Kinh tế Indonesia trở nên mong manh hơn khi phụ thuộc vào Trung Quốc
Tại buổi ra mắt cuốn sách "Đại dịch suy thoái: Tương lai của nền kinh tế toàn cầu và quốc gia" ngày 13/7, Trưởng Ban điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM) Bahlil Lahadalia cho biết, hiện nay kinh tế Indonesia đang phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, bao gồm cả về đầu tư. Sự phụ thuộc này cần được sớm xem xét, đánh giá lại do những tác động bất lợi tới nền kinh tế nước này.
Theo ông Bahlil Lahadalia, sự phụ thuộc lớn vào Bắc Kinh làm cho nền kinh tế Indonesia trở nên "mong manh" hơn, bằng chứng là khi kinh tế Trung Quốc trì trệ, nền kinh tế Indonesia cũng đang chậm lại. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm 1%, thì tăng trưởng kinh tế của Indonesia cùng lúc giảm 0,3%. Trung Quốc hiện vẫn là đối tác thương mại số một của Indonesia, với tổng giá trị thương mại song phương là 72,8 tỷ USD trong năm 2019, theo số liệu của Bộ Thương mại Indonesia. Cũng trong năm 2019, Trung Quốc đã tăng gấp đôi đầu tư vào Indonesia, lên 4,7 tỷ USD, vượt qua Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Indonesia, sau Singapore. Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực thâm dụng vốn và các dự án lớn như cơ sở hạ tầng và sản xuất, theo BKPM. Hơn 1 triệu việc làm mới đã được tạo ra trong năm ngoái; lĩnh vực giao thông vận tải và viễn thông thu hút các khoản đầu tư lớn nhất.Tâm lý “bài Trung” gia tăng một phần là do ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc tại Indonesia. Một số người cáo buộc rằng các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc đã bị nhiễm khuẩn, trong khi một số người khác lo ngại rằng người lao động Trung Quốc đang đảm nhận hầu hết các công việc tại Indonesia. Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở quốc gia Đông Nam Á này, tâm lý này càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Một số người bảo thủ tôn giáo đã kêu gọi các sắc lệnh tôn giáo (fatwa) để cấm người Indonesia gốc Trung Quốc và công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Indonesia.Bài viết đăng trên The Asean Post nhận định rằng tình hình này có thể có tác động tiêu cực đến mối quan hệ Trung Quốc-Indonesia đang phát triển. Indonesia được cho là sẽ hưởng lợi từ việc tham gia sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), bởi nước này là một trong những đầu mối trong các tuyến hàng hải theo kế hoạch sẽ kết nối Trung Quốc với các quốc gia châu Phi, Trung Đông và châu Âu.Tuy nhiên, nếu tâm lý phản đối Trung Quốc vẫn còn hoặc thậm chí gia tăng ở Indonesia, điều này sẽ tạo ra một môi trường bất lợi cho các dự án và đầu tư của Trung Quốc ở nước này. Bên cạnh đó, việc này cũng có thể cản trở các nỗ lực của Chính phủ Indonesia trong việc cải thiện nền kinh tế của đất nước, vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Indonesia cần đưa ra các chiến lược và tự đánh giá bản thân để không quá phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Mặt khác, việc Indonesia cần duy trì mối quan hệ tốt với các quốc gia khác như Mỹ và Nhật Bản cũng rất quan trọng.Tuy nhiên, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết, dù muốn hay không, Trung Quốc đang trở thành một trong những cường quốc thế giới không thể bỏ qua, kể cả Indonesia. Những người trẻ tuổi biết rằng, nền kinh tế Trung Quốc chiếm gần 18% nền kinh tế toàn cầu, trong khi đó kinh tế Mỹ chiếm khoảng 25%. Là một quốc gia tự do và năng động, Indonesia thực sự phải xây dựng mối quan hệ tốt với tất cả các quốc gia và điều đó đã được thực hiện để hỗ trợ sức mạnh của Indonesia.Mới đây, Chính phủ Indonesia quyết định hạ chỉ tiêu thu hút đầu tư năm 2020 xuống còn 817.000 tỷ rupiah (57,5 tỷ USD), từ mức 886.000 tỷ rupiah (61,2 tỷ USD) trước đó do tác động của đại dịch COVID-19. Theo đó, trong quý I/2020, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư của Indonesia - đã giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 98.000 tỷ rupiah (6,7 tỷ USD).Nhiều quốc gia đã áp dụng các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, từ đó kìm hãm các hoạt động kinh tế như thương mại và đầu tư. Điều này cũng gây khó khăn cho Indonesia trong việc thu hút vốn đầu tư mới.Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế quốc gia chỉ tăng 1,7% trong quý I/2020, so với mức tăng hơn 4% mỗi năm trong quý IV/2019. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư đã tăng 8% lên mức 210.700 tỷ rupiah (14,5 tỷ USD), trong đó đầu tư trong nước chiếm 112.700 tỷ rupiah (7,7 tỷ USD).Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ tiếp tục giảm, với mức giảm 5,1% trong quý II/2020 do tác động của đại COVID-19. Bà Sri Mulyani cho biết, xu hướng giảm của nền kinh tế toàn cầu đang nhanh chóng lan sang nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, gây gián đoạn cung-cầu.Chính phủ Indonesia đang sử dụng ngân sách nhà nước năm 2020 làm công cụ chính để ứng phó với tác động của đại dịch và cho chương trình Phục hồi nền kinh tế quốc gia (NRP).Bộ Tài chính Indonesia cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, thâm hụt ngân sách ở mức 1,57% GDP, phù hợp với sự suy giảm nguồn thu do suy thoái kinh tế. Trong khi đó, chi tiêu của Chính phủ vẫn tăng trưởng tích cực nhằm hỗ trợ giải quyết các động của đại dịch COVID-19.Cũng theo Bộ trên, tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ được cải thiện và sự ổn định kinh tế vĩ mô vẫn sẽ được duy trì. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 được dự báo đạt mức dương nhờ chương trình NRP - vốn được kỳ vọng sẽ kích thích tiêu dùng và đầu tư. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm do nhu cầu toàn cầu thấp. Trong khi đó, lạm phát sẽ tăng dần khi tiêu dùng phục hồi. Giá đồng nội tệ rupiah dự kiến sẽ tăng, phù hợp với sự ổn định kinh tế vĩ mô và dòng vốn ngoại. Tuy nhiên, Indonesia vẫn phải cảnh giác với các rủi ro từ biến động trên thị trường tài chính toàn cầu. Giá dầu vẫn có nguy cơ biến động do ảnh hưởng của cung cầu thế giới và các yếu tố địa chính trị. Trước đó, các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều dự báo khác nhau về tăng trưởng kinh tế của Indonesia. Điều này cho thấy sự không chắc chắn cao, đặc biệt là trong năm 2020. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng tăng trưởng kinh tế của Indonesia sẽ ở mức -0,3% trong năm nay và Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập đến mức tăng trưởng bằng không./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia khánh thành 10 nhà máy điện với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD
18:25' - 21/07/2020
Indonesia vừa khánh thành 10 nhà máy điện, trong đó có 7 nhà máy điện khí, một nhà máy địa nhiệt, một nhà máy điện tuabin hơi và một nhà máy thủy điện với tổng công suất 555 MW.
-
Chuyển động DN
Công ty Đài Loan (Trung Quốc) chuyển nhà máy sang Indonesia
18:18' - 21/07/2020
Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Công ty PT Meiloon Technology Đài Loan (Trung Quốc) đã chuyển nhà máy từ Tô Châu, Trung Quốc sang Subang, Tây Java, Indonesia với tổng giá trị 90 triệu USD.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ đô của Indonesia tiếp tục gia hạn các biện pháp hạn chế quy mô lớn
19:12' - 17/07/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan vừa quyết định kéo dài giai đoạn hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) thêm 14 ngày kể từ 16/7.
-
Kinh tế Thế giới
Tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo của Indonesia lên đến 442,4 GW
09:50' - 14/07/2020
Tiềm năng sản xuất năng lượng tái tạo của Indonesia vào khoảng 442,4 gigawatt (GW), nhưng đến nay mới chỉ khoảng 2% được sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.