Khủng hoảng Biển Đỏ đe dọa cắt giảm 20% năng lực vận tải toàn cầu
Đây có thể là một “đòn giáng” mới vào chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới, làm gia tăng áp lực lạm phát vốn đang ở mức cao trên toàn cầu.
Ít nhất đã có 121 tàu container chuyển sang tuyến đường dài hơn, cung đường chạy qua Mũi Hảo Vọng ở nam châu Phi, để tránh Kênh đào Suez và Biển Đỏ, nơi lực lượng Houthi đang đẩy mạnh các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) và tên lửa vào các tàu thuyền qua lại trong khu vực này.
Các tàu container chiếm 30% tổng lượng vận chuyển toàn cầu với lượng hàng hóa trị giá lên đến 1.000 tỷ USD mỗi năm. Trong số đó, ước tính khoảng 10% khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua Kênh đào Suez.
Theo thông tin do tạp chí Nikkei (Nhật Bản) tổng hợp từ dữ liệu vận chuyển của Tập đoàn giao dịch chứng khoán London (LSEG), khoảng 300 tàu thuyền đã ghé qua New York và Savanna, hai thành phố cảng thuộc bang Georgia của Mỹ.
Hầu hết các tàu này là tàu container đi từ Singapore và một số cảng ở Đông Á. Một số lượng lớn các con tàu này đã được định tuyến lại và đang đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi thay vì xuyên qua Kênh đào Suez.
Công ty hậu cần Kuehne + Nagel của Thụy Sĩ cho biết, tính đến ngày 20/12 việc 121 tàu container đi đường vòng tránh qua khu vực Biển Đỏ đã ảnh hưởng đến 1,6 triệu container.Theo công ty này, so với các tuyến đường đi qua Kênh đào Suez, chuyến đi giữa châu Á và châu Âu vòng quanh Mũi Hảo Vọng sẽ kéo dài thời gian vận chuyển thêm ba đến bốn tuần nữa. Các tuyến đường đến Bờ Đông Mỹ dự kiến bị trễ thêm khoảng 5 ngày.
Kuehne + Nagel nhận định thời gian di chuyển kéo dài sẽ làm giảm 20% công suất của đội tàu container toàn cầu, dẫn đến sự chậm trễ tiềm tàng về nguồn lực vận chuyển sẵn có. Tác động dây chuyền thậm chí còn lớn hơn với khoảng 40% tàu container đang gặp phải tình trạng chậm trễ. Chuyên gia Chris Rogers tại tổ chức S&P Global cho biết: “Chi phí vận chuyển trên tuyến đường nối trục Á-Âu có thể sẽ tăng khoảng 15%, khi tính chi phí nhiên liệu trừ phí Kênh đào Suez, đồng thời cũng sẽ có thêm chi phí bảo hiểm tăng”. Ông Rogers tính toán phí vận chuyển cao hơn và sự chậm trễ trong việc giao hàng sẽ ảnh hưởng đến khoảng 47% giá các mặt hàng đồ chơi, khoảng 40% giá cả thiết bị gia dụng và khoảng 40% hàng may mặc được vận chuyển giữa các nền kinh tế châu Á và phương Tây. Bên cạnh đó, nguồn cung hàng hóa công nghiệp cũng có khả năng bị chậm trễ. Việc định tuyến lại đường đi của các con tài sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển 24% hóa chất, cũng như 22% thép cán phẳng được sử dụng trong ngành ô tô và 22% dây cách điện và pin cho ô tô. Theo Nikkei, có những dấu hiệu cho thấy sự chậm trễ đã ảnh hưởng đến giá bán lẻ ở Mỹ. Ông Jon Gold, Phó Chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (Mỹ), ngày 21/12, chia sẻ sự gián đoạn vận tải biển đang khiến thời gian vận chuyển của các nhà bán lẻ tăng thêm từ hai tuần trở lên. Chúng dẫn đến giá cước tăng và giá hàng hóa cuối cùng sẽ tăng theo.- Từ khóa :
- Biển đỏ
- vận tải biển
- vận tải
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Vận tải biển, thương mại quốc tế chưa hết nỗi lo về Biển Đỏ
05:30' - 21/12/2023
Biển Đỏ chưa ở vào tình cảnh đóng cửa. Nhưng bất ổn an ninh quanh eo Bab Al Mandeb đang gây ra những hệ lụy tiêu cực đối với hoạt động vận tải, thương mại toàn cầu.
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngành vận tải biển tìm cơ hội thoát lỗ
09:23' - 20/11/2023
Doanh nghiệp ngành vận tải biển có kết quả kinh doanh không mấy tích cực, thậm chí nhiều công ty “ngậm ngùi” báo lỗ.
-
DN cần biết
Trung hòa khí thải trong vận tải biển nhờ công nghệ WindWings
10:04' - 21/10/2023
WindWings là kết quả hợp tác giữa tập đoàn tư nhân toàn cầu Cargill, tập đoàn Mitsubishi, công ty Bar Technologies và Yara Marine Technologies.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chất lượng cao
16:30'
Tổng đầu tư tài sản cố định trong lĩnh vực đường sắt Trung Quốc dự kiến sẽ vượt 800 tỉ nhân dân tệ (111,3 tỉ USD) trong năm 2024. Tổng chiều dài của hệ thống đường sắt quốc gia là 162.000 km.
-
Kinh tế Thế giới
Japan Airlines nối lại hoạt động sau sự cố mạng
16:22'
Chiều 26/12, hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của Nhật Bản thông báo đã tìm ra và giải quyết nguyên nhân gây sự cố khiến nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế bị chậm trễ.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế của các nước SNG dự kiến đạt 4,7% năm 2024
16:04'
Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước thành viên Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) dự kiến sẽ đạt 4,7% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Nga vượt mức dự báo
14:47'
Người dân lo ngại nhất về giá sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt và cá tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ cấm đèn huỳnh quang vào cuối năm 2027
14:02'
Nội các Nhật Bản đã phê duyệt việc sửa đổi sắc lệnh của Chính phủ nhằm cấm sản xuất cũng như nhập khẩu và xuất khẩu tất cả các loại đèn huỳnh quang dùng để chiếu sáng thông thường vào cuối năm 2027.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh năm 2024 tăng trưởng 7,17%
13:27'
Dù đối diện nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã về đích với mức tăng trưởng khá đạt 7,17%.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức
12:48'
Ngành đóng tàu Hàn Quốc khởi đầu từ những năm 1970 đã nhanh chóng bắt kịp các nhà máy đóng tàu Nhật Bản, châu Âu và vượt qua Nhật Bản vào cuối những năm 1990 để chiếm vị trí số 1 thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của Thái Lan có thể đạt mức cao lịch sử
10:38'
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn nguồn tin Bộ Thương mại Thái Lan cho biết xuất khẩu của nước này đang trên đà đạt mức cao kỷ lục là 300 tỷ USD trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thúc đẩy thanh toán quốc tế bằng tiền kỹ thuật số
10:35'
Nga là một trong những quốc gia dẫn đầu toàn cầu về khai thác đồng bitcoin.