Khủng hoảng dầu mỏ sẽ thay đổi ngành công nghiệp năng lượng thế giới?
Trang The Guardian Australia đăng bài viết của chùm tác giả Damian Carington, Jillian Ambrose và Matthew Taylor phân tích về cuộc khủng hoảng dầu và khả năng thay đổi của ngành công nghiệp năng lượng thế giới trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang ngày càng lan rộng.
Giai đoạn suy thoái chưa từng thấyMột câu hỏi quan trọng là liệu những gì đang diễn ra có làm thay đổi vĩnh viễn tiến trình khủng hoảng khí hậu hay không. Nhiều chuyên gia tin rằng theo thời gian, bầu khí quyển thế giới sẽ dần phục hồi, trong bối cảnh đỉnh cầu về dầu và khí đốt sẽ không bao giờ có khả năng phục hồi như trước kia.Giá dầu đã rơi xuống ngưỡng thấp nhất của gần hai thập kỷ, với khả năng sẽ còn tồi tệ hơn nữa trong thời gian tới. Giá trị của các "đại gia" dầu khí trên thị trường chứng khoán đã giảm hơn một nửa kể từ tháng Một. Ít nhất 2/3 lượng đầu tư hàng năm vào lĩnh vực dầu mỏ, trị giá khoảng 130 tỷ USD, đã bị hủy bỏ và hàng chục nghìn người mất việc làm.Ở một vài thị trường, giá dầu thậm chí rơi xuống ngưỡng "âm", tức là người bán trả tiền để người mua dầu mang về, khi mà dầu tích trữ đã tràn đầy các kho chứa.
Valentina Kretzschmar, Giám đốc Công ty nghiên cứu thuộc Trung tâm Wood Mackenzie, nói cuộc chiến về giá và đại dịch COVID-19 đã khiến ngành công nghiệp dầu và khí đốt rơi vào tình trạng hỗn loạn. Các công ty sản xuất và kinh doanh lĩnh vực này thậm chí đã phải bật nút "chế độ tồn tại".Báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs Mỹ cho biết các giếng dầu, với mức khai thác bình thường khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày, có thể sẽ phải ngừng hoạt động vì giá dầu hiện đã thấp hơn cả chi phí vận chuyển. Trong khi, số lượng giếng khoan dầu đang tăng lên "từng giờ". Jeffrey Currie, nhà lãnh đạo ngành hàng hóa của Goldman Sachs, nhận định điều này có thể dẫn đến khả năng làm thay đổi vĩnh viễn ngành công nghiệp năng lượng và địa chính trị. Nhu cầu về dầu đã giảm mạnh khi virus SARS-CoV-2 "khóa chặt" mọi người ở trong nhà và hàng nghìn chiếc máy bay nằm im trên đường băng. Kingsmill Bond, nhà phân tích của Tổ chức giám sát khí thải Carbon Tracker, nhận định virus đã khiến đỉnh cầu về nguyên liệu hóa thạch tiến tới đích sớm hơn dự đoán. Cú sốc dầu theo chu kỳ mới nhất đã tấn công một ngành công nghiệp đang hướng tới đỉnh cao cấu trúc, được tạo ra bởi các quốc gia đã cam kết đưa khí phát thải về mức 0 trong tương lai.Theo dự báo của Carbon Tracker vào năm 2018, trong điều kiện bình thường, đỉnh cầu của dầu và khí đốt sẽ đạt được vào năm 2023, sau đó dần đi xuống khi thế giới chuyển sang sử dụng các loại năng lượng tái tạo thay thế. Tuy nhiên, virus và cuộc chiến giá cả đã khiến ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh vào 2019, sớm ba năm so với dự báo.Kỷ nguyên dầu mỏ sẽ chấm dứt?Sự sụt giảm của giá dầu cũng đã phá hủy khả năng sinh lợi của các dự án khai thác dầu khí, một trong những lĩnh vực "béo bở" mà giới đầu tư lớn thường nhắm đến. Nó cũng đe dọa "ngôi vương" của các loại cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán trong hơn hai thập kỷ vừa qua.Tuần trước, Wood Mackenzie đã có bài phân tích về tác động của giá dầu, ở ngưỡng 35 USD/thùng, tới