Kinh tế Nhật "điêu đứng" vì chiến dịch tẩy chay hàng hóa của người Hàn
Theo hãng tin Kyodo, trong lúc chiến dịch tẩy chay hàng Nhật của người tiêu dùng Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục do những tranh cãi kéo dài giữa hai nước liên quan tới các vấn đề lịch sử và thương mại, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định Nhật Bản đang phải chứng kiến những tác động tồi tệ nhất của làn sóng tẩy chay này.
Những quan ngại ngày càng gia tăng trong giới doanh nghiệp Nhật Bản khi mà làn sóng tẩy chay hàng Nhật đang nhanh chóng lan rộng và việc hủy chuyến bay từ Hàn Quốc sang Nhật Bản đang tăng.
Trong số các công ty Nhật Bản hoạt động ở Hàn Quốc, chuỗi quần áo Uniqlo của công ty Fast Retailing đang trở thành một trong những mục tiêu lớn nhất của chiến dịch tẩy chay hàng Nhật ở Hàn Quốc.
Trong khi đó, hãng sản xuất đồ thể thao Descente đã hạ dự báo lợi nhuận cho tài khóa 2019 và ước tính lợi nhuận ròng của mình sẽ giảm 82,3% xuống còn 700 triệu yen (6,5 triệu USD), giảm mạnh so với con số dự báo trước đó là 5,3 tỷ yen.
Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã rút bia Nhật ra khỏi các giá bán hàng. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 9/2019, kim ngạch xuất khẩu bia của Nhật Bản sang Hàn Quốc đã sụt giảm 99,9% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 588.000 yen.
Quan hệ Nhật-Hàn đã nhanh chóng xấu đi sau khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc hồi tháng 10/2018 ra phán quyết buộc một công ty Nhật Bản phải đền bù cho những người Hàn Quốc bị cưỡng ép làm việc cho công ty này trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên giai đoạn 1910-1945.
Một tháng sau đó, một công ty khác của Nhật Bản cũng phải nhận một phán quyết tương tự. Mặc dù vậy, Tokyo vẫn duy trì quan điểm cho rằng các vấn đề chiến tranh đã được giải quyết trong thỏa thuận mà Nhật Bản và Hàn Quốc ký năm 1965 khi hai nước bình thường hóa quan hệ.
Tranh cãi ngoại giao giữa hai nước láng giềng ở Đông Bắc Á đã gia tăng vào tháng 12 năm ngoái khi một tàu khu trục của Hàn Quốc được cho là khóa radar kiểm soát hỏa lực vào một máy bay tuần tra của Nhật Bản trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Sau đó, Seoul đã cáo buộc rằng máy bay tuần tra Nhật Bản đã cố ý bay ở độ cao thấp.
Vào tháng 7/2019, Nhật Bản đã siết chặt quản lý xuất khẩu đối với một số nguyên liệu quan trọng cho các nhà sản xuất bán dẫn của Hàn Quốc – một động thái Seoul coi là hành động trả đũa của Tokyo đối với các phán quyết của tòa án Hàn Quốc về vấn đề lao động cưỡng ép. Điều này đã dẫn tới phong trào tẩy chay hàng Nhật ở Hàn Quốc.
Các chuyên gia cho rằng tác động của chiến dịch tẩy chay hàng Nhật ở Hàn Quốc có thể sẽ không lan rộng. Ông Yuichi Takayasu, Giáo sư về kinh tế Hàn Quốc tại trường Đại học Daito Bunka ở Tokyo và là một cựu quan chức Chính phủ Nhật Bản từng làm việc tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul, nhận định: “Chiến dịch tẩy chay này đang nhằm vào các mặt hàng tiêu dùng và không có tác động tới kinh tế vĩ mô”.
Mặc dù tất cả 4 hãng bia lớn của Nhật Bản đều thừa nhận họ đang bị tác động bởi làn sóng tẩy chay hàng Nhật ở Hàn Quốc, nhưng ảnh hưởng của làn sóng này đối với ngành công nghiệp bia Nhật Bản nói chung tương đối hạn chế, bởi xuất khẩu bia sang Hàn Quốc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Ông Kristin Chiu, Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng của công ty TNHH Tập đoàn Asahi, đơn vị sở hữu công ty TNHH Đồ uống Asahi vẫn thường biết đến với nhãn hàng chủ lực Super Dry, nói: “Các sản phẩm mang thương hiệu Asahi là sản phẩm bia nhập khẩu số một ở Hàn Quốc trong 8 năm liên tiếp cho đến năm 2018, nhưng có vẻ như, việc duy trì vị trí này trong năm nay là rất khó khăn, một phần do chiến dịch tẩy chay này”.
Tuy nhiên, Suntory Beer Ltd., một hãng sản xuất đồ uống khác của Nhật Bản, cho hay chiến dịch tẩy chay hàng Nhật ở Hàn Quốc gần như không ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của hãng này vì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bia thương hiệu The Premium Malt của hãng này sang Hàn Quốc chỉ chiếm 0,5% trong tổng hoạt động kinh doanh bia.
