Kiến nghị gỡ vướng mắc dự án đường cao tốc Bắc - Nam qua Bình Thuận
Sáng 14/4, Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài 160 km. Toàn tuyến có ba dự án thành phần là: Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây. Toàn tuyến dự án đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện của tỉnh gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. 2.684 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án. Diện tích đất giải phóng mặt bằng của dự án trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là 1.221 ha. Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận Nguyễn Hữu Trung cho biết: Thời gian qua, các sở, ngành liên quan, các huyện có tuyến cao tốc đi qua đã tập trung, tích cực triển khai các công việc theo nhiệm vụ được giao. Tính đến ngày 13/4, có 2.657/2.684 hộ dân và tổ chức đã bàn giao mặt bằng, đạt 99%. Diện tích đất sạch đã bồi thường là 1.204/1.221 ha, đạt 98,6%. Hiện nay, các huyện đang tích cực phối hợp di dời công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp nước, viễn thông) tại các đoạn có đường cao tốc đi qua. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, dự án còn gặp một số khó khăn. Tính đến ngày 13/4, vẫn còn 27 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường. Bên cạnh đó, tại các vị trí đã bàn giao mặt bằng, 25 hộ dân vẫn chưa di dời, bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu thi công.Về nhu cầu vật liệu xây dựng, theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý dự án Thăng Long, tổng nhu cầu vật liệu xây dựng cho dự án đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết và đoạn Phan Thiết – Dầu Giây là 11,7 triệu m3 đất đắp phục vụ thi công nền đường cao tốc. Toàn tuyến xây dựng này có 33 mỏ với tổng trữ lượng đất, đất tầng phủ khoảng 28 triệu m3. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý dự án Thăng Long tại các mỏ, khối lượng đất và đất tầng phủ được phân thành 3 loại gồm: đất, đất lẫn đá và đá phong hóa. Đất lẫn đá và đá phong hóa không đảm bảo làm vật liệu đắp nền theo yêu cầu kỹ thuật của dự án. Tại buổi làm việc, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm xem xét chấp thuận phương án sử dụng 1,1 triệu m3 đá tận dụng tại gói thầu số 1 đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết để nghiền thành vật liệu đắp nền đường cao tốc theo đề nghị của Ban Quản lý dự án 7; xem xét chấp thuận cho sử dụng đất lẫn đá và đá phong tại các mỏ. Các vật liệu này nếu được sử dụng cho dự án sẽ đáp ứng ngay toàn bộ nhu cầu đất đắp cho đoạn Phan Thiết – Dầu Giây và 70% nhu cầu đất đắp của đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vật liệu xây dựng tại địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét rút ngắn thời gian làm thủ tục, đơn giản hóa hồ sơ liên quan đến các mỏ vật liệu phục vụ thi công cao tốc. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao công tác chỉ đạo, phối hợp của tỉnh Bình Thuận trong việc giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận cần sớm giải quyết dứt điểm kiến nghị của các hộ dân còn lại để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu thi công. Đối với việc di dời đường dây 220 kV và 500 kV thuộc thẩm quyền Bộ Công Thương, tỉnh cần hoàn thiện hồ sơ và gửi đoàn công tác trình Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo giải quyết sớm. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Đối với vật liệu phục vụ thi công, các mỏ đang khai thác vật liệu phục vụ thi công, vấn đề nào thuộc thẩm quyền địa phương thì phối hợp giải quyết sớm. Các Ban quản lý dự án phối hợp với tỉnh rà soát lại các mỏ, đánh giá trữ lượng để có phương án giải quyết hợp lý; cần có báo cáo cụ thể mỏ vật liệu nào dùng được, mỏ nào không dùng được với tỉnh để xử lý theo thẩm quyền. Bộ Giao thông Vận tải rà soát lại toàn tuyến cao tốc qua địa bàn tỉnh để có hướng giải quyết tiếp theo. Đoàn công tác ghi nhận các kiến nghị của tỉnh và đề nghị tỉnh Bình Thuận cần có báo chính thức, chi tiết sau buổi làm việc để có cơ sở trình Thủ tướng, Quốc hội xem xét giải quyết./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Nơi nào sẽ chủ trì thực hiện cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành?
12:31' - 14/04/2021
UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Xung quanh đề xuất cơ chế đặc thù cấp phép mỏ vật liệu dự án cao tốc Bắc – Nam
19:20' - 12/04/2021
Về kiến nghị cần cơ chế đặc thù trong cấp phép các mỏ vật liệu cho dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tiếp thu và sẽ có báo cáo để xem xét, tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập đoàn kiểm tra dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45
15:52' - 09/04/2021
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký Quyết định số 512/QĐ – BGTVT thành lập đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45.
-
Bất động sản
Xem xét dùng đá ở Vĩnh Hảo-Phan Thiết làm vật liệu đắp nền cao tốc Bắc-Nam
10:40' - 08/04/2021
Ban Quản lý dự án 7 đã trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét chấp thuận sử dụng đá tận dụng tại đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết để nghiền thành vật liệu đắp nền đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc để thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn vào cuối năm 2021
10:30' - 08/04/2021
Trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế các nhà thầu đang huy động tối đa phương tiện cũng như công nhân thi công nhiều ca, kể cả ban ngày và ban đêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị sắp vận hành Nhà máy điện gió 1.500 tỷ đồng
21:15'
Nhà máy điện gió Hải Anh – Quảng Trị hoàn tất xây dựng, dự kiến vận hành thương mại từ 20/8/2025, góp phần phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh tại địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
21:15'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng kiểm tra thực địa cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, yêu cầu tăng tốc thi công, đảm bảo tiến độ thông xe toàn tuyến theo kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long đón cơ hội hợp tác chiến lược với Thụy Sĩ
21:14'
Đoàn công tác của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ - Việt Nam đã làm việc với tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao và mở rộng xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ gần 3.000 dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực phát triển
19:48'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết việc tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai tồn đọng, với hơn 2.900 dự án chậm triển khai, gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Vũ Việt Trang tái đắc cử Bí thư Đảng ủy TTXVN khóa 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
19:17'
Đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng giám đốc TTXVN nhận được sự tín nhiệm, đồng thuận tuyệt đối, tái đắc cử Bí thư Đảng ủy TTXVN khóa 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Becamex - IFC bắt tay phát triển khu công nghiệp sinh thái chuẩn quốc tế
18:57'
Becamex hợp tác IFC triển khai đánh giá khu công nghiệp sinh thái theo chuẩn GEIPAC, hướng tới xây dựng mô hình công nghiệp bền vững, thông minh, phát thải thấp, thu hút đầu tư xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 5.500 căn nhà ven kênh rạch ở Tp Hồ Chí Minh sẽ được di dời
18:26'
TP. Hồ Chí Minh dự kiến hoàn thành 85,35% kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch đến năm 2025, nhằm chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng đời sống người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới
17:55'
Đại hội Đảng bộ TTXVN khóa XXVII nhiệm kỳ 2025–2030 khẳng định quyết tâm xây dựng cơ quan thông tấn quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp, giữ vững vai trò chủ lực trên mặt trận thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới
17:22'
Việt Nam cần đưa ra những quyết sách mang tính đột phá, với tinh thần cải cách mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nữa để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.