Khuyến nghị những việc doanh nghiệp cần làm để kinh doanh bền vững hơn
Bất chấp những nỗ lực phòng chống dịch bệnh của toàn hệ thống chính trị, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và gây tổn hại tới toàn nền kinh tế. Con số 85,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020 và trung bình mỗi tháng có 11,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường... thực sự gây lo lắng cho xã hội.
Vậy để làm sao chặn đà khủng hoảng này, duy trì và giữ nhịp giúp các doanh nghiệp dần ổn định để phát triển? Các doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị những gì để tiếp tục xây dựng và duy trì cấu trúc phát triển bền vững đang là điều khiến rất nhiều người quan tâm.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã trả lời phỏng vấn TTXVN với một số khuyến nghị gợi mở:
Phóng viên: Thưa ông, với mục tiêu hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững; trong đó, bao trùm các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và đủ nội lực để trụ vững và vượt qua dịch bệnh, chúng ta đã và đang làm những gì?
Ông Phan Đức Hiếu: Phát triển bền vững rõ ràng không còn là khái niệm mới mẻ. Thậm chí, chúng ta đã có sự trải nghiệm, thực hành trong nhiều năm qua. Chính phủ Việt Nam cũng đã có rất nhiều hành động cụ thể như năm 2017 có Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; trong đó cam kết thực hiện đủ 17 mục tiêu với cộng đồng quốc tế.
Từ năm 2020, Chính phủ cũng triển khai Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 và rất nhiều hành động khác. Trong bối cảnh khó khăn và nhiều thách thức trước áp lực của dịch bệnh COVID-19 và sự khủng hoảng kinh tế kéo dài như hiện nay, chắc chắn đòi hỏi cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ chính quyền, từ các địa phương và chính các doanh nghiệp trong những năm tới đây.
Chính phủ cũng đã trình Quốc hội sửa đổi Luật Thống kê. Theo đó, một trong những mục tiêu là để bổ sung những chỉ tiêu đo lường sự phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết thực hiện Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030.
Song song đó, Chính phủ cũng đang sửa đổi và sắp ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để thay thế cho chiến lược chúng ta đã ban hành vào năm 2012, đặc biệt Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân về kinh doanh bền vững.
Như vậy, có thể nói, sắp tới Chính phủ sẽ có nhiều hành động mạnh mẽ và quyết liệt để đầu tư nâng chất cho khu vực kinh tế này.
Bàn tới vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế trong bối cảnh phát triển bền vững và ứng phó với các yếu tố bất định; trong đó, có phục hồi kinh tế sau COVID-19. Như đã biết, năm 2020, khi 20 nước phát triển họp với nhau họ cũng đã đưa ra 1 kế hoạch; trong đó, đưa ra và nhấn mạnh rất nhiều mục tiêu phục hồi mạnh mẽ, phục hồi bao trùm và phục hồi để bền vững.
Với thông điệp quốc tế được đưa ra lần này rất rõ ràng. Đó là: “phục hồi kinh tế không phải gượng dậy trên con đường cũ, mà chúng ta phải phục hồi mạnh mẽ trên một con đường mới. Đằng nào thì chúng ta cũng đã và đang chịu sự tác động này rồi. Sự phục hồi của chúng ta đòi hỏi phải nhấn mạnh nhiều đến những vấn đề phát triển bền vững.
Đã có rất nhiều báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng, chính COVID đã cho thấy, một phần nguyên nhân là do trong quá trình vừa qua chúng ta chưa phát triển hoặc là chưa chú ý đầy đủ; chưa quan tâm đúng mức tới sự phát triển bao trùm hay phát triển thịnh vượng. Dịch bệnh cũng đã cho thấy sự yếu kém của chúng ta trong cái mô hình phát triển kinh tế.
Cũng chính vì vậy mà lần này, rất nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những gói kích thích kinh tế để phục hồi kinh tế với tên gọi là gói phục hồi bền vững hay gói phục hồi Xanh; trong đó, kể cả có Việt Nam.
Phóng viên: Chính phủ đã có chủ trương vậy còn sự hưởng ứng của các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?
