2024
Phần lớn các chính sách được thực hiện khá thành công, giúp tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước, làm giảm chi phí đầu vào, kiềm chế lạm phát.
-
Ý kiến và Bình luận
Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành tạo động lực phát triển khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
20:04' - 22/05/2024
Dự án này không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mà còn từng bước góp phần hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch.
-
Ý kiến và Bình luận
Cơ hội mới cho thị trường carbon
16:03' - 22/05/2024
Để tìm hiểu về những giải pháp thúc đẩy thị trường carbon, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có trao đổi với TS Nguyễn Phương Nam, Chuyên gia đánh giá của LHQ về biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.