Khai thác tối đa dư địa cho tăng trưởng
Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu ngân sách Nhà nước… tiếp tục tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm chính là những yếu tố tạo đà cho tăng trưởng cả năm 2025.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, Cục trưởng Cục Thống kê, Bộ Tài chính, bà Nguyễn Thị Hương cho rằng, 6 tháng cuối năm, các địa phương cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng; đồng thời, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.
Đánh giá dư địa tăng trưởng kinh tế trong các quý tiếp theo, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trưởng ban Ban Hệ thống tài khoản Quốc gia, Cục Thống kê cho rằng, đầu tư công sẽ là động lực quan trọng. Chính sách và giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt là các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia như: các tuyến đường bộ cao tốc, cảng hàng không, các dự án vành đai đô thị lớn, dự án năng lượng… đang được thúc đẩy triển khai.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo sẽ là động lực then chốt, mang tính chiến lược thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững. Sự bùng nổ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo sẽ mở ra các cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động sản xuất để giảm chi phí nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh.Mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế trong năm 2025 sẽ tạo ra dư địa rất lớn cho tăng trưởng kinh tế, chủ yếu thông qua việc cung cấp nguồn vốn dồi dào để kích thích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng toàn xã hội.
Bên cạnh đó, tiêu dùng được hỗ trợ bởi các chính sách tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ 1/7 đối với nhiều mặt hàng hóa và các chính sách thương mại kích cầu tiêu dùng trong nước. Các khoản hỗ trợ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ góp phần thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư, tích lũy tài sản, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ các dư địa tăng trưởng, Cục Thống kê cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 như sau: 6 tháng đầu năm tăng 7,52%, 6 tháng cuối năm tăng 8,42%, cả năm tăng 8%; trong đó, quý I tăng 7,05%, quý II tăng 7,96%, quý III tăng 8,33%, quý IV tăng 8,51%. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng 8%, thực sự còn nhiều thách thức phía trước. Xung đột chính trị giữa các quốc gia, chính sách thuế đối ứng của Mỹ và một vài yếu tố khác nữa có thể tạo ra những "biến số" khó lường. Thực tế này đòi hỏi các động lực tăng trưởng phải tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, tiếp đà tăng trưởng đã đạt được trong 6 tháng đầu năm. Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương được tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo: trong xu thế kinh tế toàn cầu suy giảm tăng trưởng, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn, phấn đấu đạt từ 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng từ 2 con số những năm tiếp theo. Theo đó, Thủ tướng cũng đã nêu rõ yêu cầu cần tăng tốc, tập trung huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 11-12% so với năm 2024 để phục vụ mục tiêu tăng trưởng; đồng thời, tăng tốc mạnh mẽ, bứt phá giải ngân 100% vốn đầu tư công trước 31/12/2025.Về phía Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ và các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động, linh hoạt, kịp thời thực thi các giải pháp nhằm giữ nhịp và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Theo đó, Chính phủ tiếp tục đột phá trong cải cách thể chế, kiến tạo, vận hành nhà nước quản trị quốc gia hiệu lực, hiệu quả, phục vụ doanh nghiệp. Rà soát loại bỏ tất cả các quy định chưa phù hợp trong Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước, những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện giải ngân vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các địa phương cần nắm bắt xu hướng, tận dụng thời cơ, phát huy tối đa các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng là giải pháp quan trọng đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế năm 2025 và những năm tiếp theo; khai thác hiệu quả, tận dụng lợi thế của các FTA để gia tăng xuất khẩu thay thế lượng suy giảm đối với thị trường Mỹ; đồng thời, cần có chiến lược chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu; tập trung phát triển xuất khẩu dịch vụ nhằm xử lý thực trạng nền kinh tế luôn nhập siêu dịch vụ, đặc biệt thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ mấy năm gần đây luôn ở mức cao. Bà Phí Thị Hương Nga, Trưởng ban Ban thống kê công nghiệp và xây dựng, Cục Thống kê cho rằng, các địa phương cần đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển các lĩnh vực công nghiệp mới nổi như chip, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp hỗ trợ, đảm bảo an ninh năng lượng. Bên cạnh đó, Cục Thống kê sẽ liên tục cập nhật các kịch bản về tăng trưởng, lạm phát, từ đó đề xuất với Chính phủ thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế; đồng thời, theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, tình hình quốc tế và khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước; đảm bảo nguồn cung với mức giá phù hợp đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân. Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, Chính phủ đồng hành cùng Quốc hội cần khẩn trương thể chế hoá, ban hành chính sách, giải pháp triển khai nhanh, hiệu quả Bộ tứ trụ cột chiến lược tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế phát triển minh bạch, cạnh tranh lành mạnh; chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tăng cường khả năng ứng phó với biến động toàn cầu, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi, thu nhập lao động tăng hơn 10%
10:46' - 08/07/2025
Các chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực, hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm đang tăng lên.
-
Kinh tế tổng hợp
Để kinh tế đêm thêm “tỏa sáng”
10:22' - 08/07/2025
Tại nhiều địa phương, nhất là đô thị phát triển mạnh du lịch, dịch vụ, các mô hình, hoạt động kinh tế đêm đã và đang thể hiện rõ sức hút đặc biệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về chính sách, pháp luật đất đai
10:48'
Sáng 10/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 01 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh xin ý kiến về dự án siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD
10:17'
Chủ tịch UBND TP. HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin ý kiến về đề xuất đầu tư dự án siêu Trung tâm dữ liệu dành riêng cho phát triển trí tuệ nhân tạo và trung tâm dữ liệu trị giá khoảng 2 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:15'
Sáng 10/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 47.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Quan hệ Việt Nam – Mỹ tiến tới tầm cao mới
10:15'
Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời phỏng vấn TTXVN về lĩnh vực hợp tác mà 2 nước có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Mozambique mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
08:24'
Người đứng đầu Chính phủ Mozambique khẳng định nước này coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như khai khoáng, năng lượng, viễn thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.