Ông Phan Đức Hiếu: Chính phủ rất mong muốn và thúc đẩy phát triển bền vững bằng nhiều chính sách để tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhưng vấn đề đặt ra, nếu Chính phủ làm mà doanh nghiệp không làm thì có lẽ sẽ không tạo ra sự thay đổi.
Do đó, theo quan điểm của tôi, ngay cả khi không có chính sách của Chính phủ thì doanh nghiệp cũng cần phải có sự thay đổi để hướng tới phát triển bền vững.
Sự thay đổi này vì những lý do sau: Chỉ có phát triển bền vững mới gia tăng được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí. Điều đó là vì lợi ích của doanh nghiệp. Thêm nữa, cũng chính vì phát triển bền vững sẽ đem lại những tác động tích cực cho doanh nghiệp trong việc chống biến đổi khí hậu.
Thêm nữa, là vì xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân khi xã hội đang hướng tới và chỉ lựa chọn những sản phẩm xanh, sạch, hữu cơ, an toàn và... gần như hoàn hảo. Vì thế, doanh nghiệp không thể không thay đổi để đáp ứng nhu cầu thay đổi của cộng đồng.
Ở châu Âu, tới năm 2030 châu Âu sẽ không bán mới các loại xe chạy xăng hay xe chạy Diezel. Nghị viện châu Âu cũng đã quyết định, từ năm 2023 sẽ đánh thuế Carbon qua biên giới với tất cả những sản phẩm hữu hình và vô hình kể cả các loại phần mềm. Công nghệ bây giờ có thể cho phép xác định chính xác một chiếc áo sơ mi sẽ thải ra môi trường bao nhiêu Carbon.
Đó chính là cơ sở để họ đánh thuế sản phẩm. Vì thế nếu các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước mà không thay đổi mô hình hoạt động, không hướng tới quy trình sản xuất sạch hơn, an toàn hơn thì rõ ràng tính cạnh tranh sẽ bị giảm xuống và chi phí sẽ tăng và khó nắm bắt cơ hội phát triển trong tương lai. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp.
Thêm 1 chi tiết quan trọng nữa là hiện nay, khi Chính phủ các nước; trong đó kể cả Việt Nam đang đưa ra những gói kích thích kinh tế để khuyến khích doanh nghiệp. Đó không chỉ là gói hỗ trợ để giúp doanh nghiệp phục hồi một cách đơn thuần trên con đường cũ mà sẽ là những gói hỗ trợ xanh và gói hỗ trợ phát triển bền vững.
Như vậy thì, nếu doanh nghiệp không thay đổi, chính họ sẽ tự loại mình ra khỏi các đối tượng để được hưởng lợi, hoặc mất đi những cơ hội để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Phóng viên: Trong bối cảnh hiện nay, hành động của doanh nghiệp là cần làm gì, thưa ông?
Ông Phan Đức Hiếu: Năm ngoái 2020, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có 1 cuộc điều tra, theo đó có tới 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đang đầu tư, đào tạo nhân viên để hướng đến phát triển bền vững; 33% doanh nghiệp đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin để cho sản xuất bền vững hơn. Rõ ràng là doanh nghiệp đã hành động,
Sắp tới đây, theo tôi, doanh nghiệp sẽ cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa. Lời khuyên của tôi là doanh nghiệp cần hướng tới việc tái cấu trúc để không chỉ ứng phó với dịch COVID-19 hay không chỉ để duy trì sự tiếp tục trong hoạt động kinh doanh, mà còn phải thay đổi cả mô hình kinh doanh, cấu trúc kinh doanh để hướng tới việc kinh doanh bền vững hơn;
Vì lợi ích của chính bản thân doanh nghiệp và cũng vì để nâng cao năng lực hấp thụ những chính sách mà Chính phủ sẽ đưa ra những gói kích thích hướng đến phát triển nhanh và bền vững trong thời gian sắp tới.
