Khảo sát: Nhật Bản đối mặt với nguy cơ "bão giá"
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, một kết quả khảo sát mới đây do công ty phân tích dữ liệu tín dụng tư nhân Teikoku Databank thực hiện cho thấy, 68 trên tổng số 105 doanh nghiệp được hỏi đã trả lời sẽ tăng giá hoặc có kế hoạch tăng giá trong thời gian tới, tức là chiếm tỷ lệ khoảng 60%.
Số lượng mặt hàng dự kiến tăng giá là khoảng 8.300, nhiều hơn 2.000 đầu sản phẩm so với đợt khảo sát vào tháng trước và mức tăng trung bình vào khoảng 12%.
Theo chủng loại, thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, đồ đông lạnh, thịt nguội… chiếm tỷ lệ cao nhất với 3.600 mặt hàng các loại và mức tăng trung bình là 13%. Nguyên nhân chủ yếu là giá lúa mì và dầu ăn nhập khẩu tăng mạnh. Tiếp đó, là các sản phẩm đồ uống và rượu với khoảng 1.100 mặt hàng và mức tăng giá trung bình là 15%. Ngoài nguyên nhân giá nguyên luyện đầu vào như mạch nha, ngô… tăng giá mạnh cũng như giá dầu thô tăng đẩy chi phí sản xuất chai nhựa tăng theo, thì việc đồng yên mất giá cũng làm tăng chi phí nhập khẩu rượu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, có khoảng 1.700 mặt hàng gia vị sẽ tăng giá với mức trung bình 10%, 500 mặt hàng bánh kẹo sẽ tăng giá với mức trung bình 11% và 400 mặt hàng làm từ bột mì sẽ tăng giá với mức trung bình 9%. Trong số 8.300 sản phẩm dự kiến tăng giá trong thời gian tới thì có tới 3.100 sản phẩm sẽ tăng giá tập trung vào hai tháng Sáu và Bảy, biến mùa Hè năm nay tại Nhật Bản trở thành “mùa tăng giá”.Giới chuyên gia kinh tế nhận định, nếu giá nguyên liệu trên thế giới còn tăng trong khi giá trị đồng yên vẫn duy trì ở mức yếu như hiện tại thì “cơn sốt tăng giá” tại Nhật Bản sẽ vẫn chưa dừng lại trong 6 tháng cuối năm./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhật Bản tiếp tục điều chỉnh chương trình trợ giá xăng dầu
18:39' - 29/04/2022
Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định điều chỉnh chương trình trợ giá nhiên liệu khẩn cấp để giảm bớt tác động của việc giá dầu thô tăng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.
-
Thị trường
Chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình và mức lương trung bình tại Nhật Bản tiếp tục tăng
08:48' - 06/04/2022
Chi tiêu dùng thực tế của các hộ gia đình tại Nhật Bản trong tháng 2/2022 đạt 257.878 yên, tăng 1,1% so với tháng trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56'
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12'
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09'
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm