Trung Quốc có thể tạm dừng nhập khẩu khí đốt của Australia
Các nhà xuất khẩu khí đốt của Australia đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong bối cảnh Trung Quốc, nước nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất, có khả năng sẽ tạm dừng giao dịch bất khả kháng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
Tiêu thụ dầu mỏ của thế giới trong một tháng qua đã giảm khoảng 20%. Nhiều nhà phân tích lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục hạn chế khối lượng nhập khẩu LNG, cho thấy hoạt động công nghiệp tại nước này bắt đầu yếu đi. Phó chủ tịch Tập đoàn Wood Mackenzie phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Gavin Thompson, nhận định nhu cầu LNG đã giảm đáng kể từ đầu tháng 1/2020, đặc biệt là từ các thương lái Trung Quốc. Theo công ty tư vấn Năng lượng EnergyQuest, động thái này mang lại những rủi ro lớn cho ngành xuất khẩu LNG thế giới nói chung và Australia nói riêng, nơi cung cấp 46% nhu cầu LNG của Trung Quốc trong năm 2019.Bên cạnh đó, Australia cũng sẽ chịu những rủi ro khác khi ba công ty dầu khí lớn của Trung Quốc cũng đang nắm giữ cổ phần đáng kể của một số cơ sở sản xuất trong nước, bao gồm Sinopec là đối tác của APLNG, CNOOC là đối tác của QCLNG và PetroChina thuộc liên doanh Arrow Energy do Shell điều hành.
Dự kiến, giá LNG giao ngay trên thị trường thế giới giảm mạnh sẽ làm đau đầu các khách hàng Trung Quốc, vốn đang bị ràng buộc trong các hợp đồng ký kết với các nhà xuất khẩu Australia.Nhà phân tích Saul Kavonic của Credit Suisse cho biết, nhà mua LNG Trung Quốc đang chịu áp lực do nhu cầu suy yếu và giá LNG hiện tại thấp hơn so với giá đã ký trước đó.
Ông Kavonic nói một điểm khó khăn khác nữa đó là có khả năng việc vận chuyển và giao hàng LNG sẽ trở nên khó khăn do các cảng biển tại Trung Quốc sẽ bị đóng cửa giao dịch.Ngược lại, việc cách ly 14 ngày đối với các tàu Australia trở về từ Trung Quốc, sau ngày 1/2, có thể gây ra sự chậm trễ và tắc nghẽn tại các cảng của Australia, đặc biệt là tại bang Queensland, thủ phủ của các nhà máy sản xuất khí LNG.
Nhu cầu LNG của Trung Quốc bùng nổ trong vài năm qua. Tính riêng trong năm tài chính 2017-2018, nhu cầu của nước này đã tăng 51% và trong năm 2018-2019 tăng 27%. Mặc dù vậy, nhu cầu LNG của Trung Quốc trong năm ngoái đã giảm khoảng 9%, báo hiệu giai đoạn bão hòa của thị trường. Năm 2019, Australia đã chính thức trở thành nhà xuất khẩu LNG số một thế giới, với tổng sản lượng 77,5 triệu tấn, thu về khoảng 49 tỷ AUD (33,32 tỷ USD)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch do virus Corona: Có thể làm chậm hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc
17:35' - 05/02/2020
Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng Larry Kudlow đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn của Fox Business Network ngày 4/2.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng vì virus Corona
05:30' - 05/02/2020
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố dịch cúm gia cầm tái phát ở miền Trung. Động thái này ngay lập lức đã làm tăng thêm lo ngại giữa bối cảnh quốc gia Đông Á đang "quay cuồng" với virus Corona chủng mới.
-
DN cần biết
Tôm hùm Australia bị ùn ứ vì dịch virus Corona
15:21' - 04/02/2020
Hàng trăm tấn tôm hùm Australia đang bị tồn ứ do không thể xuất khẩu sang Trung Quốc khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới (nCoV) đang hoành hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.