Từ phía doanh nghiệp thì sự thích ứng hay thay đổi để hướng tới phát triển bền vững vừa mang tính chất nội tại của doanh nghiệp, vừa là yếu tố bên ngoài “ép buộc” mà doanh nghiệp không làm thì cũng phải làm để vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp có tiếp tục duy trì ưu thế?
18:29' - 12/09/2021
Giới phân tích nhận định, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển, duy trì ưu thế trên thị trường.
-
Công nghệ
Doanh nghiệp Trung Quốc có doanh thu và lợi nhuận cao nhờ dịch vụ trực tuyến
09:25' - 12/09/2021
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho hay các công ty Internet hàng đầu nước này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn tháng 1-7/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thị trưởng thành phố Tempere và các doanh nghiệp Phần Lan
21:35' - 11/09/2021
Chiều 11/9 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Helsinki, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp bà Anna- Kaisa Ikonen, Thị trưởng thành phố Tempere - thành phố lớn thứ hai của Phần Lan.
-
Doanh nghiệp
Hình ảnh tại doanh nghiệp chủ động sản xuất trong những ngày giãn cách xã hội
13:59' - 11/09/2021
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì với gần 100 công nhân, Công ty TNHH Tân Trang (Thanh Trì, Hà Nội) đã chủ động từ sớm, khắc phục khó khăn do giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 gây ra.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vận tải hành khách “đứng ngồi không yên”!
10:35' - 11/09/2021
Các doanh nghiệp vận tải hành khách tại Vĩnh Phúc đang “đứng ngồi không yên” khi phải cắt giảm thời gian hoạt động, thậm chí tạm dừng hoạt động đã nhiều ngày vì dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Các nước Thái Bình Dương cần sẵn sàng chuyển đổi kỹ thuật số và số hóa
07:56'
UNCTAD đã tổ chức hội thảo ở Fiji nhằm khuyến khích các nước Thái Bình Dương sẵn sàng thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số và số hóa để mở ra những cơ hội mới cho tăng trưởng và thịnh vượng ở khu vực.
-
Ý kiến và Bình luận
ANZ cảnh báo biến động của hệ thống ngân hàng có gây ra khủng hoảng tài chính
14:57' - 27/03/2023
Giám đốc điều hành tập đoàn ngân hàng Australia and New Zealand (ANZ), Shayne Elliott, trong phát biểu ngày 27/3 cho rằng biến động của hệ thống ngân hàng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF đánh giá cao quá trình phát triển kinh tế của Colombia
08:15' - 27/03/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra báo cáo, trong đó nhấn mạnh nền kinh tế Colombia đang trải qua quá trình chuyển đổi cần thiết để hướng tới tăng trưởng bền vững hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
WFP cảnh báo mất an ninh lương thực "chưa từng có" tại vùng Sừng châu Phi
10:46' - 26/03/2023
Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng "chưa từng có" đã kéo dài ở các quốc gia Sừng châu Phi (HOA) bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
-
Ý kiến và Bình luận
WWF khẳng định vấn đề nước là ưu tiên toàn cầu
09:03' - 25/03/2023
Ngày 24/3, Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã hoan nghênh việc Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023 đưa vấn đề nước lên làm ưu tiên trong chương trình nghị sự toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
EU lạc quan về khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng khu vực
08:07' - 25/03/2023
Ngày 24/3, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định lĩnh vực ngân hàng của châu Âu có khả năng phục hồi nhờ nguồn vốn mạnh và có tính thanh khoản cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính phủ đưa ra chương trình thương mại rõ ràng
09:06' - 24/03/2023
Ngày 23/3, các Hạ nghị sĩ Cộng hòa tại Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden cần đưa ra một chương trình thương mại rõ ràng.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ: Cần có thời gian để xem xét đưa ra luật mới sau sự sụp đổ của các ngân hàng
15:47' - 23/03/2023
Theo ông Patrick McHenry, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Mỹ, vẫn còn quá sớm để biết có cần một luật mới sau vụ sụp đổ của ngân hàng Signature Bank và Silicon Valley Bank (SVB).
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu sau khi Fed tăng lãi suất
10:26' - 23/03/2023
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) Choo Kyung-ho đã cảnh báo về nguy cơ bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu.