Kinh tế Mỹ và châu Âu có nguy cơ chệch hướng
Mặc dù lãi suất tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp. Điều này đã giúp các ngân hàng trung ương ở hai bờ Đại Tây Dương tin tưởng rằng họ có thể đạt được cú "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế, tức là kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế lớn.
Vấn đề hiện tại của các ngân hàng trung ương này là sức mạnh bất ngờ của thị trường lao động đang có dấu hiệu suy yếu. Khi điều đó xảy ra, các cuộc suy thoái kinh tế thường sẽ theo sau.
*Sự phục hồi trong ngỡ ngàngNhà kinh tế học người Anh William Henry Beveridge từng nói rằng: "Thất nghiệp giống như một cơn đau đầu hoặc sốt cao- khó chịu và mệt mỏi nhưng không giải thích được nguyên nhân của nó". Định nghĩa nổi tiếng của ông Beveridge về thất nghiệp dường như đã bị đảo lộn. Thị trường lao động tại hầu hết các nền kinh tế phương Tây đã phục hồi mạnh mẽ kể từ khi đại dịch COVID-19 kết thúc, khiến các ngân hàng trung ương và Phố Wall ngỡ ngàng.
Thực tế là, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát cao do những gián đoạn kinh tế từ đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine. Lãi suất vay mượn cao thường làm giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, giảm doanh thu của các công ty và buộc họ phải cắt giảm chi phí bằng cách sa thải lao động. Những người thất nghiệp thắt chặt chi tiêu, làm giảm doanh thu của các công ty và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế. Chu kỳ tiêu cực này thường chỉ kết thúc khi lãi suất giảm trở lại. Tuy nhiên, lần này lại khác. Fed bắt đầu tăng lãi suất vào đầu năm 2022 và đã nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 23 năm. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn duy trì dưới 4% trong suốt thời gian này – thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5,7% kể từ năm 1948. Ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lãi suất cho vay chạm mức cao kỷ lục 4% vào tháng 9/2023, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất mọi thời đại, khoảng 6,4%, trong suốt 18 tháng qua. Trong khi đó, cả Mỹ và Eurozone đều phục hồi mạnh mẽ sau các cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tăng trưởng với tốc độ ấn tượng 3% trong quý II/2024. Kinh tế Eurozone trải qua một giai đoạn suy thoái ngắn vào năm 2022 nhưng vào quý II/2024 đã phục hồi với mức tăng trưởng 0,6% so với cùng kỳ năm 2023. Sự lý giải thuyết phục nhất cho tình trạng này là các công ty hạn chế sa thải nhân viên ngay cả khi không có đủ việc để họ làm. Vào tháng 3/2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, các công ty Mỹ đã sa thải hơn 13 triệu lao động. Một năm sau, con số này giảm xuống còn khoảng 1,4 triệu và duy trì ở mức này kể từ đó.Theo khảo sát của Business Roundtable, gần 50% số Giám đốc điều hành (CEO) của Mỹ dự kiến sẽ giữ ổn định lực lượng lao động. Ở châu Âu, tỷ lệ các công ty kỳ vọng sản lượng giảm nhưng việc làm vẫn ổn định, đạt mức 31% trong thời kỳ đại dịch.
*Rủi ro rình rậpTuy nhiên, tín hiệu cảnh báo lớn nhất đã đến từ Mỹ, nơi một chỉ báo suy thoái không thể sai lệch đã được kích hoạt. Quy tắc này, được đặt tên theo nhà kinh tế học của Fed, Claudia Sahm, chỉ ra rằng khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình dao động trong ba tháng tăng ít nhất 0,5 điểm phần trăm so với mức thấp nhất trong 12 tháng trước, sản lượng kinh tế của Mỹ sẽ bị thu hẹp.
Quy tắc Sahm, dự đoán chính xác mọi cuộc suy thoái ở Mỹ kể từ năm 1970, đã được kích hoạt vào tháng 7/2024, khi tỷ lệ thất nghiệp nước này đạt 4,3%.
