Khu vực Mỹ Latinh cần sản xuất vaccine riêng để vượt qua đại dịch
Theo một báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa Liên hợp quốc (UNESCO), trước những thách thức, cơ hội và sự cần thiết, khu vực Mỹ Latinh và Caribe cần phải tự sản xuất riêng vaccine để vượt qua đại dịch COVID-19.
Sản lượng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm trên thế giới vẫn còn hạn chế dẫn tới việc chậm chễ trong khâu đảm bảo thời gian giao hàng theo các hợp đồng ký kết. Do vậy, theo UNESCO, phải đến năm 2022 Mỹ Latinh mới có thể hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số.
Báo cáo cho biết nhu cầu dự kiến đối với vaccine COVID cho năm 2021 là gần 11,5 tỷ liều, chỉ để đáp ứng 75% dân số thế giới và đạt được miễn dịch cộng đồng. Nhưng các công ty dược phẩm đã tuyên bố rằng họ sẽ chỉ có thể sản xuất khoảng 9,5 tỷ USD, ít hơn 18% so với yêu cầu.
Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng đến cuối năm nay, ngành dược phẩm sẽ chỉ sản xuất được 6 tỷ liều, ít hơn 48% so với dự kiến.
Thêm vào đó là vấn đề tiếp cận bất bình đẳng đối với vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới. Các dự báo chỉ ra rằng ngay cả các quốc gia có tiến độ tiêm chủng nhanh tại khu vực Mỹ Latinh như Mexico, Brazil, Argentina, Colombia và Peru cũng sẽ không đạt được tiêm chủng với phác đồ hoàn chỉnh cho 70% dân số trước cuối năm 2021, ngưỡng chủng ngừa để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Để vượt qua đại dịch, báo cáo chỉ ra rằng khu vực cần không phụ thuộc vào nguồn cung cấp vaccine bên ngoài và điều đó sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các quốc gia hợp tác hỗ trợ các dự án phát triển vaccine, tạo ra các chiến lược trao đổi về kinh nghiệm và hỗ trợ công nghệ và hình thành các liên minh cung cấp vaccine trong khu vực.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định một số trở ngại đối với việc đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng loạt vaccine ở Mỹ Latinh và Caribe, bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu nguyên liệu thô, hạn chế xuất khẩu và quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine.
Cũng theo báo cáo của UNESCO, trong cuộc chạy đua để có vaccine ngừa COVID-19, Argentina, Brazil và Mexico là những nhà sản xuất một phần hoặc toàn bộ một số sinh phẩm ngừa virus SARS-CoV-2, nhưng không đủ cho nhu cầu hiện tại.
Argentina và Mexico đã ký thỏa thuận hợp tác với Oxford-AstraZeneca để xản xuất vaccine, mục tiêu dự kiến là sản xuất 250 triệu liều để cung cấp cho khu vực. Bên cạnh đó, ngoài việc tham gia sản xuất vaccine AstraZeneca cùng với Argentina, Mexico cũng hợp tác với Nga để sản xuất vaccine Sputnik V, kể từ tháng 6/2021.
Đồng thời, một số quốc gia, gồm Brazil, Cuba, Mexico, Argentina, Chile và Colombia, đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19 riêng. Tuy nhiên, UNESCO khuyến cáo các quốc gia trong khu vực cần chung sức, tăng cường hợp tác, chia sẻ công nghệ, chuyển giao kiến thức, thực hiện các thỏa thuận cung cấp chung, nhằm nâng cao năng lực và hình thành các liên minh để tối ưu hóa sản xuất trong khu vực bị bị đánh giá là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19.
Khu vực Mỹ Latinh và Caribe hiện ghi nhận trên 45 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có gần 1,5 triệu ca tử vong./.
- Từ khóa :
- mỹ latinh
- vaccine
- sản xuất vaccine
- caribe
- covid1-19
- sars-cov-2
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giới khoa học: Tiêm đồng thời vaccine COVID-19 và phòng cúm mùa là an toàn
08:18' - 02/10/2021
Theo giới khoa học Anh, tiêm đồng thời vaccine phòng COVID-19 và vaccine phòng cúm mùa sẽ giúp con người tránh được nguy cơ mắc bệnh cũng như không ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine
20:52' - 01/10/2021
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1654/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”.
-
Kinh tế & Xã hội
300 tủ lạnh bảo quản vaccine phòng COVID-19 đã về đến Việt Nam
19:47' - 01/10/2021
Lô tủ lạnh này thuộc chương trình hỗ trợ của UNICEF cho Việt Nam nhằm cải thiện dây chuyền thiết bị lạnh cho chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Chỉ 2% dân số ở nhiều nước châu Phi tiêm đủ liều vaccine COVID-19
16:02' - 01/10/2021
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng một nửa số quốc gia ở châu Phi chỉ có 2% dân số hoặc ít hơn đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
-
DN cần biết
Giới doanh nghiệp Mỹ ngày càng ủng hộ quy định bắt buộc nhân viên tiêm vaccine
10:43' - 01/10/2021
Nhiều công ty lớn ở Mỹ ngày 30/9 đã có những động thái thể hiện sự ủng hộ đối với quy định bắt buộc nhân viên tiêm vaccine.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bloomberg: Boeing đang đàm phán bán ít nhất 150 máy bay 737 MAX cho Riyadh Air
09:06'
Hãng tin Bloomberg News ngày 28/5 đưa tin nhà sản xuất máy bay Boeing Co đang đàm phán thỏa thuận bán ít nhất 150 máy bay 737 MAX cho hãng hàng không khởi nghiệp Riyadh Air của Saudi Arabia.
-
Ý kiến và Bình luận
Climate Analytics: Khả năng dư thừa các tàu chở LNG trong tương lai
16:20' - 28/05/2023
Theo nghiên cứu mới của Climate Analytics, thế giới có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) do .các quốc gia giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada đánh giá lại tình trạng thiếu lao động
14:43' - 28/05/2023
Cơ quan thống kê Canada (Statscan) công bố báo cáo cho thấy cần xem xét lại các ý kiến về việc Canada đang đối mặt tình trạng thiếu lao động trên diện rộng.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2023
15:44' - 27/05/2023
Ngày 26/5, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay và cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm lại có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ vào năm sau.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga: Hệ thống tài chính quốc tế phi tập trung có lợi cho kinh tế toàn cầu
14:13' - 25/05/2023
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 24/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ chỉ được hưởng lợi từ việc hình thành một hệ thống tài chính quốc tế phi tập trung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB cam kết kiềm chế lạm phát về mức 2%
14:00' - 25/05/2023
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cam kết sẽ "hạ nhiệt" lạm phát vốn đang tăng cao ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) xuống mức mục tiêu 2%.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed dự báo kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong năm 2023
13:58' - 25/05/2023
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo nền kinh tế nước này sẽ suy thoái nhẹ trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Alexander De Croo: Hợp tác Bỉ và Việt Nam sẽ tạo sự đổi mới sáng tạo
10:29' - 25/05/2023
Theo Thủ tướng Bỉ, Việt Nam là cửa ngõ vào khu vực của mình còn Bỉ giữ vị trí trung tâm châu Âu. Mỗi nước đều có thế mạnh riêng và nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra sự đổi mới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế Anh
07:52' - 25/05/2023
Kinh tế Anh có thể tăng trưởng khoảng 0,4% trong năm 2023, một phần do giá năng lượng "hạ nhiệt". Hồi tháng 4/2023, IMF dự báo nền kinh tế Anh sẽ giảm khoảng 0,3%.