Không có quy hoạch tổng thể, các đô thị lớn “càng chống càng ngập”
Việt Nam là một trong trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh, bên cạnh những ưu điểm do đô thị hóa mang lại thì vẫn còn ẩn chứa một số hạn chế, bất cập.
Có chuyên gia cho rằng, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã gây ra lũ lụt ở các đô thị lớn. Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt không phải là nước lũ mà do mưa to, cường độ lớn, tập trung trong thời gian ngắn tạo lượng nước mặt vượt quá khả năng chứa của các hồ điều hòa và tiêu thoát của hệ thống kênh, cống ngầm tiêu thoát nước đô thị. Đầu tháng 12/2018, cơn mưa tầm tã mấy ngày cuối tuần làm hai thành phố Đà Nẵng và Hội An ngập chìm trong nước. Nước tràn vào với tốc độ chóng mặt khiến nhiều công trình bị ngập úng, trường học phải đóng cửa. Mặc dù vậy, đây lại là lần đầu tiên cả Hội An và Đà Nẵng rơi vào tình trạng nước ngập do mưa xảy ra trên diện rộng khiến thành phố rơi vào tình trạng trở tay không kịp, nhiều hoạt động “tê liệt”. Nhận xét về thực trạng chưa mưa đã ngập tại các đô thị lớn, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) từng chia sẻ, nếu không có một quy hoạch tổng thể thoát nước mới, một bản quy hoạch đủ thông minh ứng phó với tiến trình phát triển đô thị mới và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu thì dù có bỏ ra bao nhiêu tiền đi chăng nữa, các đô thị lớn vẫn sẽ “càng chống càng ngập”. Quy hoạch được nói ở đây theo ông Trần Huy Ánh là phải gộp quy hoạch thoát nước và quy hoạch đô thị. Trở lại câu chuyện của Đà Nẵng mới đây, lượng mưa ghi nhận trong 24 giờ ngày 8/12/2018 đạt mức cao kỷ lục 635mm/ngày, cao nhất kể từ năm 1975 đến nay. Bởi vậy, theo chuyên gia đô thị Trần Quốc Thái, với lượng mưa lớn như vậy thì hệ thống thoát nước sẽ rơi vào tình trạng bất khả kháng. "Bình thường, một cái lavabo rửa tay, cho dù vặn vòi nước to hết cỡ thì nó cũng sẽ tiêu được hết lượng nước xả ra như thiết kế. Thế nhưng, chỉ cần hứng thêm 1 chậu nước nhỏ, dội ào vào cùng lúc thì chắc chắn nước sẽ tràn ra ngoài chứ không xuống hết theo đường thoát từ lavabo được", hình ảnh được ông Thái đưa ra so sánh. Ở một góc nhìn khác, Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng cần có cái nhìn đa chiều. Các đô thị được hình thành lên phải nương vào địa hình tự nhiên. Với đô thị ven biển, người ta thường nghĩ khó ngập vì nước sẽ đổ hết ra biển.Thế nhưng, thực tế hiện nay, đường ven biển, khu ven biển đều đã trở thành các resort. Khi xây dựng resort, chủ đầu tư chỉ tính cao độ để các này không bị ngập chứ không quan tâm đến cốt nền chung của cả đô thị. Ngay như sông Hàn (Đà Nẵng) cũng đang bị khai thác quá mức xây dựng lấn chiếm khai thác quá mức ảnh hưởng đến sự lưu thoát của dòng chảy. Cùng đó, quy hoạch chung lại thiếu sự kết nối giữa các dự án.
Trong khi đó, hệ thống thoát nước của đô thị hiện hữu thường tính không phải đổ thẳng ngay ra biển mà là đổ ra sông, trải qua quá trình rồi mới ra biển. Nhưng hiện nay, những dòng sông và hệ thống cống thoát nước trong đô thị cũng không kiểm soát được. Cốt nền đô thị không kiểm soát được nên cốt để thoát nước cũng bất lực. - Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng nhận xét. Phát triển đô thị một cách tuỳ tiện đã phá vỡ quy hoạch. Không riêng gì Đà Nẵng, ông Võ Tiến Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, tại Thủ đô, những trận mưa có lưu lượng đến 50mm/2 giờ, hệ thống thoát nước cơ bản đáp ứng được, nhưng với mưa từ 50mm - 100mm/2 giờ, trên địa bàn sẽ xuất hiện 18 điểm ngập úng nặng. Đặc biệt, với những trận mưa trên 100mm/2 giờ hoặc trận mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn dưới 40 phút, hệ thống thoát nước thành phố sẽ quá tải và phát sinh thêm nhiều điểm ngập úng mới. Hiện quy định về xác định cao độ nền xây dựng là một yêu cầu bắt buộc được nghiên cứu và thiết kế trong quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, hiện vẫn không có quy định chung về độ cao bao nhiêu giữa nền nhà dân và lòng đường vì phải dựa vào bản đồ thiết kế, quy hoạch để tính toán cao độ nền cho từng khu vực cụ thể. Để khống chế cao độ nền ở mức hợp lý, đồng bộ thì quy hoạch chi tiết phải tuân thủ. Kiến trúc sư Phạm Anh Quân chia sẻ, dù đã có quy định về cốt nền cho từng khu vực nhưng việc quản lý, giám sát thực hiện không tốt khiến tình trạng loạn cốt nền đường diễn ra phổ biến cả trong sửa chữa, cải tạo và làm đường mới. Việc này khiến nhiều tuyến đường khi mở mới rất lem nhem, người dân thì phải sửa nhà. Có gia đình phải tôn nền đến mấy chục phân, chấp nhận cảnh từ nền lên trần thấp tè. Lại có nhà nền cao hơn vỉa hè gần nửa mét, dở khóc dở cười khi phải bắc thang vào nhà. Trong khi đó, tình trạng ngập úng cục bộ tại Hà Nội ngày càng gia tăng - kiến trúc sư này dẫn chứng. Bởi vậy, trước tình trạng loạn chuẩn cốt nền vẫn đang diễn ra khá phổ biến và không bị kiểm soát, đã đến lúc quy định về cao độ nền khống chế cần được các thành phố quan tâm để đảm bảo hài hòa không gian kiến trúc và góp phần giải quyết tình trạng ngập úng trên địa bàn. Theo Kiến trúc sư Phạm Anh Quân, việc xác định cao độ nền khá quan trọng vì nó giúp khống chế, bảo đảm thoát nước cho khu vực, bảo vệ các công trình xây dựng. Do vậy, khi lập dự án, các đơn vị đầu tư cần chú ý đến kết nối giữa công trình với hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước cũng như giao thông... Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, trong quy hoạch xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn luôn phải chú trọng để các khu đất dự kiến quy hoạch không rơi vào tình trạng ngập úng do lũ lụt, mưa lớn; hạn chế thiệt hại trước ảnh hưởng của thiên tai. Một trong những giải pháp được tính đến là khi quy hoạch đô thị chọn cao độ xây dựng khống chế chuẩn xác./. Xem thêm:>>Hà Nội: Khẩn trương khắc phục úng ngập tại đường Lê Trọng Tấn
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mưa lớn tại Quảng Nam khiến nhiều ngôi nhà ngập trong nước
18:53' - 10/12/2018
Đến khoảng cuối giờ chiều 10/12, tại Quảng Nam trời vẫn tiếp tục mưa to đến rất to.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng tiếp tục mưa lớn gây ngập cục bộ nhiều nơi
18:43' - 10/12/2018
Các tuyến đường Lê Duẩn, Ông Ích Khiêm, Quang Trung, Đống Đa, Lý Tự Trọng (Đà Nẵng)... bị ngập, đã làm cho nhiều xe máy, ô tô chết máy giữa đường, giao thông đi lại khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
"Loay hoay" bài toán giải quyết ngập cho Sân bay Tân Sơn Nhất
15:24' - 06/12/2018
Tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang nêu vấn đề ngập tại quận Tân Bình, trong đó có khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất bởi dự án cải tạo kênh Hy Vọng chậm triển khai.
-
Đời sống
Đã xuất hiện một số điểm úng ngập sau trận mưa đêm tại Hà Nội
08:24' - 21/07/2018
Trong gần một tuần qua trên địa bàn Hà Nội ghi nhận có nhiều trận mưa với lượng mưa khác nhau.
-
Kinh tế & Xã hội
Bạc Liêu chống úng ngập cứu lúa
14:26' - 16/07/2018
Tỉnh Bạc Liêu đang chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương nhanh chóng thực hiện các giải pháp tháo thoát nước nhằm bảo vệ diện tích lúa.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Mahakumbh Mela 2025 ghi dấu là lễ hội lớn nhất nhân loại
07:00' - 16/02/2025
Lễ hội Mahakumbh Mela 2025 đã đi vào lịch sử như một trong những lễ hội lớn nhất của nhân loại với hơn 500 triệu tín đồ đã thực hiện nghi lễ tắm thánh tại Triveni Sangam, bang Uttar Pradesh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/2
05:00' - 16/02/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 16/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Công viên chủ đề Harry Potter đầu tiên tại Trung Quốc
07:00' - 15/02/2025
Một công viên chủ đề Harry Potter mới sẽ mở cửa tại Thượng Hải vào năm 2027, trở thành công viên đầu tiên loại này tại Trung Quốc và là công viên thứ 3 sau công viên ở London và Tokyo (Nhật Bản).
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 15/2
05:00' - 15/02/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 15/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 15/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Đặc sắc nghi lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc
14:16' - 14/02/2025
Ngày 14/2 (17 tháng Giêng năm Ất Tỵ), trên núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương diễn ra nghi lễ tế trời đất cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, mùa màng bội thu.
-
Đời sống
Top lời chúc lãng mạn cho bạn trai ngày Valentine
10:09' - 14/02/2025
Nếu bạn đang tìm kiếm những lời chúc Valentine ngọt ngào, lãng mạn và ý nghĩa cho bạn trai của mình, hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây.
-
Đời sống
“Điện năng từ bước chân” - Sáng kiến của học sinh Ninh Thuận
09:54' - 14/02/2025
Dự án "Tạo điện năng từ những bước chân" không chỉ thể hiện khả năng vận dụng kiến thức đã học, mà còn là kết quả của quá trình tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và nỗ lực của các em.
-
Đời sống
Món quà tình yêu “xa xỉ” giữa thời bão giá
09:33' - 14/02/2025
Sự bùng nổ giá hạt ca cao-nguyên liệu chính làm nên chocolate đang khiến những món quà dịp lễ tình nhân 14/2 trở nên xa xỉ hơn bao giờ hết.
-
Đời sống
Gợi ý lời chúc lãng mạn, ý nghĩa cho bạn gái ngày Valentine
09:33' - 14/02/2025
Đối với các chàng trai, việc gửi đến bạn gái những lời chúc lãng mạn, ngọt ngào và ý nghĩa nhân ngày Valentine là cách tuyệt vời để ghi dấu yêu thương trong trái tim người ấy.