Khai thác tối đa lợi ích của đô thị hóa tại châu Á
Theo nhận định của Rana Hasan, Giám đốc phụ trách Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nguyên nhân chủ yếu là thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị, thiếu sự quản lý giá nhà hợp lý, trong khi quy hoạch không gian và kinh tế đô thị không đồng bộ.
Các thành phố luôn đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế quốc gia. Đây cũng là nơi tập trung người lao động và các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự đổi mới và chia sẻ các tài nguyên như cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn.Theo dự báo của Liên hợp quốc (LHQ), tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á, vào năm 2050 sẽ có 3 tỷ người sống ở các vùng đô thị - khu vực bao quanh các thành phố và thị trấn, chiếm gần 2/3 dân số ở lục địa này. Con số này tăng từ 1,8 tỷ người, tương đương khoảng một nửa dân số, trong năm 2017.
Chuyên gia Rana Hasan khuyến nghị các nhà quy hoạch, quản lý đô thị cần hiểu rõ và chi tiết quá trình đô thị hóa của quốc gia. Các nguồn dữ liệu mới là rất cần thiết, bởi nếu chỉ dựa vào những số liệu thống kê chính thức, các nhà quản lý thường không nắm bắt được quá trình đô thị hóa thực tế của các thành phố.Ví dụ, một số dữ liệu về địa giới hành chính đô thị được thu thập từ nhiều thập kỷ trước. Hình ảnh vệ tinh cho thấy tiến trình đô thị hóa đang mở rộng tại nhiều thành phố ở châu Á theo một cách tự nhiên, vượt ra ngoài địa giới hành chính.Nghiên cứu của ADB về Thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập ở các thành phố châu Á, bao gồm gần 1.460 đô thị mở rộng tự nhiên trên khắp các quốc gia đang phát triển ở châu Á, trong đó có các đô thị ở Trung Quốc (680), Ấn Độ (320) và Indonesia (93).
Bên cạnh đó, các thành phố đang dần hợp nhất để tạo thành các cụm đô thị: Từ 476 đô thị tự nhiên tách biệt vào năm 1992 đã liên kết với nhau để tạo thành 124 cụm đô thị hay siêu đô thị vào năm 2016.Cụm đô thị lớn nhất là Thượng Hải ở trung tâm cùng các thành phố vệ tinh - nơi sinh sống của 91,5 triệu người và bao gồm tổng cộng 53 đô thị phát triển tự nhiên ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử, bao gồm cả Nam Kinh và Hàng Châu.
Điều này có nghĩa là quá trình quy hoạch đô thị không thể chỉ dừng lại ở khía cạnh địa giới thành phố. Mạng lưới giao thông hiệu quả kéo dài từ các khu dân cư đến nơi làm việc có vai trò thúc đẩy rất lớn trong việc thu hút lao động đến làm việc tại các thành phố.Đối với các cụm đô thị, việc đưa ra quyết định về nơi xây dựng những cơ sở hạ tầng quan trọng như các cơ sở xử lý nước và rác thải, trung tâm trung chuyển giao thông, các không gian xanh và khu công nghiệp, đòi hỏi sự phối hợp giữa các đơn vị chính quyền địa phương.Tuy nhiên, hiện nay các công ty hoạt động trong các cụm thành phố đang phàn nàn về các “nút thắt” trong cơ sở hạ tầng và quy định.
Hạ tầng giao thông công cộng trong nội đô hoặc cụm đô thị sẽ góp phần tạo điều kiện hoạt động tốt cho cả doanh nghiệp cũng như năng suất lao động. Điều này đòi hỏi mạng lưới phương tiện công cộng nhanh, rẻ và hiệu quả. Các thành phố ở châu Á cần tập trung vào mặt trận này.Các thử nghiệm sử dụng ứng dụng Google Maps ở 278 thành phố cho thấy tình trạng tắc nghẽn nặng nề trong thời gian phương tiện lưu thông cao điểm ở nhiều thành phố lớn, như Metro Manila ở Philippines, Dhaka ở Bangladesh và Bengaluru ở Ấn Độ.
