Kinh tế Ấn Độ đối mặt với tình trạng suy giảm kéo dài
Gần một nửa dân số 1,38 tỷ người của Ấn Độ sống phụ thuộc vào nông nghiệp và lĩnh vực này chiếm 15% tổng lượng kinh tế quốc gia, song đang có những dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang bắt đầu một thời kỳ suy giảm kéo dài khi mà dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lan rộng đến các vùng nông thôn.
Nền kinh tế lớn thứ năm thế giới sẽ công bố số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quý đầu tiên tài khóa hiện tại (từ tháng 4-6/2020) vào ngày 31/8 tới. Theo báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng quốc gia Ấn Độ (SBI), GDP của nước này dự kiến sẽ giảm 16,5% trong quý đó.
Thậm chí một khảo sát của Reuters còn ước tính mức suy giảm trong giai đoạn tháng 4-6/2020 là 20%. GDP của cả năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2021 có thể sẽ giảm 5,1%, số liệu tồi tệ nhất kể từ năm 1979. Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định nhu cầu phân bón tăng cao và hoạt động gieo trồng gia tăng, hai dấu hiệu chính của hoạt động nông nghiệp, đang cho thấy những tín hiệu khả quan của nền kinh tế. Tuy nhiên, bốn quan chức chính phủ đánh giá mức độ gia tăng đó có thể không lớn như người ta nghĩ, bởi số ca COVID-19 hiện đang tăng mạnh ở các vùng nông thôn vốn từng khá an toàn trong giai đoạn đầu của đại dịch. Một quan chức giấu tên của Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết trên thực tế, tình hình kinh tế đã trở nên tồi tệ hơn kể từ tháng 4 và tháng 5/2020, và Ấn Độ có thể sẽ tiến tới thời kỳ suy giảm kinh tế dài hơn so với dự kiến trước đó. Quan chức này nêu rõ nhu cầu tiêu dùng thấp và hoạt động cho vay nông thôn chậm lại đang là những nguyên nhân gây lo ngại. Trong khi đó, một cố vấn chính phủ am hiểu về các kế hoạch ngân sách của Ấn Độ cảnh báo tình hình trên mặt trận kinh tế hết sức nghiêm trọng trong khi chính phủ “bị trói tay” trên mặt trận tài chính. Sự sụt giảm nhu cầu hàng tháng đối với nhiên liệu, điện, thép, đồ tiêu dùng lâu năm và doanh số bán ô tô từ tháng 4-6/2020 càng làm nổi bật tình trạng ảm đạm của nền kinh tế. Ấn Độ có số ca nhiễm virus SARS CoV-2 cao thứ ba trên thế giới, tiệm cận 3 triệu ca tính đến ngày 22/8 sau khi ghi nhận mức tăng kỷ lục gần 70.000 ca trong 24 giờ qua. Với đà này, Ấn Độ sẽ sớm vượt Brazil để trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới trong nửa đầu tháng Chín. Các ca nhiễm mới đang tăng ngày càng nhanh bên ngoài các khu đô thị lớn, làm tiêu tan hy vọng kinh tế nông thôn sẽ đóng vai trò vùng đệm cho lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất đang bị thu hẹp. Rahul Bajoria, một nhà kinh tế của hãng tài chính Barclays, cho rằng mặc dù sự phục hồi trong hoạt động nông nghiệp mang lại một tia hy vọng yếu ớt, nhưng cùng lắm đó chỉ là một yếu tố giúp giảm nhẹ tình hình. Ông Bajoria dự báo GDP của Ấn Độ sẽ giảm 22,2% trong ba tháng 4-6/2020. Nông dân đã gieo trồng thêm gần 14% diện tích đất từ ngày 1/6-31/7 so với cùng kỳ năm ngoái do lượng mưa - gió mùa thuận lợi, trong khi sản lượng phân bón tăng 4,2% trong tháng Sáu. Mặc dù vậy, nhà kinh tế học tại Ngân hàng Kotak Mahindra Upasna Bhardwaj nhận định, cho dù động lực đến từ ngành nông nghiệp như vậy là một điều tích cực, điều này có thể sẽ không kéo dài do lo ngại về lao động dư thừa cùng với số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm ICRA cho rằng nhu cầu bị dồn nén đã góp phần cải thiện hoạt động sản xuất trong tháng 6-7/2020, nhưng điều đó có thể không được duy trì trong tháng Tám do các lệnh phong tỏa được tái áp đặt liên quan đến dịch COVID-19. Thâm hụt tài khóa gia tăng cũng có thể sẽ hạn chế khả năng Ấn Độ cung cấp thêm các gói kích thích, cho dù Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sithamaran từng cam kết sẽ có biện pháp khuyến khích các ngành như du lịch và khách sạn. Thâm hụt tài khóa của Ấn Độ lên mức kỷ lục 88,5 tỷ USD trong tháng 4-6/2020, đạt tới 83,2% mục tiêu cho cả tài khóa, do thu thuế thấp hơn và chi tiêu vượt kế hoạch. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) đã thực hiện các biện pháp cắt giảm lãi suất, nhưng nhiều người nhận thấy nhu cầu dường như vẫn tiếp tục giảm cho đến khi những lo lắng về virus được xóa tan và chính phủ bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Kapil Gupta, nhà kinh tế trưởng của cơ quan nghiên cứu Edelweiss Research đánh giá việc làm phẳng đường cong COVID-19 của Ấn Độ đóng vai trò rất quan trọng để sản xuất tăng trưởng. Một khi nền kinh tế được tái vận hành đầy đủ, xuất khẩu sẽ dẫn đến sự phục hồi./.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Toyota chuyển hướng mở dịch vụ cho thuê xe tại Ấn Độ
15:39' - 21/08/2020
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota Motor Corp. bắt đầu mở dịch vụ cho thuê xe ở Ấn Độ sau khi nhận thấy nhiều khách hàng ở quốc gia Nam Á này có sở thích thuê xe hơn sở hữu.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ: Gần 6 triệu người ở New Delhi có thể đã mắc COVID-19
21:58' - 20/08/2020
Theo cuộc khảo sát công bố ngày 20/8, gần 30% dân số ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà không có biểu hiện nhiễm bệnh.
-
Ô tô xe máy
Thương hiệu Harley-Davidson xem xét rời Ấn Độ
16:17' - 20/08/2020
Hãng chế tạo môtô nổi tiếng của Mỹ Harley-Davidson đang xem xét ngừng hoạt động lắp ráp tại Ấn Độ do doanh số thấp và thiếu triển vọng về nhu cầu trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.