Nợ chính phủ toàn cầu sẽ chạm mức kỷ lục 71.600 tỷ USD trong năm 2022
Một báo cáo mới đấy của công ty quản lý tài sản Vương quốc Anh Janus Henderson ước tính nợ chính phủ toàn cầu sẽ tăng 9,5% lên mức kỷ lục 71.600 tỷ USD vào năm 2022, trong khi các khoản vay mới cũng dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Trong báo cáo Chỉ số Nợ Nhà nước hàng năm lần thứ hai mới được công bố hôm 6/4, Janus Handerson dự báo nợ chính phủ toàn cầu sẽ tăng 9,5% trong năm nay, chủ yếu do Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc "đóng góp". Song phần lớn các quốc gia dự kiến cũng sẽ tăng vay nợ.
Báo cáo cho biết nợ chính phủ toàn cầu đã tăng 7,8% vào năm 2021 lên 65.400 tỷ USD khi mọi quốc gia được đánh giá đều ghi nhận việc tăng vay nợ, trong khi chi phí trả nợ giảm xuống mức thấp kỷ lục 1.010 tỷ USD, tương đương lãi suất thực tế chỉ 1,6%. Sang năm 2022, mức chi trả nợ dự kiến sẽ tăng đáng kể 14,5% (trên cơ sở đồng tiền không đổi) lên 1.160 tỷ USD. Vương quốc Anh sẽ cảm nhận được tác động mạnh mẽ nhất từ việc tăng lãi suất và lạm phát phi mã đối với số lượng đáng kể các khoản nợ gắn với chỉ số của nước này, bên cạnh các chi phí liên quan đến việc thu hẹp dần chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Trong khi đó, một báo cáo về tình hình vay nợ toàn cầu mới nhất từ cơ quan xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings công bố hôm 5/4 cho hay tổng giá trị các khoản vay chính phủ mới dự kiến sẽ đạt 10.400 tỷ USD vào năm 2022, cao hơn gần 30% so với mức trung bình trước đại dịch COVID-19. Nhà phân tích tín dụng Karen Vartapetov của S&P Global Ratings nhận định hoạt động vay nợ sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu vay để trả nợ cao, bên cạnh các thách thức đối với việc bình thường hóa chính sách tài khóa đến từ đại dịch COVID-19, lạm phát cao ... Báo cáo nhấn mạnh rằng các tác động kinh tế vĩ mô toàn cầu của xung đột Nga – Ukraine dự kiến sẽ tạo thêm áp lực đối với nhu cầu về tài trợ từ chính phủ, trong khi các điều kiện tiền tệ thắt chặt hơn sẽ làm tăng chi phí cho hoạt động này.Điều này đặt ra một vấn đề đau đầu hơn nữa đối với nhiều quốc gia vốn đến nay vẫn "vật lộn" để khôi phục đà tăng trưởng kinh tế và cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính ngoại tệ, cũng như những nước đã phải gánh khoản lãi nợ rất lớn.
Ở các nền kinh tế tiên tiến, chi phí đi vay dự kiến sẽ tăng nhưng có khả năng vẫn ở mức cho phép các chính phủ có thời gian củng cố ngân sách và tập trung vào các cải cách để kích thích tăng trưởng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan có thể tăng trưởng thấp hơn dự báo trong năm 2022
14:22' - 06/04/2022
Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) Supant Mongkolsuthree, người chủ trì cuộc họp JSCCIB hôm 5/4, cho biết nền kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ tăng trưởng trong khoảng 2,5-4%.
-
Kinh tế Việt Nam
ADB: Giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 6,5%
14:14' - 06/04/2022
ADB ghi nhận tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức 6,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và thương mại cùng nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Ngân hàng Thế giới hạ tốc độ tăng trưởng kinh tế Lào
10:08' - 06/04/2022
Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào trong năm 2022 xuống còn 3,8% và 3,3 % trong kịch bản xấu nhất, giảm so với dự đoán tăng trưởng 4,5% được đưa ra vào tháng 10/2021.
-
Ý kiến và Bình luận
WB nhận định về con đường phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022-2024
18:47' - 05/04/2022
Kinh tế Việt Nam đang tiến từng bước trên con đường phục hồi kể từ sau đợt giãn cách kéo dài trong quý III/2021 vì đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Hải quan cam kết tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng
15:53'
Tổ chức Hải quan Thế giới vừa ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề của năm 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng".
-
Tài chính
JPMorgan Chase xoa dịu lo ngại về chính sách thuế của ông Trump
08:43'
Giám đốc điều hành ngân hàng JPMorgan Chase, cho rằng nhiều người đang lo ngại quá mức và chưa đủ niềm tin vào kế hoạch của ông Trump.
-
Tài chính
Hải quan Bình Dương đặt mục tiêu thu ngân sách 18.200 tỷ đồng
15:18' - 23/01/2025
Năm 2025, Cơ quan Hải quan Bình Dương đặt mục tiêu thu ngân sách 18.200 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, lực lượng hải quan sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý hiện đại và chuyển đổi số.
-
Tài chính
Xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân đón Tết và giáp hạt 2025
10:41' - 23/01/2025
Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa ban hành các quyết định, yêu cầu Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo để hỗ trợ người dân ở 8 địa phương đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt năm 2025.
-
Tài chính
Kho bạc Nhà nước triển khai nhiệm vụ năm 2025
10:40' - 23/01/2025
Kho bạc Nhà nước yêu cầu lãnh đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
-
Tài chính
Trước 15/3, tất cả các cửa hàng xăng dầu áp dụng hóa đơn điện tử
10:40' - 23/01/2025
Tổng cục Thuế yêu cầu trước 15/03/2025, đạt 100% các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế áp dụng giải pháp kết nối tự động phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.
-
Tài chính
Anh đối mặt nguy cơ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công
09:10' - 23/01/2025
Theo ONS, thâm hụt chi tiêu công trong tháng cuối của năm 2024 tăng mạnh là do chi tiêu cho dịch vụ công, phúc lợi, lãi suất nợ công và chuyển nhượng vốn đều tăng.
-
Tài chính
Mỹ khởi động quá trình xây dựng quy định về tiền điện tử
14:22' - 22/01/2025
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày 21/1 vừa công bố thành lập một lực lượng đặc nhiệm để phát triển khung pháp lý cho tài sản tiền điện tử.
-
Tài chính
Tp. Hồ Chí Minh hướng tới vị thế trung tâm tài chính quốc tế
10:59' - 22/01/2025
Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về chiến lược thu hút nguồn vốn và đối tác quốc tế, hướng tới mục tiêu đưa Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và thế giới.