Khả năng hỗ trợ nền kinh tế của các ngân hàng trung ương ở châu Á đứng trước thách thức
Việc số ca mắc COVID-19 tăng mạnh ở châu Á và tốc độ tiêm vaccine chậm đang thử thách giới hạn của các ngân hàng trung ương trong việc hỗ trợ đà phục hồi của các nền kinh tế mà cho đến gần đây vẫn rất ấn tượng. Với lãi suất đã ở mức thấp, phản ứng chính sách có thể được thực hiện sẽ tập trung vào việc chính phủ tăng vay mượn, đặt vai trò hỗ trợ nền kinh tế lên các ngân hàng trung ương. Khả năng này sẽ khiến các quyết định được đưa ra trong tuần này ít được chú ý, với các nhà hoạch định chính sách của các ngân hàng trung ương tại Indonesia , Hàn Quốc và New Zealand được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất. Người phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Scotiabank, cho rằng các ngân hàng trung ương ít có khả năng thực hiện thêm các biện pháp kích thích, ít nhất là trong việc sử dụng các đòn bẩy chính sách truyền thống như hạ lãi suất. Ông hy vọng các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung sẽ đóng vai trò quyết định trong việc hỗ trợ các nền kinh tế. Ở Indonesia, Bộ Tài chính đã đề xuất việc cắt giảm thuế hơn nữa để thúc đẩy hoạt động kinh tế và các kế hoạch nhằm đạt mục tiêu phát hành ròng 84 tỷ USD trái phiếu trong năm nay, dù lợi suất tăng. Bank Indonesia, ngân hàng trung ương, được cho là sẽ duy trì lãi suất không đổi trong ngày 25/5. Trong khi đó, nền kinh tế Hàn Quốc đang nhận được sự hỗ trợ khi xuất khẩu tăng mạnh dù các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh, buộc chính phủ phải cam kết tăng chi ngân sách để tạo việc làm. Ngân hàng trung ương nước này cũng được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 27/5. Sau khi giảm vào cuối năm ngoái, nền kinh tế New Zealand đang tiếp tục phục hồi khi số ca mắc COVID-19 thấp. Ngân hàng Dự trữ New Zealand, ngân hàng trung ương, được dự báo là sẽ không điều chỉnh chính sách tại cuộc họp ngày 26/5 sau khi ngân sách hàng năm được công bố tuần trước bao gồm khoản chi cho phúc lợi xã hội được tăng mạnh nhất trong hơn một thế hệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tại Ấn Độ, nhiệm vụ phản ứng trước khủng hoảng sẽ thuộc về ngân hàng trung ương, khi chính phủ nước này bị hạn chế về năng lực tài chính, với thâm hụt ngân sách ở mức 6,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong tài khóa 2021 (kết thúc tháng 3/2022). Lãi suất tại Ấn Độ được giữ nguyên trong một năm khi lạm phát cao. Các ngân hàng trung ương khác trong khu vực đang hỗ trợ các chính sách tài khóa quốc gia. Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda tuần trước cho biết ngân hàng này sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cũng tiếp tục đảm bảo chi phí vay mượn thấp cho các lĩnh vực đang cần sự hỗ trợ. Ấn Độ hiện tâm dịch của toàn cầu trong làn sóng lây nhiễm hiện nay và thậm chí các nền kinh tế khác duy trì được số ca lây nhiễm trong tầm kiểm soát như Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang phải đối phó với sự gia tăng. Nhật Bản đang tiếp tục nỗ lực kiểm soát số ca lây nhiễm và thậm chí, Trung Quốc cũng đang chứng kiến số ca lây nhiễm tăng. Châu Á cũng triển khai việc tiêm vaccine chậm, với Singapore đã tiêm cho khoảng 30% dân số, tiếp đến là Trung Quốc, với khoảng 15% và các nước khác với tỷ lệ thấp hơn./.
- Từ khóa :
- PBoC
- trung quốc
- ngân hàng châu á
- covid-19
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
PBoC nghiên cứu quy định quản lý với bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số
14:27' - 19/04/2021
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết ngân hàng này đang nghiên cứu các quy định quản lý đối với bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính & Ngân hàng
PBoC cải thiện sự hỗ trợ với tài chính xanh
09:18' - 17/04/2021
PBoC rất coi trọng tài chính xanh và đã đưa ra khuôn khổ chính sách ban đầu cho tài chính xanh.
-
Ngân hàng
PBoC thực hiện các thỏa thuận mua lại đảo ngược trị giá 50 tỷ NDT
08:38' - 10/02/2021
Mua lại đảo ngược là quy trình mà theo đó PBoC sẽ mua các chứng khoán từ các ngân hàng thương mại thông qua đấu thầu, với thỏa thuận bán lại trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tăng hơn gấp đôi
08:31'
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã tăng hơn gấp đôi trong những ngày gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định
08:31'
Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 21,79 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ dọa áp thuế "rất nặng" đối với Nga
08:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế "rất nặng" đối với Nga, nếu Moskva không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không yêu cầu kiểm tra công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing
08:19'
Cơ quan Quản lý Hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã ban hành chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không trong nước kiểm tra khóa chốt công tắc nhiên liệu trên một số dòng máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 17% đối với cà chua Mexico
08:12'
Chính quyền Mỹ hôm 14/7 (theo giờ địa phương) bắt đầu áp mức thuế chống phá giá 17% đối với cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.