Kinh tế năm 2022 sẽ khả quan nhờ thích ứng với bình thường mới
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 6-6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội là một thách thức trong bối cảnh nước ta chịu ảnh hưởng dịch COVID-19 kể từ đầu năm 2020 đến nay; hoạt động kinh tế đang dần thích nghi và chung sống với dịch bệnh.
Năm 2022 dự báo dịch COVID-19 có thể chưa chấm dứt do sự xuất hiện khó lường của các biến chủng như Omicron nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn. Nhưng sẽ khả quan hơn năm 2021 nhờ việc thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Để hiểu rõ hơn về bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương xung quanh nội dung này. Phóng viên: Xin Tổng cục trưởng cho biết bức tranh tổng quát về tình hình kinh tế năm 2021? Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Làn sóng dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ.... Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an sinh của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong ban hành những quyết sách kịp thời phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Cùng với đó, các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, sự đồng lòng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021 của nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý IV/2021 đã phục hồi mạnh mẽ với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,22%, từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP chung của năm 2021 đạt 2,58%. Phóng viên: Năm 2021, kinh tế nước ta trải qua "lốc xoáy" của đại dịch COVID-19 với tăng trưởng kinh tế quý III giảm sâu. Vậy theo bà những yếu tố gì đã giúp nền kinh tế phục hồi và đạt mức tăng trưởng như vừa công bố?Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Năm 2021 là một năm đầy thách thức với kinh tế Việt Nam, dịch COVID-19 với biến chủng mới đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, GDP quý III giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành những quyết sách kịp thời để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh và phát triển kinh tế đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, là Nghị quyết 128/NQ-CP cùng với các chính sách đảm bảo an sinh xã hội khác đã “cởi trói” dần cho nền kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh được “vận hành” trở lại; hành lang lưu thông giữa các tỉnh, thành phố đã cởi mở hơn, kinh tế dần hồi phục và tăng trưởng trở lại ở những tháng cuối năm.
GDP quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,61%, đóng góp 2,28 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 5,42%, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Kết quả tăng trưởng kinh tế quý IV ở cả 3 khu vực đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 2,58%. Đây là mức tăng trưởng khá trong điều kiện khó khăn khi các nguồn lực phải ưu tiên cho phòng, chống dịch bệnh. Một số ngành, lĩnh vực có sự phục hồi và phát triển tốt đóng góp vào tăng trưởng chung như: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng khi nền kinh tế gặp khó khăn. Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia còn có đóng góp lớn cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế khi quý IV tăng 7,96% và cả năm tăng 6,37%. Ngành thông tin, truyền thông đang thực hiện cơ cấu lại nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột là: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nên tăng trưởng khá với tốc độ tăng quý IV đạt 8,09% và cả năm đạt gần 5,97%. Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng lần lượt là 11,23% và 9,42%. Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đóng góp lớn cho tăng trưởng của quý IV và cả năm với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 92,66% và 42,75%. Cùng đó, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19%; nhập khẩu đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD, kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp. Như vậy, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức các doanh nghiệp đã duy trì và phục hồi sản xuất phục vụ các đơn hàng xuất khẩu. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Phóng viên: Nhiều chuyên gia dự báo sức ép lạm phát năm 2022 của nền kinh tế nước ta sẽ rất cao. Tổng cục trưởng cho biết quan điểm của Tổng cục Thống kê về kiểm soát lạm phát trong năm 2022 là gì? Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Để đạt được kết quả này trong khi đất nước đang hết sức khó khăn bởi tác động của dịch COVID-19 là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, chúng tôi đánh giá áp lực lạm phát là rất lớn. Khi dịch COVID-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như: xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Từ đó, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát. Bên cạnh đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-2022… Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như: Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp. Cùng với đó, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung của nền kinh tế. Giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên; hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.Phóng viên: Dịch COVID-19 đang gây nhiều khó khăn cho người lao động và người sử dụng lao động. Tổng cục trưởng đánh giá ra sao về hiệu quả của các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động?
