Kinh tế Hàn Quốc đủ mạnh để không rơi vào khủng hoảng
Tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times) dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng một loạt các chỉ số kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2022 đã xấu đến mức tương đương với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998) và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009).
Điều này đặt ra câu hỏi liệu “xứ sở kim chi” có đang đối mặt một cuộc khủng hoảng khác sau khi đã vượt qua hai cú sốc trước đây?
* Nguy cơ trước mắt
Số liệu thống kê cho thấy lạm phát của Hàn Quốc đạt 6,3% vào tháng 7/2022 (tiến gần mức lạm phát 6,8% ghi nhận trong tháng 11/1998). Tỷ giá của đồng won Hàn Quốc tại phiên đóng cửa ngày 15/9 ở mức 1.393,7 won đổi 1 USD, tiệm cận gần mức 1.422 won đổi 1 USD của ngày 31/3/2009. Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc cũng ghi nhận mức giảm 9,4 tỷ USD trong tháng 6/2022, mức giảm sâu nhất kể từ tháng 11/2008 (với 11,7 tỷ USD). Và tháng 8/2022 (thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng nhập siêu tháng thứ 5 liên tiếp) cũng ghi nhận sự lặp lại chuỗi giảm dài nhất trong cán cân thương mại kể từ tháng 4/2008. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn của Hàn Quốc (đáo hạn trong một năm) so với dự trữ ngoại hối đã tăng lên 41,9% trong quý II/2022 và là mức cao mới kể từ quý II/2012 (với 41,6%). Các chuyên gia đã bắt đầu đưa ra cảnh báo đáng lo ngại sau khi nhiều lần nhắc nhở rằng Hàn Quốc cần chuẩn bị cho khả năng xảy ra “một hỗn hợp phức tạp của các cuộc khủng hoảng” bắt nguồn từ các rủi ro ở cả trong nước và trên toàn cầu.Cụ thể là, tăng trưởng chậm lại, lạm phát, thắt chặt thanh khoản, xung đột quân sự ở Ukraine, cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung, khủng hoảng năng lượng và tắc nghẽn chuỗi cung ứng... Điều đáng quan tâm hơn là các rủi ro đã xuất hiện đồng thời và do đó đang làm tăng thêm sự lo lắng cho nền kinh tế Hàn Quốc.
Trong bối cảnh đó, các nhà kinh tế được tờ The Korea Times liên hệ đã đưa ra nhận định rằng các nền tảng kinh tế cơ bản của Hàn Quốc vào năm 2022 đã phục hồi tốt hơn so với hai cuộc khủng hoảng tài chính trước đó.Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, Hàn Quốc vẫn được dự đoán sẽ trải qua một cuộc suy thoái như đã từng chứng kiến ba lần trước đó: Vào năm 1980 (-1,6%), năm 1998 (-5,1%) và năm 2020 (-1%). Ba giai đoạn này lần lượt được kéo dài bởi cú sốc dầu mỏ thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và đại dịch COVID-19.
Robert Subbaraman, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại ngân hàng Nomura, cho biết “nền kinh tế Hàn Quốc ngày nay rất khác so với thời kỳ khủng hoảng châu Á” và lưu ý rằng Hàn Quốc ở thời điểm đó đã quá nóng vì dòng tiền đổ vào mạnh mẽ, nợ bên ngoài quá nhiều trong khi dự trữ ngoại hối thấp và tỷ giá hối đoái kém linh hoạt.Ông nói thêm: “Về tất cả những yếu tố này, Hàn Quốc hiện tại đang có phong độ tốt hơn trước”. Do đó, Hàn Quốc vẫn có thể sớm trải qua một cuộc suy thoái nhẹ do xuất khẩu suy giảm, hàng tồn kho tăng cao và thị trường nhà ở đang hạ nhiệt.
Trích dẫn dữ liệu từ ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Nhật Bản, nhà kinh tế trưởng Robert Subbaraman dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc sẽ giảm 0,7% vào năm 2023 sau khi ghi nhận mức tăng 1,7% trong năm 2022.Liên quan đến khả năng quản trị rủi ro của Hàn Quốc trước nguy cơ suy thoái có thể xảy ra, ông Robert Subbaraman đánh giá rằng nước này "có những vùng đệm mạnh mẽ hơn để giảm bớt tác động và sẽ có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách”.
Trong khi đó, Park Chong-hoon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh Hàn Quốc, thì cho rằng Hàn Quốc “không ở giai đoạn khủng hoảng nhưng có nguy cơ đáng kể đối mặt với khủng hoảng”.Tương tự, ông cũng nhận định rằng Hàn Quốc không có khả năng bước vào một cuộc suy thoái song có thể phải vật lộn với những tác động bất lợi giống như những gì đã được chứng kiến trong một cuộc suy thoái.
Ông giải thích: “Ví dụ, Hàn Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chậm như đã từng diễn ra, nhưng sẽ có tình trạng đóng băng tuyển dụng bởi nếu không sẽ thiếu việc làm chất lượng. Tóm lại, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ được công chúng nhìn nhận như thể nó đang trải qua một cuộc suy thoái mặc dù thực sự không phải vậy”.
Jun Kwang-woo, cựu Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), người đứng đầu Viện Kinh tế Toàn cầu, cho biết dự báo của ông về nền kinh tế Hàn Quốc năm 2022 là “không quá lạc quan nhưng cũng không quá bi quan”. Ông nói: “Tình hình năm nay khác về chất so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 mặc dù chúng ta có khá nhiều yếu tố thách thức”.Ông nhấn mạnh thêm rằng: “Chắc chắn đã đến lúc phải hết sức nghiêm túc trong việc bảo vệ nền kinh tế của chúng ta trước một cuộc khủng hoảng toàn diện tiềm tàng nhưng không phải là lúc để hoảng sợ về tình hình”.
* Quá khứ có lặp lại?
Trong khi cả ba nhà kinh tế trên đều đưa ra đánh giá rằng nền kinh tế Hàn Quốc đã vượt qua được nhiều thách thức dư luận đặt ra một câu hỏi khác là tại sao các chỉ số kinh tế lại xấu đi đến mức làm gợi nhớ đến hai cuộc khủng hoảng trong quá khứ? Nhà kinh tế Jun Kwang-woo nói: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2022 cũng đã được điều chỉnh giảm nhiều lần và được dự báo sẽ đạt mức thấp nhất là 2,3%”. Theo cựu Chủ tịch FSC, triển vọng kinh tế đi xuống của Hàn Quốc vẫn có thể được giải thích một cách lạc quan bởi điều đó cũng có nghĩa là tăng trưởng GDP thực tế vẫn đang tiếp tục tăng bất kể lạm phát cao. Về lạm phát, Hàn Quốc đã chứng kiến mức tăng 6,3% trong tháng 7/2022 và mức 5,7% trong tháng 8/2022, đồng thời đây có thể được coi là một phần của tình trạng lạm phát cao đã xảy ra trên toàn cầu.Hơn nữa, nhiều quốc gia khác hiện đang ở trong tình trạng thậm chí còn tồi tệ hơn cả Hàn Quốc, chẳng hạn như mức lạm phát cao kỷ lục 9,1% của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vào tháng Tám và Mỹ ghi nhận mức cao nhất trong 40 năm là 9,1% vào tháng Sáu.
Tất nhiên, nhà kinh tế Jun Kwang-woo lưu ý rằng một số chỉ số “cần được chú ý theo dõi chặt chẽ” bởi chúng phản ánh rất cao tác động của những rủi ro bên ngoài trong khi vẫn nằm ngoài tầm tay của Hàn Quốc. Một yếu tố quan trọng là cán cân thương mại âm, có liên quan nhiều đến sự suy giảm tăng trưởng chưa từng có của Trung Quốc.Trong khi đó, sự phục hồi của Hàn Quốc ở một số thời điểm là nhờ sự tăng trưởng của Trung Quốc và việc mất đi một yếu tố cộng sinh như vậy sẽ cần được chú ý.
Nhà kinh tế Park Chong-hoon cũng bày tỏ quan điểm tương tự khi lưu ý rằng Hàn Quốc lần đầu tiên sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã báo cáo thâm hụt thương mại trong tháng thứ 4 liên tiếp với quốc gia láng giềng này vào tháng Tám vừa qua.Ông nói thêm: “Thâm hụt thương mại kéo dài nhiều tháng, đặc biệt là với Trung Quốc, là rất hiếm và do đó không phải là một dấu hiệu tốt cho tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc”.
Ông Park Chong-hoon cũng cảnh báo không nên “bị đánh lừa” bởi các chỉ số tụt hậu, trong đó tác động xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế được phản ánh khoảng 3 hoặc 6 tháng sau đó. Hầu hết những vấn đề đó đều liên quan đến lao động, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 2,1% vào tháng 8/2022 trong khi số lượng việc làm mới tăng lên mức cao nhất trong 22 năm là 807.000 người.Ông nói: “Sự phục hồi của thị trường việc làm đến từ việc chi tiêu mạnh mẽ của người tiêu dùng trong bối cảnh người dân trở lại cuộc sống bình thường mới và việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đang tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu xu hướng việc làm có tiếp tục sau khi nhu cầu bị dồn nén giảm xuống hay không”./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Hàn Quốc đã rơi vào giai đoạn lạm phát đình trệ và suy thoái?
08:40' - 19/09/2022
Đa số các nhà kinh tế Hàn Quốc nhận định rằng nền kinh tế nước này đã rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ giai đoạn đầu do các chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu nhằm giảm lạm phát.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất ổn định lãi suất, tỷ giá để kiểm soát lạm phát
19:37' - 18/09/2022
Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành lãi suất, tỷ giá và tín dụng là vấn đề nhiều đại biểu, chuyên gia cho ý kiến tại tọa đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp, tạo dư địa điều hành tăng trưởng kinh tế
19:18' - 18/09/2022
Chiều 18/9, tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 đã diễn ra phiên toàn thể và toạ đàm cấp cao với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững".
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu mở rộng "hầu bao" chống lạm phát như thế nào?
05:30' - 18/09/2022
Có vẻ như câu nói "làm bất cứ điều gì cần thiết" mà các lãnh đạo chính trị châu Âu nhắc tới nhắc lui trong giai đoạn căng thẳng nhất của đại dịch COVID-19 hiện nay vẫn có giá trị.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.