Kích hoạt chu kỳ bất động sản mới
Các chuyên gia nhận định, nền kinh tế Việt Nam quý I tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm 2024, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020 - 2025, phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của Quốc hội, Chính phủ, các cấp ngành và toàn bộ nền kinh tế cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Trong bối cảnh thuận lợi đó, thị trường bất động sản Việt Nam đã có những khởi động đầu tiên nhằm kích hoạt chu kỳ mới. Mặc dù chưa có sự “bùng nổ” trên diện rộng, nhưng nguồn cung và thanh khoản trên thị trường đã phục hồi rõ nét ở một số phân khúc, đặc biệt vượt trội so với giai đoạn trầm lắng ở năm 2023.Dữ liệu nghiên cứu của VARS cho thấy, trong quý I, nguồn cung toàn thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam đạt 27.000 sản phẩm, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, có 14.500 sản phẩm chào bán mới. Tuy con số này chỉ bằng khoảng 1/2 quý trước nhưng vẫn tăng gấp 3 so với quý I/2024. Còn lại là hàng tồn tiếp tục chào bán.
Nguồn cung bất động sản nhà ở vẫn tiếp tục đà tăng trưởng tích cực, khi số lượng dự án nhà ở phê duyệt mới đang được cải thiện, với mức tăng đạt 18% trong năm 2024. Các chuyên gia cho rằng, nhờ nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước, hàng trăm dự án bất động sản đã tái khởi động và đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm ra hàng nhằm đón đầu sự phục hồi của thị trường. Bà Phạm Miền - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam nhận định, các dự án mở bán nhà ở trong quý I nhìn chung đều được hấp thụ tốt, nhờ nhu cầu ở thực vẫn trong xu hướng tăng. Đồng thời, tâm lý của nhà đầu tư lạc quan hơn về kỳ vọng tăng giá trong trung - dài hạn nhờ động lực tăng trưởng kinh tế và hệ thống hạ tầng giao thông phát triển. Đáng chú ý, tín hiệu “nới lỏng” tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, với chỉ đạo định hướng duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp của Chính phủ, góp phần kích thích nhu cầu bất động sản không chỉ ở nhóm người mua để ở mà còn từ các nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh lĩnh vực này vẫn là kênh đầu tư tiềm năng sinh lời tốt, có khả năng tích trữ tài sản lâu dài được ưa chuộng. Tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường đạt mức 45%, tương đương với 12.273 giao dịch, bằng 50% của quý trước đó nhưng lại gấp đôi so cùng kỳ năm trước. Như vậy, tỷ lệ hấp thụ tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ hấp thụ ở mức ổn định trong bối cảnh nguồn cung được cải thiện và mặt bằng giá chưa có nhiều điều chỉnh. Bên cạnh đó, bà Miền cũng dẫn chứng, tỷ lệ hấp thụ các dự án mới mở bán vẫn rất tích cực, đạt khoảng 60%, đặc biệt tại các tỉnh, thành có thông tin cụ thể về quy hoạch, hạ tầng và có dự án mới như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Thái Nguyên. Đây cũng là những khu vực đang thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư Hà Nội. Trên thị trường, phân khúc căn hộ vẫn chiếm ưu thế tiếp tục dẫn dắt và đóng góp tới 72% lượng giao dịch. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ có xu hướng chậm lại do nguồn cung vẫn được đóng góp chủ yếu từ các dự án ở khu vực Hà Nội trong khi sức cầu tại Hà Nội đang trong giai đoạn điều chỉnh sau thời kỳ tăng trưởng “nóng”. Tại các dự án thấp tầng mở bán mới, tỷ lệ hấp thụ đạt khoảng 52%. Một số dự án có giá bán cao vẫn thu hút nhu cầu mua nhà để ở của giới “tinh hoa” và nhu cầu đầu tư của các khách hàng có mong muốn trú ẩn tài sản dài hạn trước các thông tin ấn định về việc triển khai hạ tầng mới. Điều này cũng góp phần giúp các dự án ở khu vực lân cận được hưởng lợi. Với thị trường thứ cấp, giao dịch và giá sản phẩm thấp tầng, đất nền cũng ghi nhận tăng mạnh. Nhất là khu vực vùng ven Hà Nội, nhờ hưởng lợi từ hàng loạt các dự án mới triển khai có giá bán cao. Thậm chí nhiều căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang nhiều năm được rao bán với mức giá tăng tới 30%, thậm chí gấp đôi so với năm 2023. Nhưng thực tế lượng giao dịch và mức giá giao dịch chỉ ghi nhận tăng tại các lô đất có giá trị đầu tư hợp lý, thường ở mức dưới 2 tỷ đồng, có pháp lý đảm bảo tại khu vực có hạ tầng đang triển khai thực tế hoặc sản phẩm thấp tầng trong các dự án đại đô thị quanh khu vực đã được đầu tư về hạ tầng và có đầy đủ dịch vụ tiện ích. Đáng chú ý, thị trường cũng ghi nhận có sự chuyển dịch với làn sóng “Nam tiến” của cả lực lượng môi giới bán hàng, lẫn khách hàng và nhà đầu tư nhằm đón đầu làn sóng đầu tư từ hàng loạt dự án quy mô đa dạng ở khu vực miền Nam đã và dự kiến ra mắt trong thời gian tới – bà Miền cho hay. Cùng đó, sự phân hóa nguồn cung giữa các địa phương, khu vực cũng được cải thiện trong quý I. Cụ thể, dữ liệu nghiên cứu của VARS cho thấy, 53% nguồn cung bất động sản nhà ở mở bán được đóng góp bởi các dự án tại miền