“Khoảng lặng” trong các hoạt động khai thác khi giá dầu giảm
Những diễn biến tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sụt giảm mạnh.
Trong bối cảnh đó, môi trường giá thấp đã buộc các công ty năng lượng lớn phải siết chặt hoạt động thăm dò và khai thác dầu, ngay cả khi việc tìm ra các mỏ dầu mới là yếu tố quyết định sự tồn tại của họ.
Lâu nay, dầu khí vẫn là lĩnh vực kinh doanh chính của ngành năng lượng, mặc dù nhiều khu vực trên thế giới đang có xu hướng chuyển dần sang năng lượng sạch hơn như năng lượng gió. Stephen Brennock, chuyên gia phân tích thuộc công ty môi giới dầu PVM, chia sẻ với hãng tin AFP rằng các công ty dường như không thể thu được lợi nhuận từ các hoạt động tìm kiếm dầu nếu triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu và môi trường giá cả tiếp tục ở mức thấp. Theo đó, chuyên gia Brennock khẳng định ông không kỳ vọng các hoạt động khoan dầu sẽ phục hồi trong trung hạn và “thay vào đó, các chuyên gia sẽ buộc phải chuyển hướng sang tăng cường danh mục năng lượng xanh để tồn tại”. Theo nhóm nghiên cứu Westwood, so với các kế hoạch được công bố trước khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện, số dự án thăm dò ở vùng Biển Bắc của Vương quốc Anh đến nay đã giảm đến 70%, trong khi ở ngoài khơi bờ biển Na Uy, con số này là 30%. Tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã cắt giảm tổng cộng 30% các dự án thăm dò, tương đương với mức giảm đầu tư lên tới 10 tỷ USD (8,4 tỷ euro). Trong khi đó, cũng tại Mỹ, có đến hơn 30 công ty khai thác dầu đã nộp đơn phá sản trong năm nay, theo công ty luật Haynes & Boone. Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, các đối thủ của ExxonMobil là ENI, BP và Equinor cũng đã thực hiện các động thái tương tự, khiến các nhà thầu phụ (bao gồm cả tập đoàn dịch vụ dầu khí CGG của Pháp), dự kiến doanh thu giảm đến 40% trong năm nay. Nhóm nghiên cứu Rystad Energy ước tính, nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức 40 USD/thùng như hiện tại, sẽ có thêm 150 công ty có thể bị “xóa sổ” vào năm 2022. Trong bối cảnh đó, chuyên gia phân tích Raphaela Hein của JBC Energy nhận định: “Các chương trình khoan dầu sẽ bị cản trở trong thời gian tới, không chỉ ở khu vực dầu đá phiến của Mỹ mà còn ở những khu vực khác. Đây là hậu quả của các biện pháp cắt giảm chi phí”. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng hoạt động khai thác và tìm kiếm mỏ dầu mới vẫn sẽ được thực hiện, dù có thể ở mức độ thấp hơn một chút, để phục vụ các kế hoạch dài hạn. Tất nhiên điều này cũng sẽ góp phần đảm bảo sự sống sót của các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, chuyên gia Hein nói rằng các dự án ở Bắc Cực dường như là "không khả thi về mặt kinh tế". Giá dầu đã phục hồi mạnh sau khi rơi xuống ngưỡng âm trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19, song mức tăng là không bền vững trong các hợp đồng giao dịch dầu chủ chốt của thế giới như dầu Brent Biển Bắc và dầu ngọt nhẹ WTI.Trong tuần trước, giá dầu đã một lần nữa “rơi” mạnh xuống dưới ngưỡng 40 USD/thùng.
Nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB cho biết: “Các thị trường hiện tại không tin tưởng vào tương lai ngành dầu mỏ và việc các hoạt động khai thác dầu sẽ giảm trong bao lâu phụ thuộc vào diễn biến giá dầu”. Mặc dù vậy, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 8/2020 đã phê duyệt kế hoạch khoan dầu và khí đốt tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực ở Alaska. Điều này khiến các nhà hoạt động môi trường phẫn nộ. Chuyên gia Hein nhận định, trong khi cuộc khủng hoảng giá dầu đang khiến những dự án tầm cỡ như vậy trở nên khó thực hiện, các mục đích chính trị có thể vẫn tạo ra điều khác biệt./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Làn sóng phá sản của các nhà khai thác dầu khí nước sâu
05:00' - 10/07/2020
Đại dịch COVID-19 đã giáng đòn mạnh vào các nhà sản xuất năng lượng và các công ty vận hành giàn khoan dầu khí ngoài khơi dự kiến sẽ phải đối mặt với làn sóng phá sản thứ hai chỉ trong vòng bốn năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Panasonic khai trương nhà máy sản xuất pin thứ 2 tại Mỹ giữa nhiều khó khăn
09:06' - 15/07/2025
Ngày 14/7, tập đoàn Panasonic của Nhật Bản khai trương một nhà máy sản xuất pin lớn trị giá 4 tỷ USD tại Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong nước.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.