Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?
Để tìm hiểu về các động lực tăng trưởng cũng như các kịch bản tăng trưởng cho năm 2021, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn bà Phó Thị Kim Chi, Phó ban Dự báo Kinh tế vĩ mô, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
BNEWS/TTXVN: Bà đánh giá như thế nào về thành tích tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 và đâu là động lực tăng trưởng chính?
Bà Phó Thị Kim Chi: Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, xét về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có sức chống chịu thuộc nhóm tốt nhất khu vực và thế giới. Việt Nam là số ít các quốc gia duy trì mức tăng trưởng kinh tế dương trên thế giới, do những động lực chính từ phía cung và cầu có thể tóm tắt như sau:
Về phía cung, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt tăng trưởng khá, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 không giảm sâu. Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao hơn so với năm trước. Một số ngành công nghiệp duy trì được tăng tưởng khá, như: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu và sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học. Một số ngành mới cho thấy tiềm năng phát triển như thương mại điện tử, dịch vụ số, ngành nghề liên quan các thiết bị y tế, đồ bảo hộ gia tăng. Trong khi đó, khu vực thương mại và dịch vụ đạt mức tăng trưởng thấp do ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19.
Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm...
Về phía cầu, tăng trưởng kinh tế được giữ bởi đầu tư công, tiêu dùng nội địa và thặng dư thương mại. Đầu tư công trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP trong năm 2020 trong bối cảnh các nguồn lực khác bị hạn chế do diễn biến dịch COVID-19. Tính toán của nhóm nghiên cứu cho thấy, việc thúc đẩy đầu tư công năm 2020 đã hỗ trợ GDP tăng thêm 0,45%.
Xuất khẩu hàng hóa tăng chậm nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng. Sự cải thiện tích cực ở thị trường Mỹ và Trung Quốc và một số thị trường đối tác CPTPP phần nào bù đắp được sự suy giảm ở hầu hết các thị trường khác.
BNEWS/TTXVN:Bà đánh giá như thế nào về cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2021?Bà Phó Thị Kim Chi: Năm 2021, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng cao hơn nhờ nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, mặc dù vậy vẫn còn nhiều yếu tố khó lường tác động tới tăng trưởng.
Ở khía cạnh khách quan, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng cao trong năm 2021, do sự phục hồi của các nền kinh tế chủ chốt, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ nhờ các nỗ lực chính sách đặc biệt của các chính phủ và vai trò của các thể chế đa phương trong hỗ trợ các nền kinh tế khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19. Các động lực tăng trưởng mới xuất hiện của kinh tế thế giới trong giai đoạn này, đặc biệt là sự phát triển nhanh của kinh tế chia sẻ và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của việc thực thi các Hiệp định FTA thế hệ mới.
Tuy nhiên, nhiều rủi ro cản trở đà tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn đang hiện hữu và một số có xu hướng gia tăng, gồm: Dịch COVID-19 đang vẫn đang tiếp diễn nghiêm trọng ở nhiều nước. Xu hướng gia tăng chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại, chống toàn cầu hóa. Rủi ro tài chính có xu hướng gia tăng sau đại dịch, hệ lụy của các chính sách và các gói hỗ trợ đặc biệt của các nước. Những bất ổn địa chính trị, nghèo đói, thất nghiệp, bất bình đẳng đi kèm theo bất ổn về kinh tế do COVID-19 tạo ra vẫn đang có xu hướng gia tăng tại nhiều khu vực trên toàn cầu.
BNEWS/TTXVN: Theo bà đâu là động lực tăng trưởng chính cho kinh tế Việt Nam trong năm 2021?
Bà Phó Thị Kim Chi: Xem xét bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2021, một số động lực tăng trưởng của năm 2020 nhiều khả năng sẽ không tiếp tục kéo dài. Khu vực nông lâm thủy sản giúp tăng trưởng kinh tế không giảm quá sâu năm 2020.
Tuy vậy, với tỷ trọng đóng góp không cao (khoảng 14% GDP) và tốc độ tăng trưởng không vượt quá 3% thì khó có thể trở thành động lực hỗ trợ tăng trưởng khi nền kinh tế hồi phục. Xu hướng xuất siêu cao khó có thể tiếp tục duy trì do trong điều kiện nền kinh tế hồi phục sản xuất sẽ làm tăng nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, trạng thái xuất siêu cao như năm 2020 khó có thể duy trì.
Các động lực truyền thống năm 2021 sẽ trong xu hướng hồi phục: Về phía cung, ngành chế biến, chế tạo dự báo sẽ tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng với việc nhu cầu thế giới và trong nước trên đà hồi phục, dự báo tăng trưởng của nhóm ngành chế biến chế tạo sẽ đạt cao và đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế. Cùng với sự hồi phục khu vực công nghiệp xây dựng, khu vực dịch vụ có nhiều khả năng phục hồi chủ yếu ở nhóm ngành bán buôn, bán lẻ.
Về phía cầu, tiêu dùng nội địa trở thành động lực giúp hồi phục một số ngành kinh tế quan trọng. Ngoài việc giúp ngành chế biến chế tạo và bán buôn, bán lẻ phát triển, tiêu dùng trong nước có thể bù đắp cho sự khó khăn của một số ngành tiếp tục ảnh hưởng của dịch bệnh như du lịch, lữ hành, lưu trú khi thiếu hụt khách nước ngoài.
Sự gia tăng đầu tư, dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hồi phục. Tăng đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt sang thị trường châu Âu và Mỹ giúp phục hồi sản xuất. Mặc dù xuất khẩu sẽ kéo theo việc tăng nhập khẩu, qua đó làm giảm đóng góp của xuất khẩu ròng đến tăng trưởng, nhưng việc tăng các đơn hàng do nhu cầu thế giới hồi phục sẽ là điều kiện giúp doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gia tăng sản xuất.
Một số động lực khác cho tăng trưởng 2021 có thể kể đến là: Các chính sách hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch, tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vào các công trình quy mô lớn, có sức lan tỏa lớn; niềm tin của người dân đang được củng cố, những nỗ lực thay đổi chính sách của bộ máy chính quyền mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đều có thể trở thành những động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2021. Ngoài ra, một số xu hướng mới có thể được đẩy nhanh hơn sau đại dịch COVID-19 như xu hướng chuyển đổi kinh tế số, tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử đều có thể sẽ làm tăng hiệu quả, năng suất lao động tại một số ngành/lĩnh vực của nền kinh tế.
BNEWS/TTXVN: Với phân tích về bối cảnh và các động lực tăng trưởng trên, bà dự báo như thế nào về các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2021?
Bà Phó Thị Kim Chi: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 sẽ dựa trên nền tăng khá thấp của tăng trưởng kinh tế năm 2020 (do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19), tạo yếu tố kỹ thuật giúp tăng trưởng năm 2021 có thể đạt tốc độ tăng cao.
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 theo 2 kịch bản, như sau:
Kịch bản cơ sở: Kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất hiện nay, theo đó tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam khoảng 6,17%, CPI trung bình khoảng 3,8%, diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới hồi phục, khi đại dịch COVID-19 dần được khống chế. Ở kịch bản này, một số nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ từ mức tăng trưởng âm năm 2020 đạt mức tăng trưởng dương trở lại. Trong nước, sản xuất dần phục hồi, đầu tư khu vực nhà nước tăng trưởng ở mức 7%. Chính sách tiền tệ tiếp tục theo hướng linh hoạt, phù hợp nhằm duy trì thị trường tài chính tiền tệ, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
Kịch bản khả quan: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%, CPI trung bình khoảng 4,2%. Kịch bản này tuy ít khả năng nhưng cũng có thể xảy ra trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến. Thêm vào đó, tận dụng được những lợi thế từ các hiệp định thương mại, luồng vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước sẽ khởi sắc trở lại. Đầu tư khu vực nhà nước đạt 8%. Các yếu tố khác không đổi so với kịch bản cơ sở.
BNEWS/TTXVN: Trân trọng cảm ơn bà!
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
17:34' - 14/01/2021
Ngôi sao đang lên Việt Nam tiếp tục là thành tố trung tâm của các chuỗi cung ứng đang biến đổi và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-
Ý kiến và Bình luận
The Diplomat: Tăng trưởng kinh tế nhanh thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh tại Việt Nam
17:06' - 13/01/2021
Theo bài viết ngày 12/1 trên trang mạng "The Diplomat", kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh là động lực thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh ở nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam
13:24' - 13/01/2021
IMF đã ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam, đồng thời cho biết "chìa khóa" làm nên thành công của Việt Nam chính là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, xét nghiệm tức thì.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Lý do khiến Ngân hàng trung ương Canada sẽ phải cắt giảm lãi suất
14:05'
Các nhà kinh tế hàng đầu Canada cho biết người tiêu dùng đã mua sắm tích trữ vào tháng 3 để đón trước mức thuế quan do Mỹ áp đặt.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Putin tái khẳng định sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine
08:15'
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo với Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff trong cuộc gặp hôm 25/4 rằng Nga sẵn sàng nối lại đàm phán hòa bình với Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoE cảnh báo nguy cơ lạm phát nếu trả đũa thuế quan của Mỹ
13:43' - 25/04/2025
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey ngày 24/4 cảnh báo rằng việc áp dụng các biện pháp trả đũa thuế quan chống lại Mỹ sẽ đẩy lạm phát của Anh lên cao hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00' - 25/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".