Khai thác dầu thô 2018: Sản lượng giảm nhưng vẫn không dễ đạt mục tiêu
Mặc dù kế hoạch khai thác dầu thô đã được điều chỉnh thấp hơn kế hoạch năm 2017 gần 1 triệu tấn nhưng với những khó khăn mà PVN đang đối mặt thì con số mục tiêu này sẽ là thách thức rất lớn với ngành dầu khí trong năm 2018 này.
Mỏ dầu khí lớn nhất đang suy kiệtChiếm 60% sản lượng khai thác dầu khí của toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ trước tới nay, mỏ Bạch Hổ - mỏ dầu khí lớn nhất cả nước đang trong tình trạng suy kiệt và có thể chỉ còn khai thác được trong 4 - 5 năm tới đây.Tổng Giám đốc Liên doanh Dầu khí Việt Nga (Vietsovpetro) Từ Thành Nghĩa đã cảnh báo như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 của PVN vừa qua.Theo ông Nghĩa, khó khăn lớn nhất của Liên doanh hiện nay chính là tình hình suy giảm mạnh sản lượng tại các mỏ lớn nhưng đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ khai thác như Bạch Hổ và Rồng.Trong khi đó, các mỏ mới đưa vào khai thác như Gấu Trắng, Thỏ Trắng đều là các mỏ nhỏ. Vì vậy, kế hoạch khai thác 4 triệu tấn dầu/năm cũng là thách thức rất lớn với Liên doanh trong năm 2018 này.Bày tỏ sự lo lắng tương tự, Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn thừa nhận, hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và đang ở giai đoạn cuối với hệ số suy giảm sản lượng tự nhiên từ 15-30%/năm.Thêm vào đó, tình trạng ngập nước nhanh tại nhiều mỏ do khai thác cao trong những năm vừa qua như Hải Sư Trắng, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông với mức độ ngập trên 60%. Một số mỏ còn xuất hiện cát trong giếng hoặc lắng đọng muối tiềm ẩn rủi ro làm giảm sản lượng khai thác của toàn PVN trong năm 2018 và các năm tới đây, ông Sơn chỉ rõ.Gia tăng trữ lượng chưa nổi 20% mục tiêu Theo Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn, năm 2017 là năm khó khăn nhất của PVN trong 40 năm xây dựng và phát triển khi hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí để gia tăng trữ lượng chỉ đạt 4 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược từ 28-42 triệu tấn/năm. Trước đây, PVN thường đầu tư trên 2 tỷ USD cho khoan từ 30 - 40 giếng thăm dò và gia tăng được 35 - 40 triệu tấn quy dầu/năm. Thế nhưng, từ năm 2015 lại đây, đầu tư của PVN và đối tác nước ngoài đã giảm 5 lần so với trước.Giữ trọng trách trực tiếp phụ trách mảng tìm kiếm thăm dò của Tập đoàn, Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Quỳnh Lâm cho biết, trữ lượng dầu khí đang là vấn đề lo ngại số 1 của PVN bởi trữ lượng dầu khí ngày hôm nay chính là kết tinh công sức tìm kiếm thăm dò dầu khí của rất nhiều thế hệ người dầu khí đi trước. “Tất cả đều bắt đầu từ tìm kiếm thăm dò”. Thiếu thăm dò sẽ thiếu trữ lượng để khai thác, kéo theo sẽ là không đủ dầu cho các nhà máy lọc hoá dầu, không đủ khí để cung cấp cho sản xuất điện và sản xuất phân đạm. Hệ luỵ này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới an ninh năng lượng, tới sản xuất nông nghiệp quốc gia, mà còn là không có công ăn việc làm cho người lao động, ông Lâm nhấn mạnh.Chỉ ra nguyên nhân chính khiến gia tăng trữ lượng không đạt, đại diện Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) Ngô Hữu Hải cho biết, mặc dù giá dầu đã phục hồi đáng kể nhưng 2017 vẫn là năm thứ ba liên tiếp, PVEP phải đối mặt với áp lực tài chính căng thẳng. Trong khi đó, cơ chế tài chính cho doanh nghiệp tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí nhiều năm qua vẫn chưa có sự thay đổi phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, PVEP không thể cân đối nguồn tài chính cho phát triển khai thác bổ sung các giếng mới khi sản lượng tại các giếng cũ sụt giảm và tài chính cho tìm kiếm thăm dò phát hiện dầu khí mới để gia tăng trữ lượng.Sớm xây dựng quy chế tài chính phù hợp
Theo Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Quỳnh Lâm, hiện có hai nguồn tiền có thể dùng cho tìm kiếm thăm dò dầu khí là từ phía nước ngoài và của phía Việt Nam đóng góp. Thực tế là Vietsovpetro với cơ chế linh hoạt hơn giữa hai Chính phủ nên đã vấn đề nguồn tiền cho Quỹ Tìm kiếm thăm dò đã được xử lý. Trong khi đó, phần còn lại của PVN mà PVEP là người đại diện tham gia vào các dự án dầu khí thì lại chưa được phê duyệt. PVEP có mặt trong tất cả các dự án có yếu tố nước ngoài, vì vậy nếu PVEP không có tiền góp thì các dự án dầu khí này cũng không thể triển khai được, ông Lâm cảnh báo. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều lệ của Tập đoàn và PVN mong Chính phủ cũng sớm phê duyệt Quy chế tài chính cho Tập đoàn để có căn cứ pháp lý trích Quỹ tìm kiếm thăm dò. Những năm trước, khoản tiền đầu tư cho tìm kiếm thăm dò khá lớn, có lúc thành công, cũng có lúc thất bại nhưng đó là quy luật chung của nghề tìm dầu trên toàn thế giới. Vì vậy, khoản đầu tư tìm kiếm thăm dò không thành công cần phải được hạch toán theo đúng thông lệ quốc tế. Chứ cứ như hiện nay, không có cơ chế xử lý, để tích tụ lại thì chẳng khác nào “gông đeo lên cổ”, ông Lâm giãi bày.Tổng Giám đốc PVEP Ngô Hữu Hải cho biết, nguồn vốn cho tìm kiếm thăm dò năm 2018 của PVEP hiện đang thiếu ít nhất 150 triệu USD. Chỉ tiêu sản lượng khai thác của Tổng Công ty năm 2018 cũng sẽ sụt giảm khoảng 1 triệu tấn dầu quy đổi so với năm 2017. Hiện PVEP đang triển