Khủng hoảng lương thực đáng lo ngại hơn một năm trước
Đánh giá về tình trạng an ninh lương thực thế giới một năm sau khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, Sébastien Abis, chuyên viên Viện Quan hệ Chiến lược và Quốc tế (IRIS), đồng thời là tác giả của cuốn "Địa chính trị về lúa mỳ" (2023), nhận định "tình hình sắp tới còn đáng lo ngại hơn cách đây một năm".
Phát biểu trên tạp chí La Tribune của Pháp, chuyên viên Sébastien Abis cho rằng đây là một trong những hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine, khiến hàng triệu tấn ngũ cốc bị tắc nghẽn tại các cảng của Ukraine trên Biển Đen.Thị trường lương thực vốn đã rất mong manhMặc dù từ tháng 7/2022, một thỏa thuận giữa Ukraine và Nga đã cho phép khai thông nút giao thương này, nhưng nguy cơ khủng hoảng lương thực thế giới vẫn tiếp tục đeo bám vì việc sản xuất và xuất khẩu những nguyên liệu thô này, vốn rất quan trọng đối với tình hình an ninh lương thực của một số quốc gia, vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.Theo chuyên viên Sébastien Abis, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, bị tắc nghẽn sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, đã được nối lại nhờ thỏa thuận được ký kết giữa hai nước vào ngày 22/7/2022 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vẫn chưa được loại bỏ.Từ trước khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, sự cân bằng về nguồn cung và nhu cầu lương thực đã rất mong manh. Từ năm 2000 đến nay, thế giới đã phải chứng kiến 11 lần tiêu thụ lúa mỳ hàng năm vượt quá sản lượng thu hoạch. Cuối tháng 2/2022 khi xung đột nổ ra, việc Ukraine ngừng xuất khẩu ngũ cốc đã gây ra mối quan ngại lớn trên trường quốc tế. Điều này tạo ra khoảng cách giữa cung và cầu vì không có quốc gia nào khác ngoại trừ Nga có thể tăng sản lượng để bù đắp cho những thiếu hụt ngũ cốc từ Ukraine.Tiếp đó, vào mùa Xuân, quyết định của Ấn Độ, vốn có một vụ thu hoạch khá tốt, nhằm giữ lại một phần sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực cho nước họ cũng làm gia tăng căng thẳng trên thị trường.Do đó, hành lang xuất khẩu được thiết lập vào cuối tháng 7/2022 cực kỳ có giá trị, cho phép Ukraine xuất khẩu phần phần còn lại của vụ mùa cũ trong những tuần đầu tiên của tháng 8. Tuy nhiên, loại ngũ cốc này, được xuất khẩu vào mùa Hè và mùa Thu năm ngoái, là loại được thu hoạch vào năm 2021. Do đó, chất lượng bảo quản và vệ sinh không còn được đảm bảo.Thỏa thuận đã được gia hạn cho đến ngày 18/3 tới, cho phép Ukraine xuất khẩu tổng cộng 21 triệu tấn ngũ cốc và dầu mỏ. Đây là một khối lượng đáng kể và cần thiết cho sự cân bằng toàn cầu, nhưng điều này không thể che giấu một thực tế rằng sản lượng thu hoạch của Ukraine hiện đang sụt giảm.Do xung đột, nước này đã thu hoạch ít hơn vào năm 2022 và sẽ còn thu hoạch ít hơn nữa vào năm 2023. Điều đó sẽ làm giảm năng lực xuất khẩu của nước này trong thời gian tới. Mặt khác, việc kéo dài hiệu lực của hiệp định dựa trên ý chí của Nga, nên độ tin cậy là không chắc chắn bởi hiệp định có thể bị thay đổi hoặc chấm dứt bất cứ lúc nào. Hiện nay, Nga đang sử dụng thỏa thuận này để đề cao vai trò của họ trong việc duy trì an ninh lương thực toàn cầu. Do đó, cho đến ngày 18/3, tương lai thỏa thuận này vẫn rất mong manh.Cuối cùng, thỏa thuận đã được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy mà năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ có đến 4 sự kiện quan trọng phải quan tâm nhiều hơn, đó là cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng Năm, bầu cử Quốc hội sẽ diễn ra sau đó, lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước vào tháng 10 và trên hết là việc xử lý thảm họa động đất đã làm thay đổi một chút nội dung tranh luận các vấn đề ưu tiên trong chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Tayyip Erdogan. Do đó, không có gì đảm bảo rằng nước này sẽ tham gia tích cực vào tiến trình thực hiện thỏa thuận như trong năm 2022.Những mối đe dọa tiềm tàng khácNgoài căng thẳng về nguồn cung đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào ngũ cốc của Ukraine, sự bấp bênh trong việc xuất khẩu lương thực của Ukraine cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá của các nguyên liệu thô và có thể lại trở nên bất ổn khi ngày gia hạn của thỏa thuận đang đến gần.Đó là chưa kể đến giá lương thực trên thực tế đã từng đạt đỉnh ngay cả trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, do hai năm khủng hoảng dịch bệnh, và từ tháng 2/2022 đến nay giá vẫn luôn ở mức cao.Trước đó, một tấn lúa mỳ được bán với giá từ 150 đến 200 euro. Từ tháng 2 đến tháng 5/2022, giá đã tăng mạnh từ 260 lên 430 euro/tấn. Hiện giá chưa giảm nhiều và 1 tấn lúa mỳ vẫn được giao dịch ở mức khoảng 300 euro. Điều tương tự cũng xảy ra với 1 tấn ngô từng có giá 320 euro vào tháng 2/2022, đã tăng lên 390 euro vào tháng 5/2022 trước khi giảm xuống mức hiện nay là 300 euro.Căng thẳng đã đè nặng lên thị trường ngũ cốc ngay cả trước khi bắt đầu cuộc xung đột. Ban đầu, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi đại dịch COVID-19 làm suy yếu hệ thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia, làm tăng giá nguyên liệu thô và vận chuyển. Sau đó, xung đột giữa hai siêu cường nông nghiệp là Nga và Ukraine làm gia tăng thêm những khó khăn này.
Chưa kể đến việc hiện thế giới đang ở trong thời kỳ được đặc trưng của “các trò chơi”, trong đó các quốc gia sử dụng các vấn đề nông - lương như một lợi thế để gây ảnh hưởng về mặt địa chính trị. Do đó, có thể thấy rằng tình hình an ninh lương thực hiện nay thậm chí còn đáng lo ngại hơn một năm trước.Nhiều quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới đang gặp khó khăn về lương thực và nông nghiệp. Đặc biệt đối với các quốc gia châu Phi, trong đó đứng đầu là khu vực châu Phi cận Sahara, cũng như ở Nam Sudan, Somalia, Ethiopia và Nigeria. Đây là những quốc gia đang bị mất mùa nặng nề do xung đột nội bộ, hiểm họa khí hậu cùng với áp lực nhân khẩu học rất lớn.Châu Á và một số nước Mỹ Latinh cũng bị ảnh hưởng. Tại Hội nghị thượng đỉnh về lương thực thế giới năm 2021, Liên hợp quốc đã cảnh báo hiện có 3 tỷ người đang trong tình trạng mất an ninh lương thực, trong đó 1 tỷ người ở mức nghiêm trọng và 2 tỷ người ở mức trung bình. Riêng châu Âu do ít bị ảnh hưởng, nên có xu hướng “nhắm mắt làm ngơ” trước tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu tăng cao trong thế kỷ này.Cũng cần lưu ý rằng bản thân người dân Ukraine cũng đang phải đương đầu với tình trạng mất an ninh lương thực chưa từng có và nông dân nước này đang gặp rất nhiều khó khăn. Ở những nơi khác trên thế giới, tại các nước phát triển như ở châu Âu, chi phí sản xuất đã tăng lên rất nhiều do lạm phát, đặc biệt là giá năng lượng, cũng như giá phân bón. Do đó, không có nơi nào trên thế giới mà cuộc khủng hoảng nông nghiệp và lương thực không phải là vấn đề lo ngại.Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến thu hoạch ngũ cốc. Các hiện tượng như El Niño và La Niña, thể hiện sự biến động dị thường trong hệ thống khí quyển – đại dương xảy ra ở vùng xích đạo Thái Bình Dương, đã có những tác động nhất định đến chế độ gió, nhiệt độ nước biển, lượng mưa và do đó cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.Những vấn đề biến đổi khí hậu không phải là mới và ngày càng có nhiều quốc gia phải gánh chịu hậu quả, không chỉ với thời kỳ nóng hơn hoặc thậm chí là hạn hán, mà còn cả về nguy cơ lượng mưa có thể giảm ở khắp mọi nơi, hoặc là không ổn định. Một số vùng trải qua thời kỳ có nhiều mưa và các vùng khác thì ít mưa, điều này cũng không tốt cho mùa màng. Một trong những điều đáng mừng của năm 2022 là ngoại trừ Ấn Độ có vụ thu hoạch kém hơn dự kiến do sự thay đổi thất thường của khí hậu, các quốc gia sản xuất và xuất khẩu khác không chứng kiến sự sụt giảm sản lượng. Nếu năm 2023 này, các nước đều gặp phải sự sụt giảm về sản lượng thu hoạch, khi mà đã biết chắc rằng Ukraine sẽ sản xuất và xuất khẩu ít hơn, thì tình hình có thể sẽ còn tồi tệ hơn.Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các hệ thống nông nghiệp thích ứng tốt hơn với các thách thức về khí hậu? Để tình trạng mất an ninh lương thực không trầm trọng thêm vào cuối thế kỷ này, các nước phát triển đang từ bỏ thói quen canh tác trong thế kỷ 20 và ủng hộ sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với môi trường.Nhưng liệu chúng ta có thể triển khai hành động trên cả hai mặt trận là mặt trận an ninh lương thực, để có khả năng sản xuất và nuôi sống thế giới, và mặt trận khí hậu, để có thể thích ứng với yêu cầu giảm tuyệt đối ảnh hưởng môi trường từ các hoạt động nông nghiệp, trong thế kỷ này hay không?Đó là chưa kể, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, đòi hỏi sự đoàn kết và tương hỗ giữa các khu vực và quốc gia. Một số quốc gia sẽ có nhiều năm bội thu, trong khi những quốc gia khác thì mất mùa.Tuy nhiên, hiện nay, những biến động địa chính trị trên chính trường quốc tế lại đang rạn nứt hơn bao giờ hết. Đây thực sự là một bài toán khó cần có sự vào cuộc của tất cả các quốc gia, trên quy mô toàn cầu./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá lương thực thế giới giảm gần 20% so với mức đỉnh hồi tháng 3/2022
20:25' - 03/03/2023
Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 2/2023 giảm 19% so với mức đỉnh ghi nhận tháng 3/2022 sau khi bùng phát xung đột giữa Nga và Ukraine, đồng thời đánh dấu tháng thứ 11 liên tiếp chỉ số này giảm.
-
Hàng hoá
Eurozone: Giá lương thực tăng cao khiến lạm phát “hạ nhiệt” thấp hơn kỳ vọng
09:22' - 03/03/2023
Lạm phát tại Eurozone trong tháng 2/2023 là 8,5%, giảm nhẹ so với mức 8,6% của tháng 1/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Giá lương thực tăng trở lại tạo áp lực lên người tiêu dùng
09:29' - 15/02/2023
Theo các số liệu do Cơ quan Thống kê thuộc Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 14/2, giá thực phẩm hàng tháng của nước này đã tăng nhẹ trong tháng 1/2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30'
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30'
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.