Đối với ngành du lịch, một số điểm du lịch có vị trí địa lý gần Hàn Quốc như thị trấn nghỉ dưỡng Beppu ở phía Tây Nam đảo Kyushu cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông Ryoichi Namba, chuyên gia kinh tế trưởng ở Viện Nghiên cứu Kinh tế-Xã hội khu vực Chubu, cho rằng chi tiêu bởi khách Hàn Quốc không là nhân tố lớn đối với ngành du lịch. Ông nói: “Không nên cường điệu các ảnh hưởng của quan hệ tồi tệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc lên nền kinh tế Nhật Bản”.
Các chuyên gia nhận định sự sụt giảm mạnh về số lượng du khách Hàn Quốc tới Nhật Bản chủ yếu tác động lên các hãng lữ hàng và hàng không Hàn Quốc. Hãng hàng không giá rẻ Air Seoul Inc., một công ty thuộc sở hữu 100% vốn của hãng hàng không Asiana Airlines Inc. của Hàn Quốc, dự định sẽ đóng cửa 50% trong tổng số 12 văn phòng của mình ở Nhật Bản.
Theo Giáo sư Takayasu của Đại học Daito Bunka, “trong lúc tranh cãi chính trị giữa hai nước có thể sẽ kéo dài, điều lý tưởng là tách biệt các vấn đề chính trị với các vấn đề kinh tế để duy trì quan hệ kinh tế” giữa hai nước./.
Tin liên quan
-
Tài chính
IMF kêu gọi Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng lên 20%
18:42' - 25/11/2019
Ngày 25/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi Nhật Bản tăng gấp đôi thuế tiêu dùng lên 20% vào năm 2050 để “trang trải” chi phí an sinh xã hội đang ngày một phình to do dân số già hóa nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh Nhật-Hàn sẽ diễn ra vào tháng 12/2019
17:04' - 23/11/2019
Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhất trí tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12/2019 để giải quyết những bất đồng đã dẫn tới căng thẳng thương mại song phương trong thời gian qua.
-
Kinh tế Thế giới
G20: Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết của thương mại tự do
15:27' - 23/11/2019
Tại cuộc họp ngày 23/11 của Nhóm G20 ở Nagoya, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hệ thống thương mại tự do vì tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Nhật Bản bắt đầu thảo luận về FTA với Mỹ
10:20' - 21/11/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Thượng viện Nhật Bản đã bắt đầu các cuộc thảo luận về Hiệp định thương mại song phương với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hối thúc Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu
15:59' - 20/11/2019
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 20/11 đã hối thúc Nhật Bản đưa ra các bước nhằm dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu sau khi cuộc hội đàm song phương về tranh cãi thương mại sụp đổ.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Nhật Bản thông qua thỏa thuận thương mại với Mỹ
14:41' - 19/11/2019
Hạ viện Nhật Bản này 19/11 đã thông qua thỏa thuận thương mại với Mỹ, theo đó cắt giảm thuế theo lộ trình đối với các sản phẩm nông nghệp và công nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga gia hạn việc cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện đến cuối năm 2024
18:57' - 05/06/2023
Ngày 4/6, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ gia hạn quyết định cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện ở mức 500.000 thùng/ngày đến cuối năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Đức bất ngờ tăng nhờ Trung Quốc mở cửa trở lại
17:12' - 05/06/2023
Xuất khẩu hàng hóa của Đức bất ngờ tăng trong tháng 4/2023, được thúc đẩy bởi các chuyến hàng đến Trung Quốc gia tăng sau khi nước này mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Luật trần nợ công đã giúp nước Mỹ tránh được thảm họa vỡ nợ
16:49' - 05/06/2023
Sau nhiều tuần nỗ lực đàm phán, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về vấn đề nợ công vào cuối ngày 27/5.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Máy bay Cessna rơi sau khi xâm phạm bầu trời thủ đô
15:09' - 05/06/2023
Giới chức Mỹ ngày 4/6 cho biết lực lượng chức năng đã tiếp cận hiện trường chiếc máy bay Cessna Citation rơi tại khu vực đồi núi bang Virginia và không tìm thấy người nào sống sót.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:57' - 05/06/2023
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sớm công bố mục tiêu đưa nước này trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các mặt hàng chiến lược, quan trọng như chất bán dẫn.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lên kế hoạch hành động thu hút khách nước ngoài
09:28' - 05/06/2023
Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch hành động thu hút khách nước ngoài đến Nhật Bản với mục đích kinh doanh, nghiên cứu và các mục đích khác phi du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu trong cả năm 2024
08:06' - 05/06/2023
Tại cuộc họp ở Vienna (Áo) ngày 4/6, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí điều chỉnh sản lượng khai thác ở mức 40,46 triệu thùng/ngày trong cả năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Australia muốn củng cố hợp tác thương mại với châu Âu thông qua FTA
06:30' - 05/06/2023
Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia - Thượng nghị sỹ Don Farrell tuần này sẽ tới Bỉ để tham gia đàm phán về một hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Đối thoại Shangri-La lần thứ 20: Các lãnh đạo của hơn 20 cơ quan tình báo lớn họp kín
11:29' - 04/06/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 4/6, các quan chức cấp cao từ hơn 20 cơ quan tình báo lớn trên thế giới đã tổ chức cuộc họp kín bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20.