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương : Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, để tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp để hỗ trợ. Các nghị quyết, nghị định, thông tư về tháo gỡ khó khăn do khu vực doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người sử dụng lao động là quyết sách kịp thời, đúng lúc, có tác dụng hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trước đại dịch. Việc mở rộng phạm vi, đối tượng được hỗ trợ của các chính sách không chỉ thể hiện sự bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Cùng với đó, giải pháp hỗ trợ không chỉ mang tính cấp thiết trong hiện tại mà giúp người lao động và doanh nghiệp có sự chuẩn bị cần thiết để tiếp tục tham gia thị trường lao động. Có thể nói, các chính sách rất thiết thực và phù hợp nêu trên không chỉ giúp người lao động và doanh nghiệp có thêm nguồn lực để chống đỡ dịch bệnh mà quan trọng hơn là sự hỗ trợ cần thiết để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh, đủ sức tự đứng vững vượt qua tác động tiêu cực của dịch bệnh. Phóng viên:Dịch COVID-19 làm thay đổi sâu sắc bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 dự báo thấp hơn năm 2021. Trong nước, sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút, sức ép lạm phát tăng cao. Vậy, động lực và giải pháp nào để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2022 đã được Quốc hội thông qua, thưa Tổng cục trưởng? Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 6-6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội là một thách thức trong bối cảnh nước ta chịu ảnh hưởng dịch COVID-19 kể từ đầu năm 2020 đến nay. Hoạt động kinh tế đang dần thích nghi, chung sống an toàn với dịch bệnh. Năm 2022 dự báo, dịch COVID-19 có thể chưa chấm dứt do sự xuất hiện khó lường của các biến chủng như Omicron nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn. Nhưng sẽ khả quan hơn năm 2021 nhờ việc thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Do vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2022 có thể dự báo dựa vào các yếu tố, động lực như: nền kinh tế Việt Nam tiếp tục kế thừa những kết quả đạt được từ việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và cải thiện nhờ vào lực đẩy từ các doanh nghiệp FDI. Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản ổn định, tạo tiền đề điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả hơn. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch với các gói hỗ trợ thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp, người dân được tiếp cận nhanh chóng ổn định, phục hồi sản xuất giúp tăng trưởng kinh tế. Cầu nội địa sẽ phục hồi và gia tăng dần do nước ta đã đạt tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ 2 mũi tương đối, đảm bảo người tiêu dùng có thể tham gia thị trường mua sắm an toàn hơn. Cùng với đó, những sửa đổi gần đây trong Luật Đầu tư công cũng sẽ giúp cải thiện hoạt động đầu tư bằng cách đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện để giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn. Xu hướng phát triển và mở rộng đầu tư vào các ngành dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao sẽ nâng mức đóng góp của ngành y, tế; giáo dục và ngành dịch vụ thị trường trong tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều ngành, lĩnh vực chuyển hướng sang ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ, tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó, tạo ra các hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh mới tích hợp công nghệ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng, từ đó thúc đẩy giao thương mạnh mẽ hơn. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hứa hẹn sẽ mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho các hoạt động thương mại và đầu tư lớn hơn. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được dự báo sẽ duy trì và có thể mở rộng hơn trong 2 năm 2020-2021 khi Việt Nam mở cửa trở lại các đường bay thương mại quốc tế trở lại trong thời gian tới. Phóng viên: Xin cảm ơn Tổng cục trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại đáng kể trong quý III/2021
14:45' - 23/12/2021
Ngày 22/12, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu điều chỉnh cho thấy tăng trưởng kinh tế nước này trong quý III/2021 đạt 2,3%, cao hơn mức dự báo 2,1% đưa ra trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong tài khóa 2022
11:05' - 23/12/2021
Ngày 23/12, Nhật Bản đã nâng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này trong tài khóa 2022 lên 3,2%, tăng mạnh so với con số 2,2% được đưa ra trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm nhanh?
05:30' - 09/12/2021
Tăng trưởng suy giảm một phần do chính sách không khoan nhượng với COVID-19 của Trung Quốc, hay còn gọi là Zero COVID-19, chính sách này yêu cầu phong tỏa thường xuyên hơn so với các nước khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô
12:50' - 08/12/2021
Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng thể chế và hệ sinh thái số thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
20:20' - 06/12/2021
Chuyển đổi số, nền tảng số hay kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra sôi động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.