Bắc, giảm 7% so với thống kê của cả năm 2024. Tỷ trọng đóng góp của khu vực miền Nam cũng có xu hướng cải thiện, đạt 35%, tăng hơn 11% so với thống kê của cả năm 2024 nhờ có nhiều dự án ra hàng hơn cũng như thêm các dự án triển khai trở lại sau khi được tháo gỡ, vướng mắc và xác nhận xu hướng phục hồi của thị trường. Nguồn cung bất động sản nhà ở cũng ghi nhận giảm bớt sự phân hóa giữa các doanh nghiệp cung ứng. Tuy nhiên, VARS dự báo, xu hướng phân hóa vẫn tiếp diễn trong giai đoạn tiếp theo khi các dự án mới chủ yếu được triển khai bởi các doanh nghiệp lớn, vốn có lợi thế về nhiều mặt Ở phân khúc được cả xã hội quan tâm là nhà ở xã hội cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Quy mô dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành và được cấp phép, khởi công xây dựng năm 2024 tăng lần lượt 46% và 13,4% so với năm 2023, nhất là tại các thành phố có nhu cầu về nhà ở lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Chuyển động tích cực này nhờ hàng loạt động thái sát sao của các cấp, ngành. Nhất là việc Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã buộc các địa phương phải chạy “KPI" (hiệu suất công việc). Không chỉ thúc đẩy việc triển khai các dự án nhà ở xã hội cho các đối tượng chỉ định, Đảng, Nhà nước còn có nhiều động thái nhằm hỗ trợ nhu cầu về nhà ở của người dân, đặc biệt là người trẻ và đã có những kết quả cụ thể. Theo đó, ngay sau khi Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu thực hiện chương trình gói tín dụng hỗ trợ người dưới 35 tuổi mua nhà, hàng loạt gói vay ưu đãi theo định hướng trên đã được các Ngân hàng thương mại “tung” ra. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở xã hội, góp phần làm tăng niềm tin cho người dân./. Thu HằngTin liên quan
-
Bất động sản
Cơ cấu nguồn cung chưa cân đối, mặt bằng giá bất động sản vẫn neo cao
13:45' - 12/04/2025
Một trong những hạn chế chính là cơ cấu nguồn cung nhà ở vẫn mất cân đối nghiêm trọng
-
Bất động sản
Định giá đất chịu tác động khi bất động sản "tăng nóng"
19:44' - 08/04/2025
Hiện nay, việc định giá đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn do việc thu thập thông tin vẫn còn nhiều rào cản, thị trường chưa có sự minh bạch về số liệu giao dịch.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản chuyển mình với chính sách mới
17:03' - 26/03/2025
Các yếu tố quan trọng như kinh tế phục hồi, môi trường pháp lý được cải thiện, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý và vận hành... sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Hạn chế nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh
14:33' - 12/04/2025
Theo ghi nhận của Công ty CBRE Việt Nam, nguồn cung nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hạn chế trong những tháng đầu năm 2025, với 350 căn hộ và 58 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn mở bán mới.
-
Bất động sản
Cơ cấu nguồn cung chưa cân đối, mặt bằng giá bất động sản vẫn neo cao
13:45' - 12/04/2025
Một trong những hạn chế chính là cơ cấu nguồn cung nhà ở vẫn mất cân đối nghiêm trọng
-
Bất động sản
Nhu cầu tìm nhà ở đang hướng về vùng ven
09:51' - 12/04/2025
Mức giá nhà ở nội đô neo cao và khả năng tiếp cận ngày càng hạn chế chính là mộng trong những yếu tố tạo ra xu hướng mở rộng nhu cầu tìm kiếm nhà ở ra khu vực ngoài trung tâm.
-
Bất động sản
Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp xây dựng
14:34' - 10/04/2025
Thị trường bất động sản đang ấm dần lên, là chỉ dấu cho sự phát triển ngành xây dựng của Việt Nam.
-
Bất động sản
Sau 8 quý tăng nóng, giá chung cư tại Hà Nội đã “chững”
13:56' - 09/04/2025
Quý I/2025, Hà Nội mở bán mới gần 3.920 căn chung cư từ 7 dự án. Con số này khiêm tốn so 3 quý liền trước đó nhưng vẫn tăng gần 70% so với cùng kỳ quý I/2024.
-
Bất động sản
Định giá đất chịu tác động khi bất động sản "tăng nóng"
19:44' - 08/04/2025
Hiện nay, việc định giá đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn do việc thu thập thông tin vẫn còn nhiều rào cản, thị trường chưa có sự minh bạch về số liệu giao dịch.
-
Bất động sản
Cải tạo chung cư cũ: Tăng cung và hạ nhiệt thị trường nhà ở
15:59' - 08/04/2025
Nhiều đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tái khởi động kế hoạch cải tạo chung cư với mục tiêu, kế hoạch cụ thể, rõ ràng hơn; đồng thời có phương án, giải pháp tháo gỡ khó khăn tồn tại.
-
Bất động sản
Vẫn nghẽn pháp lý cấp “sổ hồng” condotel
08:10' - 07/04/2025
Theo DKRA Group, năm 2025 sẽ có khoảng 6.500 sản phẩm mở bán gồm 3.000 căn condotel (căn hộ khách sạn), 1.500 căn biệt thự và gần 2.000 căn nhà phố thương mại.
-
Bất động sản
Nhu cầu cao nhưng chưa có thị trường nhà ở cho thuê chuyên nghiệp
12:04' - 06/04/2025
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nhu cầu thuê nhà để ở đang tăng nhưng thị trường cho thuê tại Việt Nam chưa thực sự trở thành một giải pháp thay thế hoàn toàn cho việc sở hữu nhà.