Kinh tế chia sẻ trong thời đại công nghệ số: Những vấn đề phát sinh
Trong đó, nền tảng kinh tế chia sẻ với Uber, Grab hay Airbnb là minh chứng điển hình. Ngày nay, không quá ngạc nhiên khi du khách thập phương, trong đó có cả những gia đình trẻ lựa chọn nền tảng kinh tế chia sẻ cho những chuyến đi xa của mình.
Điều này mang lại cho họ sự chủ động, tiết kiệm và đặc biệt là những trải nghiệm mới. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích đó là cái giá phải trả về mặt kinh tế, thậm chí là chính trị mà rất nhiều Chính phủ trên khắp thế giới đang phải đối mặt
*“Barcelona không phải để bán”
Vào thời điểm cuối năm 2018, khi đi dạo quanh những con đường quanh co, nhỏ hẹp xen kẽ nhiều cửa hàng thời trang và quán ăn mang đậm phong cách Địa Trung Hải, các du khách không khỏi tò mò khi nhìn những thấy tấm biểu ngữ “Barcelona không phải để bán” xuất hiện dày đặc tại thành phố lớn thứ hai Tây Ban Nha.
Những câu hỏi liên tiếp được đặt ra đối với mỗi du khách. Vậy tấm biểu ngữ này đang hướng đến ai? Chính xác là đang hướng tới chính họ - những du khách thập phương cùng “gã khổng lồ” trong ngành dịch vụ Airbnb.
Là từ viết tắt của cụm “Air Bed and Breakfast”, Airbnb được thành lập nhằm tạo ra sự kết nối giữa những người sở hữu bất động sản và người có nhu cầu về nhà ở thông qua một ứng dụng. Bắt đầu là một startup với mô hình kinh doanh mới lạ, song sự bùng nổ của Airbnb có thể làm bất ngờ bất kỳ chuyên gia kinh tế nào.
Ngày nay, trên những chiếc xe bus sân bay chở đầy du khách sẽ không khó để nghe được những cuộc hội thoại thông báo thời gian và địa điểm check-in vào những căn homestay nhỏ xinh, thơ mộng được cung cấp bởi một người dân bản địa nào đó.
Và Barcelona không phải là nơi duy nhất chứng kiến hiện tượng này. Trước đó, thủ đô Amsterdam của Hà Lan đã phải mạnh tay “đàn áp” các hình thức cho thuê chỗ ở ngắn hạn sau một loạt các cuộc biểu tình nhằm chống lại sự ùn ứ của thành phố vào năm ngoái. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại các thành phố lớn của châu Âu, từ Paris đến Berlin, Venice đến Lisbon.
Ở Cornwall, vào giai đoạn cao điểm nhất của mùa Hè, giới chức thậm chí đã yêu cầu các công ty du lịch tránh đưa du khách đến một số bãi biển nổi tiếng sau khi chứng kiến tình trạng các con đường ven biển bị tắc nghẽn khiến người dân địa phương phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày.
Người dân ở Cornwall đã quen với việc bị “ngập” vào tháng Tám hàng năm, song gần đây mọi thứ dường như đã bị đảo lộn với sự đổ bộ của các du khách đến với thành phố này qua ứng dựng Airbnb, bên cạnh những lựa chọn truyền thống hơn như các khách sạn lâu đời và các khu nghỉ dưỡng.
Trong khi đó, Barcelona là một điểm du lịch quanh năm đối với du khách, có nghĩa là thành phố này sẽ phải gồng mình lên để đấu tranh với rất nhiều thứ, hơn là chỉ những bữa tiệc của những người say rượu và những hàng dài người chờ đợi ngoài quán bar.
Các chủ sở hữu đã bắt đầu nhận ra rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn thông qua hình thức cho thuê ngắn hạn của Airbnb so với các hình thức truyền thống khác. Vì vậy, đã xuất hiện tình trạng giá thuê bất động sản đột ngột bị đẩy lên vượt quá khả năng chi trả của người dân Tây Ban Nha.
Khi những người thuê bị buộc rời khỏi khu phố, các căn hộ trống rỗng sẽ ngay lập tức được tìm thấy trên các nền tảng chia sẻ như Airbnb. Điều đáng buồn là việc này vô tình đã khoét sâu hơn nữa vào khoảng cách xã hội tại Tây Ban Nha.
