WHO: Chỉ 2% dân số ở nhiều nước châu Phi tiêm đủ liều vaccine COVID-19
Theo WHO, trong tổng số 54 quốc gia ở lục địa Đen, 15 quốc gia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số tính đến ngày 30/9, đạt mục tiêu toàn cầu do Hội đồng y tế thế giới, cơ quan hoạch định chính sách y tế cao nhất trên thế giới, đề ra hồi tháng 5 vừa qua.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, nhà điều phối vaccine ở châu Phi thuộc WHO Richard Mihigo nhấn mạnh: "Những dữ liệu mới nhất cho thấy thành quả khiêm tốn song vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu mà WHO đề ra là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số châu lục vào cuối năm nay".
Ông Mihigo cho biết hoạt động phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi đang gia tăng, song các kế hoạch giao vaccine không rõ ràng vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến châu lục này thụt lùi trong công tác tiêm chủng.
Trong tháng 9 vừa qua, tổng cộng 23 triệu liều vaccine đã tới châu Phi, tăng gấp 10 lần so với tháng 6. Theo WHO, một nửa trong số 52 quốc gia ở châu Phi đã nhận vaccine mới tiêm đủ 2 liều vaccine cho khoảng 2% dân số nước họ.
Hầu hết các quốc gia ở châu Phi đạt được mục tiêu tiêm chủng đủ liều cho 10% dân số là những nước có dân số khá ít.
Trong đó, các đảo quốc như Mauritius và Seychelles đã tiêm chủng đủ liều cho hơn 60% dân số. Maroc tiêm đủ liều vaccine cho 48% dân số, trong khi tỷ lệ ở Tunisia, Commorros và Cape Verde là trên 20%.
WHO cho biết các nước này có đủ nguồn cung vaccine và nhiều nước có thể tiếp cận các nguồn cung riêng ngoài nguồn vaccine được cung cấp thông qua cơ chế COVAX toàn cầu.
Trong tuần từ ngày 19-26/9, số ca mắc mới COVID-19 ở châu Phi đã giảm 35% xuống hơn 74.000 ca, trong khi có gần 1.800 ca tử vong được ghi nhận ở 34 quốc gia tại châu lục này.
Ông Mihigo nhấn mạnh mặc dù số ca mắc COVID-19 ở châu Phi đang trên đà giảm song các nước vẫn phải cảnh giác và tiếp tục tuân thủ các quy định phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng nơi đây vẫn còn thấp.
Cùng ngày, Bộ Y tế Ai Cập thông báo đã tiếp nhận 1,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer do Mỹ trao tặng, một phần trong sáng kiến COVAX và là lô vaccine đầu tiên trong tổng số 5 triệu liều.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, bộ trên cho biết Ai Cập đang nhanh chóng tích trữ nhiều loại vaccine phòng COVID-19 để phục vụ chiến dịch tiêm chủng cho 100 triệu người dân.
Cho đến nay, quốc gia Bắc Phi này đã tiếp nhận các loại vaccine của các hãng AstraZeneca, Sinopharm, Sputnik V, Johnson & Johnson và Sinovac. Tuần trước, Đức cũng đã cung cấp tổng cộng 2,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho Ai Cập.
Cho đến nay, cơ chế COVAX, do WHO và Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) phối hợp, đã cung cấp hơn 301 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 142 quốc gia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Anh bị phê phán kỳ thị đối với các vaccine ngừa COVID-19 đang được tiêm ở châu Phi
21:36' - 23/09/2021
Đối với hầu hết các nước trên thế giới và toàn bộ châu Phi, Anh sẽ không công nhận vaccine được tiêm tại các nước sở tại dù đó là vaccine đến từ Anh.
-
Kinh tế tổng hợp
WHO cảnh báo châu Phi có thể vỡ kế hoạch tiêm chủng cho 40% dân số trong năm nay
07:53' - 17/09/2021
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti, cho biết mục tiêu hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 40% dân số châu Phi vào tháng 12 này sẽ khó thành hiện thực.
-
Kinh tế tổng hợp
WHO hỗ trợ châu Phi tăng tốc giải mã gene và theo dõi các biến thể
17:56' - 14/09/2021
WHO đã cam kết hỗ trợ các nước châu Phi mở rộng việc giải mã gene để phát hiện sớm và theo dõi các biến thể COVID-19 mới, qua đó có thể nhanh chóng đưa ra phản ứng phù hợp và hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.