Kiên Giang nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Kiên Giang đã giảm rõ rệt. Theo đó, tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm tới 30-40%, một số loài hải sản có giá trị kinh tế trước kia nay trở nên khan hiếm, như cá thu, tôm thẻ…
Điều đó cho thấy việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản xem ra còn nhiều vấn đề cần phải bàn đến.
Nguồn lợi suy giảm đáng kể
Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, hiện ở Kiên Giang đội tàu làm nghề lưới kéo chiếm gần 1/3 số tàu thuyền khai thác thủy sản và sản lượng khai thác nghề lưới kéo chiếm khoảng 80% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh.
Cũng chính lực lượng đội tàu hành nghề lưới kéo (kéo đôi và kéo đơn) là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Do mật độ tàu thuyền tập trung đánh bắt gần bờ cao, tàu thuyền cạnh tranh khai thác và dùng công cụ mang tính hủy diệt, như cào bay, xung điện… đã làm cho ngư trường biển ngày càng hủy diệt thảm hại.
Việc gia tăng cường lực khai thác hiện nay, đặc biệt là sự mất cân đối giữa hai lực lượng khai thác ven bờ và xa bờ, khiến trong tương lai, nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Kiên Giang, nhất là nhóm cá nổi, cá tầng đáy sẽ vĩnh viễn biến mất.
Bên cạnh đó, tình trạng tranh chấp ngư trường với hình thức rất nhiều phương tiện hành nghề cào, bất chấp vùng cấm vẫn đương nhiên đưa tàu vào vùng ven bờ, ven đảo đánh bắt tôm cá làm cho áp lực ven bờ ngày càng cao hơn. Nhiều hệ sinh thái tiêu biểu là nơi cư trú cung cấp dinh dưỡng, bãi sinh sản cho các loài thủy sản đang bị phá hủy và bị đe dọa.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn Kiên Giang, chính do sự mất cân đối do khai thác gần bờ và xa bờ, nguồn lợi vùng ven bờ ở độ sâu dưới 30 m nước trở vao đã bị khai thác quá giới hạn cho phép; năng suất khai thác một số nghề chính cũng giảm; tỷ lệ thủy sản chưa trưởng thành lẫn trong một mẻ lưới vượt giới hạn cho phép ngày càng nhiều.
Không phải bây giờ mà đã từ lâu công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển Kiên Giang luôn gặp rất nhiều khó khăn; lực lượng khai thác ven bờ hiện nay phát triển quá mức.
Trong khi đó, một số ngư dân bất chấp quy định không tiến hành đăng ký, đăng kiểm; sử dụng phương tiện khai thác theo tính hủy diệt mà không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng.
Ông Dương Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho biết, tính đến tháng 7/2016, đơn vị đã tổ chức 33 cuộc kiểm tra trên biển, qua đó phát hiện 880 phương tiện sử dụng các loại công cụ không đúng theo quy định, như khai thác thủy sản kích thước nhỏ, khu vực cấm, nghề cấm, sử dụng điện, sai tuyến... với số tiền xử phạt trên 13,5 tỷ đồng; trong đó, đáng kể nhất là việc dùng cào bay trong vùng cấm khai thác là 534 trường hợp. Điều đáng lo ngại, nhiều ngư dân vi phạm có hành động chống đối lại lực lượng chức năng.
Đỉnh điểm là tình trạng bắt giữ người trái pháp luật diễn ra tại vùng biển huyện An Minh ngày 2/7/2016.
Không chỉ vi phạm vùng khai thác, thời gian gần đây trong các vùng biển ven bờ, ven đảo tình trạng tranh chấp ngư trường giữa các nghề khai thác càng diễn biến phức tạp. Tình trạng này không có nguy cơ tận diệt nguồn lợi thủy sản, nhưng đã làm mất an ninh trật tự trên vùng biển ở mức cao.
Cần "cứng rắn" với chủ tàu Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, do không nắm bắt được từ cơ sở nên sau khi tàu đánh bắt gần bờ xong, ngư dân kéo nhau đi thì không thể xác định được tàu nào vi phạm để có hình thức xử phạt. Do vậy, lực lượng kiểm ngư và Biên phòng là chủ chốt, nên phải bố trí phương tiện tuần tra, kiểm soát để các tàu đánh bắt hải sản hoạt động đúng trong bán kính.Hướng tới đây, ngành nông nghiệp sẽ tiến hành thành lập trạm kiểm ngư ở huyện Kiên Hải; xác định lại tọa độ cho từng vùng khai thác phù hợp; xác định ranh giới các huyện trên vùng biển để khi xảy ra tình trạng đánh bắt trong vùng cấm thì dễ quản lý và có biện pháp cứng rắn với các chủ tàu.