những dự án đầu tư trong năm 2020. Bà Kretzschmar nói với mức giá như vậy, 75% những dự án dầu khí mới sẽ không thể thu hồi đủ số tiền cần thiết để trang trải chi phí đầu tư.Một điểm đáng chú ý là nếu tỷ lệ lợi nhuận dự kiến cho các dự án dầu và khí đốt giảm từ 20% xuống còn 6%, thì sẽ tương đương với khoản thu được nếu đầu tư vào các dự án năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió. Theo bà Kretzschmar, dầu đã trở thành một lĩnh vực không được yêu thích bởi các nhà đầu tư và trong môi trường giá dầu như hiện nay; đây sẽ là một mặt hàng có lợi nhuận thấp, rủi ro cao và thải nhiều khí carbon.Colin Melvon, chuyên gia tư vấn của công ty Arkadiko Partners, nhận định ngành công nghiệp dầu mỏ đã chịu áp lực do các nhà đầu tư lo ngại về tình trạng khủng hoảng khí hậu gia tăng và xu hướng thắt chặt quy định để cắt giảm khí thải của các chính phủ. Ông Melvon cho rằng những gì đang diễn ra trên thị trường dầu và khí đốt sẽ khiến các nhà đầu tư cân nhắc chuyển hướng sang các dự án mang lợi ích xã hội rộng lớn hơn.Tuy nhiên, không phải mọi chuyên gia đều có cùng suy nghĩ rằng sự "mất mát" của ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ dẫn tới những lợi ích cho ngành công nghiệp xanh và môi trường. Giáo sư chính sách năng lượng Dieter Helm của Đại học Oxford cho rằng dầu sẽ vẫn giữ được thị phần của mình trên thị trường năng lượng thế giới trong dài hạn vì dầu rẻ hơn các loại năng lượng sạch khác, và đó là tin xấu trên quan điểm khí hậu.Ông Dieter Helm cho rằng để đảm bảo sự phục hồi kinh tế xanh, sau khủng hoảng virus SARS-CoV-2, đòi hỏi những chính sách "có chủ ý" từ các chính phủ. Theo ông, đây là thời điểm thích hợp để ban hành thuế carbon.Cơ hội lịch sửCác chính phủ đang triển khai nhiều gói tài chính khổng lồ để kích thích nền kinh tế toàn cầu vượt qua sự tàn phá của đại dịch. Nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20 đã thống nhất sẽ đóng góp kinh phí 5.000 tỷ USD, nhưng vẫn chưa chắc chắn khoảng tiền này sẽ được giải ngân như thế nào. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hứa sẽ thực hiện các biện pháp khẩn cấp phù hợp với chương trình Thỏa thuận Xanh và Fatih Birol. Giám đốc điều hành tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuyên bố đây là "cơ hội lịch sử" để thúc đẩy đầu tư và lĩnh vực công nghệ năng lượng, giúp cắt giảm khí thải nhà kính.Tuy nhiên, gói cứu trợ đại dịch COVID-19 trị giá 2.000 tỷ USD của Chính phủ Mỹ vẫn dành tới 60 tỷ USD cho các hãng hàng không đang gặp khó khăn và cung cấp những khoản vay lãi suất thấp cho các công ty nhiên liệu hóa thạch, mà không yêu cầu bất kỳ một hành động nào từ phía họ, để ngăn chặn tình trạng khẩn cấp của khí hậu. Trong khi đó, Chính phủ Canada cũng cho biết sẽ hỗ trợ các công ty dầu khí vay tiền "trang trải cuộc sống".Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có nhiều hy vọng cho rằng hàng nghìn tỷ đô la sẽ được "xuất kho" để làm xanh nền kinh tế, nhưng nhiên liệu hóa thạch và khí thải của chúng vẫn tiếp tục phát triển. Ông Bond nói sự khác biệt lớn giữa hiện tại và năm 2008, đó là chi phí năng lượng tái tạo hiện thấp hơn so với chi phí cho nhiên liệu hóa thạch. Không có bất kỳ điểm nào cho thấy xu hướng duy trì các tài sản nhiêu liệu hóa thạch có chi phí cao và không bền vững.Adrienne Buller, nhà kinh tế học hàng đầu tại Ngân hàng Common Wealth của Australia, cho rằng chính phủ tại các nước như Anh, Mỹ và Canada nên xem xét quốc hữu hóa các tập đoàn dầu khí lớn. Ông nói các công ty nhiên liệu hóa thạch không được phép tạo ra các sai lầm. Bất cứ sự cứu trợ ở mức tối thiểu nào cũng nên đi kèm với các cổ phiếu đại chúng của công ty và các điều kiện mạnh mẽ về bảo vệ môi trường, khí hậu, sự chuyển dịch từ sản xuất các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch.Cơ quan thương mại công nghiệp toàn cầu, Hiệp hội các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt quốc tế (IOGP), khẳng định các thành viên của hiệp hội có vai trò quan trọng sau đại dịch. Người phát ngôn của IOGP nói dầu và khí đốt đóng vai trò quan trọng trên thị trường năng lượng toàn cầu và sẽ tiếp tục duy trì vị thế đó trong tương lai. Vẫn còn quá sớm để có thể dự đoán được các tác động trung hạn có thể xảy ra. Ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt đã có một lịch sử ứng phó thành công với các tình huống khó khăn. Do đó, IOGP tin rằng ngành này sẽ sớm thích nghi như đã từng đạt được trước kia.Tuy nhiên, bất kể điều gì có thể xảy ra, ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt cũng sẽ không bao giờ trở lại được thời kỳ "huy hoàng", sau "cú đánh" của đại dịch và cuộc chiến giá cả. Các công ty nổi lên từ cuộc khủng hoảng sẽ không phải là những công ty dầu khí đang có. Theo ông Bond, thế giới sẽ được chứng kiến sự suy giảm của các công ty dầu khí, sự tái cấu trúc và thay đổi căn bản./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bước đi rón rén của các "đại gia" trên thị trường dầu mỏ
17:10' - 10/04/2020
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga hôm 9/4 đã đồng ý cắt giảm sâu sản lượng dầu nhằm chấm dứt cuộc chiến thị phần đang khiến giá năng lượng lao dốc mạnh trong nhiều tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia và Nga nhất trí cắt giảm sản lượng dầu thô 10 triệu thùng/ngày
11:00' - 10/04/2020
OPEC cùng các nước sản xuất dầu hàng đầu khác, còn gọi là OPEC+, Saudi Arabia và Nga đã nhất trí sơ bộ về kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô tới 10 triệu thùng/ngày trong 2 tháng, từ ngày 1/5 tới.
-
Hàng hoá
Indonesia sẽ ngừng xuất khẩu khí đốt sang Singapore vào năm 2023
07:39' - 09/02/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia ngày 7/2 đã quyết định dừng các chuyến hàng khí đốt đến Singapore trong 3 năm tới để phục vụ nhu cầu trong nước.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc có thể tạm dừng nhập khẩu khí đốt của Australia
11:07' - 06/02/2020
Australia đang đối mặt với nhiều thách thức khi Trung Quốc có thể tạm dừng nhập khẩu khí đốt bất khả kháng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.
-
Hàng hoá
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống
07:42' - 21/11/2024
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gây áp lực lên giá dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu đứng vững giữa loạt yếu tố trái chiều
15:31' - 20/11/2024
Giá dầu duy trì ổn định trong phiên thứ hai liên tiếp vào chiều 20/11, khi có lo ngại về leo thang căng thẳng Nga-Ukraine có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga.