Kinh tế Hàn Quốc trước những tác động từ thương chiến Mỹ-Trung
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã giảm dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm nay xuống còn 2,4%.
Theo thống kê của Trung tâm Tài chính Quốc tế Hàn Quốc (KCIF), mức dự báo bình quân tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm nay của 9 ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới dừng ở mức 2,3%, giảm 0,2 điểm phần trăm chỉ trong vòng một tháng trở lại đây.
Xét theo từng ngân hàng đầu tư, ngân hàng Nomura của Nhật Bản đưa ra dự đoán bi quan nhất với mức dự báo tăng trưởng 1,8%. Tiếp đó, ngân hàng Barclays của Anh và ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm nay lần lượt là 2,2% và 2,3%.
Trong khi đó, ngân hàng HSBC có trụ sở tại Anh lại dự đoán lạc quan nhất về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc năm 2019 là 2,6%. Capital Economics, một cơ quan phân tích kinh tế tại Anh, dự đoán kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng 1,8% năm nay, 2% vào năm 2020 và 2,5% năm 2021.
Theo các nhà quan sát, nguyên nhân đầu tiên khiến xu thế tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc chững lại là do các yếu tố tác động từ bên ngoài. Kinh tế toàn cầu trì trệ và giao thương giảm sút đã tạo ra một cú sốc cho nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Trên thực tế, từ cuối năm ngoái đến nay, xuất khẩu của Hàn Quốc chưa thể thoát khỏi xu thế suy giảm. Đặc biệt, xu hướng giảm sút của ngành công nghiệp chip bán dẫn, mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Hàn Quốc, là một “đòn chí mạng” đối với kinh tế nước này. Cùng với đó, môi trường đầu tư của doanh nghiệp trở nên xấu đi cũng là một yếu tố được đề cập đến.
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế nửa đầu năm 2019", Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc (KDI) - một cơ quan nghiên cứu chính sách nhà nước của Hàn Quốc - dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm 2019, giảm so với mức dự báo tăng 2,6% được đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái.
KDI nhận định nếu có hồi phục, kinh tế sẽ tăng 2,5% trong năm tới. Theo KDI, xu hướng chi tiêu tiêu dùng nội địa đang có phần chững lại cùng với đầu tư và xuất khẩu giảm sút cho thấy tổng thể nền kinh tế có dấu hiệu đình trệ. Tuy nhiên, KDI vẫn giữ nguyên dự báo về tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay và năm 2020, lần lượt là 3,9% và 3,8%, nhờ các chính sách việc làm của chính phủ. Bên cạnh đó, số lao động có việc làm được dự báo sẽ tăng ở ngưỡng 200.000 người.
Trước đó, OECD trong báo cáo công bố ngày 21/5 cũng đã hạ dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm nay xuống còn 2,4%, do nhu cầu trong nước suy yếu và hoạt động thương mại toàn cầu đình trệ. OECD dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 2,5% vào năm 2020, so với mức dự đoán tăng 2,6% được OECD đưa ra trước đó.
OECD giải thích rằng xu thế tăng trưởng trì trệ phản ánh sự giảm sút của nhu cầu trong nước và giao thương toàn cầu. Tổ chức này còn chỉ ra các yếu tố khác như xuất khẩu giảm và ngành công nghiệp chip bán dẫn đi xuống. Yếu tố tác động bên trong được nêu lên như đầu tư cố định giảm và sự co hẹp về tuyển dụng.
Ngoài ra, việc tăng đột xuất lương tối thiểu trong bối cảnh tái cơ cấu ngành sản xuất đã hạn chế khả năng tạo việc làm. Những yếu tố do OECD “điểm mặt” không khác biệt so với phân tích của KDI.
Ngân hàng Nomura chỉ ra rằng xu thế suy giảm nhu cầu trong và ngoài nước đang tạo gánh nặng cho tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Ngân hàng này nhận định ngân sách bổ sung của Seoul không đủ để bù đắp cho sự trì trệ của nền kinh tế.
Ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ Bank of America Merrill Lynch cũng liệt kê các yếu tố tác động như sự chững lại của nhu cầu trong ngành công nghiệp toàn cầu, kế hoạch chi tiêu khiêm tốn của các doanh nghiệp và môi trường đầu tư trở nên xấu đi.
Kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng âm trong quý I năm nay. Xuất khẩu chứng kiến đà suy giảm 6 tháng liên tiếp, từ tháng 12/2018 cho tới tháng 5/2019. Đầu tư thiết bị trong quý I/2019 giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên sau 2 năm 4 tháng, Chính phủ Hàn Quốc đã phải dùng từ “trì trệ” trong báo cáo “Xu hướng kinh tế gần đây” công bố hồi tháng 4 vừa qua.
Trước đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại khẩn cấp ngày 20/5, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Hong Nam-ki cho biết nếu mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Hàn Quốc có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây. Mỹ và Trung Quốc - hiện chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc - gần đây tuyên bố sẽ nâng thuế và áp đặt nhiều biện pháp trả đũa đối với hàng hóa của nhau.
Mỹ đã quyết định nâng mức thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc cũng công bố kế hoạch tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Hàn Quốc hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ sớm được giải quyết. Tuy nhiên, để đối phó với mọi khả năng, Chính phủ Hàn Quốc đang dốc toàn lực nhằm giảm thiểu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tới nền kinh tế trong nước.
Về thị trường tài chính, Phó Thủ tướng Hong nhận định giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái đang có biến động lớn. Trong trường hợp biến động lan rộng hơn, Chính phủ sẽ có biện pháp thích hợp để ổn định thị trường một cách kịp thời. Ông cho biết Chính phủ sẽ thực hiện “các bước đi thích hợp” để ổn định thị trường tài chính trong trường hợp biến động gia tăng.
Tín hiệu trên cho thấy khả năng Seoul có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối của nước này để ngăn chặn sự suy giảm của đồng nội tệ so với đồng USD.
Chính phủ sẽ tăng cường giám sát các thị trường tài chính và có những biện pháp để ngăn chặn các yếu tố rủi ro, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệp, như tăng thêm 500 tỷ won (420 triệu USD) quy mô hỗ trợ vốn lãi suất thấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp về marketing xuất khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc gặp khó trước lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Huawei
12:56' - 28/05/2019
Theo các nhà phân tích, lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) và sức ép từ Washington đang đẩy các doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc vào thế khó.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc từ chối 2 hồ sơ xin thành lập ngân hàng trực tuyến
16:40' - 27/05/2019
Quyết định này đã xua tan các kỳ vọng về tương lai của lĩnh vực ngân hàng trực tuyến tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Mục đích chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thống Mỹ
06:00' - 26/05/2019
Chương trình nghị sự của thượng đỉnh Hàn-Mỹ dự kiến tập trung vào phương án phối hợp chặt chẽ, nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên đồng thời tăng cường quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nỗ lực nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ - Triều
15:50' - 24/05/2019
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon-chul ngày 24/5 cho biết ông sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ liên Triều để nối lại cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ giữa Mỹ và Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "lưu ý" Hàn Quốc về các thiết bị của Huawei
20:23' - 23/05/2019
Một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Mỹ đã lưu ý Hàn Quốc vấn đề bảo mật trong các thiết bị mạng di động thế hệ thứ năm (5G).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông qua thương vụ bán tên lửa phòng không cho Hàn Quốc và Nhật Bản
11:18' - 18/05/2019
Ngày 17/5,Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thông qua thương vụ trị giá hơn 600 triệu USD bán tên lửa phòng không cho Hàn Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng leo thang trở lại liên quan tới Triều Tiên.
-
Kinh tế & Xã hội
Quý I, du khách Hàn Quốc đến Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu lượt
11:33' - 16/05/2019
Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) ngày 16/5 công bố số liệu cho thấy lượng du khách Hàn Quốc đến Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2019 đã tăng hơn 24% và vượt ngưỡng 1 triệu lượt du khách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
FTA EU-Mercosur sẽ bù đắp tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ?
09:57'
Pháp đã họp với 10 nước EU để thảo luận về một thỏa thuận thương mại có thể có với khối Mercosur nhằm bù đắp tác động của chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu từ các nước EU.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành Dầu khí của các nước vùng Vịnh được miễn trừ thuế đối ứng của Mỹ
09:16'
Dầu mỏ và khí đốt của các nhà xuất khẩu ở vùng Vịnh sẽ được miễn trừ các mức thuế mới của Washington nhằm tránh làm gián đoạn thị trường năng lượng của Mỹ và đẩy giá nhiên liệu lên cao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Thuế ô tô mới có thể khiến người tiêu dùng “gánh” thêm 30 tỷ USD
08:04'
Chính sách áp thuế 25% của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên ô tô nhập khẩu có thể khiến người tiêu dùng nước này phải chi thêm hơn 30 tỷ USD trong năm đầu tiên thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.