Trước tình trạng khai thác thủy sản tràn lan dẫn đến nguy cơ khai thác suy giảm nguồn lợi thủy sản, từ cuối năm 2015, UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang phối hợp với các huyện, thị, thành phố thực hiện khoanh vùng phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái, quy định các vùng cấm khai thác; nghiêm cấm các hành vi khai thác bằng xung điện, chất nổ; cấm các loại tàu cào bờ, xiệp mé hoạt động trong vùng biển ven bờ; tuyên truyền, vận động ngư dân hạn chế đánh bắt gần bờ nhằm bảo tồn và phát triển đánh bắt hải sản vùng gần bờ; thành lập khu bảo tồn biển Phú Quốc...
Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang cũng chủ trương không phát triển thêm tàu nhỏ, từng bước mở rộng mô hình thủy sản và làm dịch vụ biển; tăng cường các biện pháp quản lý tàu; thực hiện xử lý, xử phạt nghiêm minh các tàu thuyền không chấp hành quy định về đăng ký, đăng kiểm và khai thác thủy sản mang tính hủy diệt.Theo ông Dương Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang, thời gian qua, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn lợi thủy sản. Ngoài việc tuần tra, kiểm soát, Kiên Giang cũng đang thưc hiện dự án cải thiện nghề ghẹ xanh thực hiện từ năm 2010 và đang tiến hành cải thiện đề án quản lý nghề lưới kéo; thực hiện dự án sắp xếp lại nghề cá ven bờ…
Nhằm phối hợp quản lý ở các ngư trường, kiềm chế và triệt tiêu các vụ tranh chấp, ổn định an ninh trật tự trên vùng biển, UBND tỉnh Kiên Giang đã giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng quy chế phối hợp giữa biên phòng, nông nghiệp, công an và một số ngành có liên quan để có biện pháp xử lý đồng bộ.Trước mắt là ổn định an ninh trên biển, ngăn chặn mầm mống kiềm chế, triệt tiêu các vụ tranh chấp trên ngư trường nhằm hỗ trợ và ổn định giúp ngư dân ra khơi đánh bắt đạt hiệu quả.
UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã có kế hoạch thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020. Theo đó, sẽ sắp xếp lại việc khai thác ven bờ, vùng lộng.Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang phối hợp với Viện Nghiên cứu hải sản xây dựng đề án làm căn cứ khoa học để khoanh vùng khai thác cho từng vùng cụ thể. Theo dự kiến, đến cuối năm 2017 sẽ áp dụng thực hiện.
Trước mắt, ngành nông nghiệp tạm thời phân ra từng tọa độ, vị trí cho từng huyện. Để thực hiện việc này, các huyện, thị nên có sự thống nhất chung để cùng nhau tuyên truyền để làm thế nào hạn chế đến mức thấp nhất an ninh trật tự trên biển.
Tỉnh cũng sẽ tiến hành khảo sát toàn vùng biển Kiên Giang về các loại hình khai thác, đánh bắt hiện nay; phân định lại từng vùng đánh bắt cho từng loại nghề.
Cùng với đó giảm dần tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ và nghề lưới cào gây tổn hại nguồn lợi thủy sản; phối hợp điều tra xử lý nghiêm phân lô, bán nền trên mặt nước biển; bám biển tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các vụ tranh chấp, xung đột trên biển; thu thập đầy đủ thông tin làm rõ sai phạm và xử lý trên ngư trường đã xảy ra trong thời gian vừa qua theo quy định của pháp luật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi kinh tế biển "nâu" sang "xanh" ở Việt Nam
06:02' - 15/08/2016
Trên toàn thế giới, khoảng 3 tỷ người có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển và các nguồn lợi biển đóng góp cho các nền kinh tế trên 5% GDP toàn cầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến đổi khí hậu: Nước biển xâm thực đe dọa cuộc sống người dân Kiên Giang
18:23' - 07/08/2016
Nhiều khu vực bờ biển ở huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) đang bị xói lở nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt của người dân khu vực ven biển.
-
Kinh tế & Xã hội
Bật mí điểm hấp dẫn của du lịch Hòn Đất – Kiên Giang
10:59' - 12/06/2016
Huyện Hòn Đất (Kiên Giang), không chỉ là nơi có nhiều địa danh lịch sử, mà còn có những danh thắng đẹp, nên thơ. Giờ đây, Hòn Đất đã trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29' - 28/05/2025
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...