Ở châu Âu, những dấu hiệu u ám cũng bắt đầu xuất hiện. Theo Gavekal Research, chưa đến 10% số công ty đang thực hiện chiến lược "giữ chân" lao động, trong khi lợi nhuận doanh nghiệp đã giảm xuống dưới mức trung bình dài hạn. Và lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021, các công ty ở Eurozone dự kiến sẽ cắt giảm nhân sự. Những cảnh báo này có thể là sai. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống còn 4,2% vào tháng 8/2024. Những lần tăng trước đó có thể do sự gia tăng của làn sóng nhập cư làm tăng nguồn cung lao động. Các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs ước tính có khoảng 3 triệu người nhập cư vào Mỹ trong năm 2023, so với khoảng 1 triệu người nhập cư mới mỗi năm trước đại dịch COVID-19.Nếu những người mới đến tìm được việc làm, tỷ lệ thất nghiệp có thể ổn định ở mức thấp. Fed cũng đang chuẩn bị giảm lãi suất tại cuộc họp tuần này, trong khi ECB đã hạ lãi suất trước đó.
Tuy nhiên, rủi ro đang gia tăng là có thật, đặc biệt là nếu một đợt gia tăng tỷ lệ thất nghiệp kéo dài có thể tạo ra vòng luẩn quẩn tiêu cực. Tại Mỹ, số lượng việc làm trống đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021.Ông Bill Dudley, cựu Chủ tịch chi nhánh Fed tại New York, nói với các nhà phân tích của Goldman Sachs rằng, một khi quy tắc Sahm được kích hoạt, tỷ lệ thất nghiệp có thể nhanh chóng tăng thêm 1,9 điểm phần trăm. Điều đó sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ lên trên 6% - mức chưa từng thấy kể từ năm 2021.
Theo một nghiên cứu của chi nhánh Fed tại San Francisco, trong 75 năm qua, mỗi khi tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng 1 điểm phần trăm, GDP trung bình giảm 1,5 điểm phần trăm. Một đợt tăng tỷ lệ thất nghiệp như dự đoán của ông Dudley sẽ khiến nền kinh tế Mỹ đi chệch hướng, vì hiện tại GDP nước này đang tăng trưởng 2,5%/năm.
Tác động của sự gia tăng thất nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế dường như ít nghiêm trọng hơn ở châu Âu, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu ớt của khu vực này có nghĩa là ngay cả một sự suy giảm nhẹ cũng có thể đẩy khu vực vào suy thoái.Các ngân hàng trung ương có thể vẫn có thể tạo ra cú "hạ cánh mềm" bằng cách cắt giảm lãi suất. Nhưng nếu hành động của họ mất quá nhiều thời gian để có hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao có thể gây ra rắc rối cho cả Mỹ và châu Âu.
- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- châu âu
- kinh tế châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia quốc tế đồng loạt hạ dự báo triển vọng kinh tế Trung Quốc
12:16' - 18/09/2024
Dữ liệu kinh tế tháng 8/2024 của Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng, cho thấy những khó khăn của nước này trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
-
Ý kiến và Bình luận
Ấn Độ lạc quan về mức tăng trưởng kinh tế trong trung hạn
08:39' - 18/09/2024
Thống đốc Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das mới đây đã đưa ra dự báo rằng nước này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tới 8% trong trung hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
08:04' - 18/09/2024
Theo số liệu được Cục Dự trữ liên bang (Fed), sản lượng tại các nhà máy của Mỹ đã tăng mạnh vào tháng 8/2024 nhờ sản lượng xe cơ giới phục hồi, song dữ liệu của tháng trước đó đã được điều chỉnh giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30'
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30'
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.
-
Phân tích - Dự báo
Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon
05:30' - 29/06/2025
Chăn nuôi gia súc để lấy da dùng để sản xuất túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên kinh tế mới: Chính phủ Anh vào cuộc
06:30' - 28/06/2025
Nước Anh có một di sản đậm nét về thương mại và doanh nghiệp. Ba thỏa thuận thương mại gần đây – với Ấn Độ, Mỹ và EU – đã giúp Anh đã khôi phục vị thế là nhà vô địch toàn cầu về thương mại tự do.