Kiều bào đóng vai trò như thế nào trong kết nối, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa?
Ngày 6/7, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình hoạt động đầu tiên của “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn Kiều bào” với chủ đề “Vai trò cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND”.
Theo bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố, đây là hoạt động đầu tiên sau 1 tháng ra đời của “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh-Điểm hẹn Kiều bào” của Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình này nhằm phát huy vai trò của cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong việc đưa hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã thực hiện truy xuất nguồn gốc tham gia thị trường quốc tế. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã được nghe bà Võ Đình Liên Ngọc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thông báo một số kết quả triển khai Kế hoạch triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030 (theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2022 của UBND Thành phố”.Theo bà Võ Đình Liên Ngọc, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với 5/7 nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố. Trong đó có 47 cơ sở thuộc chuỗi cung ứng thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm trên địa bàn Thành phố tham gia Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm và 14 cơ sở thuộc chuỗi sản phẩm rau quả tươi, thủy sản có tham gia có sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn Việt Nam về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Chia sẻ những khó khăn, giải pháp triển khai áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong thời gian tới, bà Võ Đình Liên Ngọc bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp kiều bào chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để Sở tham mưu UBND Thành phố ban hành chính sách và triển khai thực hiện cho phù hợp với thực tế; đề nghị Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp kiều bào có nhu cầu tham gia áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên địa bàn Thành phố. Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp kiều bào đã chia sẻ kinh nghiệm cụ thể về những khó khăn, vướng mắc của những doanh nghiệp đã đăng ký truy xuất hàng hóa khi tham gia thị trường quốc tế; cũng như các ý kiến giải pháp nhằm nâng cao vai trò đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp người Việt ở nước ngoài trong việc thúc đẩy đưa hàng hóa nói chung, sản phẩm nông sản nói riêng đã thực hiện truy xuất nguồn gốc tham gia thị trường quốc tế. Theo ông Nguyễn Ngọc Luận, kiều bào Australia, người sáng lập thương hiệu Meet More Coffee, từ kinh nghiệm đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới thì vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một yêu cầu đầu tiên, quan trọng để hàng hóa có thể thâm nhập vào thị trường các nước, nhất là các nước có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Theo ông Nguyễn Ngọc Luận, một trong những vấn đề cần quan tâm đó là truyền thông rộng rãi để thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong nước, hướng tới “người tiêu dùng thông thái”, để người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn, lựa chọn những sản phẩm có đăng ký nguồn gốc hàng hóa dù giá cả có thể cao hơn nhưng là những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo hơn. Từ đó, sẽ thay đổi tư duy, cách thức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà sản xuất khi tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm.Tiến sĩ Lê Hoàng Thế, người Việt ở Nhật, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ sinh thái The VOS cho biết, từ thực tế đưa mặt hàng nấm linh chi vào mạng lưới tiêu thụ Amazon (Hoa Kỳ), cho thấy tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc là hai vấn đề khác nhau. Các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa phải hiểu rõ tiêu chuẩn hàng hóa là những yêu cầu tiêu chuẩn để hàng hóa phù hợp, đáp ứng với thị trường còn truy xuất nguồn gốc là “căn cước” hàng hóa phải được đăng ký để người tiêu dùng có thể kiểm tra. Từ đó các doanh nghiệp sẽ có những giải pháp cụ thể khi trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, đăng ký truy xuất nguồn gốc hàng hóa trước khi vào các thị trường trong nước và quốc tế.
Qua trao đổi, các đại biểu nhất trí cho rằng, việc phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, xác thực các thông tin để truy xuất nguồn gốc góp phần đảm bảo chất lượng, tính an toàn của sản phẩm cho hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp kiều bào sẵn sàng đồng hành cùng Thành phố trong triển khai công tác áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa, để từ đó góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, phục vụ cung ứng hàng hóa trên địa bàn Thành phố cũng như hội nhập quốc tế.Tin liên quan
-
Thị trường
Đẩy mạnh kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản
15:50' - 26/06/2024
Đây là dịp để các doanh nghiệp, hợp tác xã hiểu rõ hơn về tiềm năng, chủ trương, chính sách của tỉnh từ đó đặt ra hướng đi, khai thác tiềm năng để phát triển sản phẩm.
-
Tài chính
Tăng thêm mức thuế và đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
21:49' - 13/06/2024
Mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng từ 5-10% so với quy định hiện hành và tăng dần 5-10%/năm trong các năm giai đoạn 2026-2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Central Retail sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều của tỉnh Bắc Giang
14:15' - 28/05/2025
Mùa vải năm 2025, hệ thống siêu thị GO!, Tops Market, mini go! của Central Retail trên toàn quốc sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
-
Thị trường
Cao điểm chống buôn lậu: Hà Nam phát hiện và xử lý 16 vụ
18:14' - 27/05/2025
Từ 15 - 21/5/2025, các đơn vị tại tỉnh Hà Nam đã phát hiện và xử lý 16 vụ việc vi phạm, thu phạt nộp ngân sách nhà nước hơn 54,6 triệu đồng.
-
Thị trường
Phát hiện kho lạnh chứa gần 8 tấn chân gà không rõ nguồn gốc
17:57' - 27/05/2025
Cơ quan chức năng vừa phát hiện kho hàng chứa gần 8 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong một kho lạnh tại thành phố Móng Cái.
-
Thị trường
Bộ Công Thương siết chặt kiểm soát các mặt hàng thiết yếu
22:07' - 26/05/2025
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị tập trung giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm trọng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu.
-
Thị trường
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025
20:31' - 26/05/2025
Ngày 26/5, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khai mạc tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka.
-
Thị trường
OPEC+ dự kiến tiếp tục “mở van” dầu bất chấp giá thấp
17:39' - 26/05/2025
Bất chấp việc giá dầu giao dịch ở mức thấp 60 USD/thùng, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, dự kiến sẽ tiếp tục tăng sản lượng trong tuần này.
-
Thị trường
Lào Cai phát hiện lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:03' - 24/05/2025
Các đơn vị chức năng vừa phát hiện và bắt giữ một lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Thị trường
Liên kết vùng để thúc đẩy thương mại điện tử vùng trung du và miền núi phía Bắc
11:56' - 24/05/2025
Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm trung du và miền núi phía Bắc” năm 2025.
-
Thị trường
Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ 15 nghìn tấn vải thiều sớm
11:43' - 23/05/2025
Vải thiều chín sớm Tân Yên, một sản phẩm đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên. Năm nay, diện tích vải thiều Tân Yên là 1.375 ha, sản lượng ước đạt 15.500 tấn.