Kim loại hiếm: Vũ khí giúp Trung Quốc thống lĩnh nền công nghiệp thế giới (Phần 2)
Khi mà cả mảng công nghệ của thế giới lệ thuộc vào kim loại hiếm, đương nhiên là Trung Quốc đã khai thác lá chủ bài này để phục vụ mục đích phát triển công nghiệp và cả vấn đề địa chiến lược.
Chỉ cần Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm, kim loại hiếm cho một khách hàng nào đó là đủ gây ra tê liệt. Vấn đề đặt ra là làm sao bảo đảm được nguồn cung cấp kim loại hiếm để phát triển công nghệ xanh và kỹ thuật số trong tương lai.
Trung Quốc do có đất hiếm và kim loại hiếm nên sở hữu lợi thế. Thứ nhất, Trung Quốc có thể tăng giá bán, tức là “thách giá” cỡ nào, các hãng lớn trên thế giới khi cần vẫn phải mua. Thứ hai, các công ty của Trung Quốc được cung cấp đất và kim loại hiếm với giá rẻ và cần bao nhiêu cũng có.Như vậy, hàng của Trung Quốc rẻ hơn so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài. Nhưng Trung Quốc không có tất cả các kim loại hiếm, cho nên từ nhiều năm qua, quốc gia này đã chuẩn bị sẵn nhiều nước cờ, để bảo đảm nguồn cung ứng.
Trung Quốc mua lại mỏ cobalt của Cộng hòa Dân chủSau hơn 30 năm chấp nhận là xưởng cung cấp nguyên liệu cho thế giới trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ cao và đang trở thành một nguồn tiêu thụ đất hiếm, kim loại hiếm ngang tầm với các nước công nghiệp tiên tiến.
Trong tương lai, Trung Quốc có thể làm chủ luôn cả dây chuyền công nghiệp, kiểm soát từ khâu cung cấp một loại nguyên liệu thiết yếu đến thành phẩm.Trung Quốc sẽ không chỉ là một nhà cung cấp kim loại hiếm, tức là một nguồn cung cấp vật liệu cơ bản để những quốc gia khác làm ra điện thoại di động, đầu máy chạy điện hay pin Mặt trời, mà chính Trung Quốc đang trở thành một mắt xích then chốt của nền công nghiệp thế giới.
Trung Quốc khát tăng trưởng, khát công nghệ mới, mà kim loại hiếm là chìa khóa cho phép đạt được tất cả các mục tiêu này. Điện thoại Trung Quốc, pin Mặt trời Trung Quốc đã tràn ngập thị trường thế giới và trong tương lai rất gần người khổng lồ châu Á này nhờ có kim loại hiếm sẽ làm chủ luôn cả thị trường xe ô tô điện của thế giới.
Các hãng ô tô của Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu có công nghệ mà không có cobalt thì không thể sản xuất ra xe ô tô điện. Nhờ có kim loại hiếm, Trung Quốc sẽ làm chủ toàn bộ dây chuyền sản xuất công nghiệp. Không ai ngạc nhiên nếu như trong tương lai, tất cả chúng ta đều phải dùng xe ô tô điện của Trung Quốc!
Tuy nhiên, cái giá mà Trung Quốc phải trả cũng đắt không kém. Guillaume Pitron đã tận mắt trông thấy những “ngôi làng ung thư” trong vùng Nội Mông, nơi cung cấp đến 3/4 đất hiếm do Trung Quốc lọc ra. 10% diện tích đất canh tác nhiễm kim loại nặng; 80% sông ngòi ngấm chất hóa học độc hại.Đương nhiên là có thể tìm thấy đất hiếm ngay ở Pháp hay bất kỳ một quốc gia phương Tây nào khác, nhưng từ những năm 1980, Trung Quốc độc quyền khai thác mảng này bởi đơn giản các nước phương Tây không muốn phải gánh chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường, những hậu quả đối với sức khỏe con người mà ngành công nghiệp khai thác mỏ kim loại hiếm gây ra.Đâu đó như thể phương Tây để được tiếng khen là phát triển công nghệ sạch, đã khoán cho Trung Quốc khai thác kim loại hiếm./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Apple đối mặt với vụ kiện của hàng chục nghìn khách hàng tại Hàn Quốc
13:09' - 30/03/2018
Apple đang phải đối mặt với một vụ kiện lớn với đơn kiện của khoảng 64.000 người sử dụng iPhone tại Hàn Quốc, yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại do hành vi giảm hiệu năng của các đời iPhone cũ.
-
Kinh tế Thế giới
Tài nguyên kim loại: Tiềm năng thúc đẩy quan hệ Mỹ - Cuba
07:23' - 19/03/2018
Mạng tin kinh tế và đầu tư The Motley Fool (Mỹ) nhận định bất cứ chuyên gia kinh tế nào theo dõi Cuba đều có thể chỉ ra sản phẩm xuất khẩu chính của nền kinh tế này là đường mía, xì gà, dược phẩm.
-
DN cần biết
Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra đối với dây hàn bằng kim loại của Việt Nam
17:34' - 12/03/2018
Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành Thông báo trên Công báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây hàn bằng kim loại cơ bản nhập khẩu từ Việt Nam
-
Kinh tế Thế giới
Kim loại hiếm và những hiểm họa trong thế kỷ 21 (Phần 2)
06:30' - 20/01/2018
Nhà báo Guillaume Pitron cho rằng trong thế kỷ 21, có một quốc gia đang thống trị các nguồn tài nguyên kim loại hiếm và đi đầu trong việc tiêu thụ, đó là Trung Quốc.
-
Giá vàng
Kim loại quý đồng loạt giảm giá trong phiên 10/1
16:39' - 10/01/2018
Giá vàng châu Á giảm trong phiên 10/1 giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và chứng khoán tiếp đà đi lên trong phiên trước đó làm giảm sức hút của vàng với vai trò là tài sản đảm bảo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.