Những người may mắn đã sở hữu một ngôi nhà sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi Airbnb kết nối họ tới những du khách có khả năng chi trả cao nhất.
Trong khi đó, những người không có tài sản bị hạn chế khả năng sở hữu, bởi vì giá bất động sản giờ đã được đẩy lên cao trên toàn thành phố khiến tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng hơn với sự phẫn nộ ngày càng sâu sắc trong khi sự thất bại của giới chức và chính phủ trong việc giải quyết vấn đề đã khiến giới trẻ thất vọng và ngày càng tiến gần đến một cuộc khủng hoảng chính trị.
*Chạy theo, thay vì đón đầu khủng hoảng
Tất nhiên, từng đó những luận điểm vẫn là chưa đủ để “kéo” người dùng ra khỏi các lựa chọn mang lại cho họ nhiều lợi ích về kinh tế, bởi đây là cách mà các thị trường hiện đại được vận hành và là điều xảy ra khi một Chính phủ không lựa chọn cách thức can thiệp hoặc can thiệp chưa đủ nhanh và mạnh để đón đầu thị trường.
Cùng với các thành phố khác của Tây Ban Nha, chính quyền Barcelona đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế hiệu ứng Airbnb với các chương trình cấp phép và hạn chế cho thuê mới trong khu phố cổ. Tuy nhiên, tương tự như Ubers và Amazons và Facebook, điều không mong muốn nhất cũng đã xảy ra, đó là khi các hậu quả tiêu cực của nền kinh tế số trở nên rõ ràng và được kiểm soát thì những tổn hại phần nhiều đã diễn ra.
Ở một góc độ sâu sắc hơn, Airbnb từng được coi là một sáng kiến, phát minh thời hiện đại. Vì thế, việc Chính phủ đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của nền tảng này cho thấy họ dường như đang loay hoay giữa việc khuyến khích sự sáng tạo và sau đó kiểm soát những tác động của nó.
Tại London từng xảy ra một cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả nhà ở trước khi Airbnb ra đời, trong khi tình trạng giá cả tăng vọt tại các thành phố từ Berlin hay Vancouver đến Sydney đều quy lỗi cho tất cả mọi thứ, từ lãi suất cho vay rẻ hay tình trạng đầu cơ nước ngoài cho đến sự thay đổi nhân khẩu học. Đặc biệt, việc Chính phủ không xây dựng đủ nhà ở xã hội mà không để ý đến tình trạng sở hữu ngôi nhà thứ hai của người dân nhằm tăng cường nguồn lợi nhuận một cách nhanh chóng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai nào cho kinh tế số tại Việt Nam?
09:19' - 29/05/2019
Khái niệm "kinh tế số" ở Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi và cần được xác định lại, thế nào là kinh tế số và “kinh tế số” được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số hay không?
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Pháp đón lượng khách kỷ lục bất chấp phong trào "Áo vàng"
21:27' - 17/05/2019
Chính phủ Pháp ngày 17/5 cho biết Pháp đã đón 89,4 triệu lượt du khách quốc tế trong năm 2018, một con số kỷ lục mới đối với ngành du lịch nước này.
-
Bất động sản
Tập đoàn khách sạn Marriott triển khai nền tảng cho thuê trực tuyến nhà ở cao cấp
17:11' - 30/04/2019
Ông lớn trong ngành khách sạn thế giới cho biết bắt đầu từ tuần tới sẽ cho thuê khoảng 2.000 nhà ở cao cấp tại 100 thị trường ở Mỹ, châu Âu, Caribe và Mỹ Latinh.
-
Kinh tế Thế giới
Các "gã khổng lồ" Internet sắp phải chịu thêm khoản thuế mới
21:39' - 06/03/2019
Chính phủ Pháp ngày 6/3 đã nhất trí đề xuất dự luật đánh thuế 3% thu nhập tại Pháp của các "gã khổng lồ" Internet toàn cầu như Google, Amazon và Facebook.
-
Chuyển động DN
Bước ngoặt với "kinh tế chia sẻ"
21:06' - 06/03/2019
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc các công ty công nghệ như Uber, Lyft và Airbnb tiến hành IPO có thể đánh dấu thời điểm có tính chất bước ngoặt với "kinh tế chia sẻ".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35'
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03'
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.