Theo khảo sát, 199 thành phố có tình trạng giao thông công cộng đặc biệt thiếu thốn với 25% các chuyến đi không thể thực hiện bằng phương tiện công cộng. 75% còn lại, thời gian di chuyển bằng phương tiện công cộng (tính cả thời gian đi bộ đến và từ điểm trung chuyển) dài hơn ba lần so với đi bằng ô tô.Điều này cho thấy rõ ràng các thành phố ở châu Á cần đầu tư nhiều hơn vào giao thông công cộng để các doanh nghiệp có thể thu hút lao động và phát triển thịnh vượng. Hệ thống giao thông đô thị cần có sự kết hợp và quản lý hiệu quả giữa tàu hỏa, xe buýt, taxi, dịch vụ chia sẻ xe và các loại hình phương tiện khác để cải thiện khả năng di chuyển của người dân. Bên cạnh đó, quản lý giá nhà hợp lý cũng là yếu tố rất quan trọng để thu hút người lao động đến làm việc và sinh sống ở đô thị. Tuy nhiên, phân tích của ADB cho thấy tại hơn 90% các thành phố, giá nhà nằm ngoài khả năng chi trả của các hộ gia đình có thu nhập trung bình.Các nhà hoạch định cần kết hợp giữa các chính sách giữa cung và cầu, bao gồm cả việc đánh giá lại các quy định sử dụng đất có thể vô tình hạn chế nguồn cung bất động sản.
Cuối cùng, các đô thị kết nối với nhau và với các khu vực nông thôn thông qua dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và con người. Tăng trưởng kinh tế quốc gia có thể mạnh mẽ và cân bằng một phần phụ thuộc vào các thành phố cỡ trung bình và thậm chí các thị trấn chuyên phân phối nông sản. Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào giao thông liên tỉnh hiệu quả.Bên cạnh nguồn ngân sách công còn hạn chế, các thành phố lớn nên thu hút nhiều hơn nguồn tài trợ của khu vực tư nhân. Các cụm đô thị lớn có lợi thế trong việc thu hút đầu tư tư nhân, bởi các trung tâm kinh tế - xã hội này hứa hẹn cơ hội phát triển cho các công ty lựa chọn địa điểm đặt trụ sở hoặc nhà máy ở đây.Thêm vào đó, việc phân bổ ngân sách nhà nước cần được tính toán kỹ lưỡng. Nhiều đô thị cỡ trung bình với dân số từ 1-5 triệu người hay thậm chí một số thành phố nhỏ hơn với dân số nửa triệu người vẫn thu hút người lao động di cư.
Tốc độ đô thị hóa ổn định tại châu Á mang lại những cơ hội chưa từng có cho khu vực, giúp tạo việc làm, đảm bảo tăng trưởng dài hạn và mạnh mẽ. Các chính phủ cần có đề án quy hoạch đô thị và hoạch định chính sách một cách toàn diện và phù hợp với thực tiễn để không bỏ lỡ những tiềm năng đó./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc sẽ đạt trên 50%
12:31' - 08/11/2019
Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 50-52% với ít nhất 3 đô thị đạt chuẩn đô thị quốc tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Giám sát lượng phát thải khí thải nhà kính trong lĩnh vực đường sắt đô thị
17:37' - 05/11/2019
Khi số lượng người tham gia giao thông chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang hệ thống đường sắt đô thị, không khí và chất lượng sống đô thị sẽ được cải thiện.
-
Kinh tế & Xã hội
Hành trình đến mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh
12:09' - 17/10/2019
Những mô hình phát triển kinh tế mà phải đánh đổi bằng việc hy sinh tài nguyên môi trường thì đó không phải là tăng trưởng xanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.