khai các giải pháp cải thiện điều kiện tài chính, xếp hạng các dự án đầu tư để tạm dừng/giãn, tiết giảm chi phí, tái cơ cấu danh mục dự án, tái cơ cấu tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, để PVEP có thể hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018, Chính phủ, bộ ngành và PVN cần sớm giải quyết để PVEP không phải nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 4.807 tỷ đồng bởi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp của PVEP đã được nộp đầy đủ theo từng hợp đồng dầu khí. Bên cạnh đó, Chính phủ và bộ ngành cho phép hoàn trả PVN/PVEP phần lợi nhuận 5.633 tỷ đồng đã nộp thừa năm 2014 để thực hiện phân bổ các giếng khoan tìm kiếm thăm dò không thành công năm 2014 của PVEP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 30/6/2016. Ông Nguyễn Quỳnh Lâm cũng cho hay, trong lúc chờ quy chế tài chính được phê duyệt, với tình hình tài chính hiện nay, PVN/PVEP sẽ tiếp tục giải pháp tình thế mời các nhà thầu dầu khí nước ngoài tham gia vào một số lô dầu khí và nhường lại vai trò điều hành để họ đóng góp phần tài chính cần thiết thay cho PVN/PVEP như năm 2017 vừa qua. Bên cạnh đó, PVN bám sát diễn biến giá dầu năm 2018 để cân đối hợp lý sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành; đồng thời ứng dụng triệt để các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác dầu khí. Ngoài ra, PVN sẽ điều phối hợp lý giữa sản lượng khai thác, xuất khẩu và chế biến để đảm bảo hiệu quả giữa chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước của Chính phủ, đảm bảo an ninh năng lượng và hiệu quả của chính PVN./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Chính phủ tiếp tục đồng hành cùng PVN
12:57' - 12/01/2018
Sáng 12/1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
-
Chuyển động DN
PVN sẽ gia tăng trữ lượng dầu khí trong năm 2018
20:03' - 09/01/2018
Năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò thẩm lượng, phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt từ 10 - 15 triệu tấn dầu quy đổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: PVN tiếp tục sản xuất kinh doanh hiệu quả, khẳng định chủ quyền quốc gia
14:02' - 03/01/2018
Sáng 3/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Sau "trả giá đắt", PVN phải đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp
09:26' - 18/11/2017
Với giá đắt phải trả sau nhiều năm triển khai các dự án đầu tư yếu kém, bài học “khắc cốt ghi tâm” với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lúc này chính là phải đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam và VRG kết nối chuỗi giá trị để tăng trưởng xanh
21:22' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Petrovietnam và VRG đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai tập đoàn kinh tế nhà nước để cùng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh.
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1
19:31' - 22/05/2025
Trong thời gian chưa dời đi, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật đối với 5 lĩnh vực: xây dựng, phòng cháy chữa cháy, thuế, đất đai và bảo vệ môi trường.
-
Doanh nghiệp
Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách hưởng miễn trừ tự vệ với thép
19:01' - 22/05/2025
Cơ quan Phòng vệ thương mại của Vương quốc Anh (TRA) đã thông báo điều chỉnh danh sách các nước đang phát triển hưởng miễn trừ và thay đổi hạn ngạch thuế quan biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép.
-
Doanh nghiệp
Hàng ngàn vị trí việc làm được tuyển dụng tại các tập đoàn đa quốc gia
18:22' - 22/05/2025
Nhiều doanh nghiệp quốc tế, tập đoàn đa quốc gia như Nestlé Việt Nam, Transcosmos Vietnam, Indomie, Tokio Marine, WooriBank… đăng tuyển hàng trăm vị trí việc làm hấp dẫn.
-
Doanh nghiệp
Cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Người lãnh đạo gần gũi của ngành Dầu khí Việt Nam
18:09' - 22/05/2025
Ngành Dầu khí Việt Nam mãi mãi ghi nhớ hình ảnh một nhà lãnh đạo gần gũi, sâu sát, luôn dành cho lớp lớp cán bộ công nhân viên những tình cảm đặc biệt. Đó chính là cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Doanh nghiệp
BSR sản xuất nhiên liệu đặc chủng cho quân đội góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng
17:50' - 22/05/2025
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tiên phong sản xuất nhiên liệu đặc chủng cho quân đội, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng của đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khôi phục chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung từ ngày 25/5
17:49' - 22/05/2025
Sau 5 năm tạm dừng hoạt động do dịch COVID-19, đoàn tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung sẽ chính thức hoạt động trở lại từ ngày 25/5/2025.
-
Doanh nghiệp
Phú Mỹ cung ứng gần nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè Thu
16:25' - 22/05/2025
Phú Mỹ dự kiến đưa ra thị trường gần nửa triệu tấn phân bón, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn cao điểm vụ Hè Thu và mùa mưa.
-
Doanh nghiệp
Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ
15:07' - 22/05/2025
16 tổ chức đại diện cho người tiêu dùng châu Âu mới đây đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản đối chính sách phí hành lý của bảy hãng hàng không giá rẻ.