Kinh tế thế giới sẽ phục hồi trong năm 2021 nhưng không đồng đều
Sự mất cân đối này được xem là một yếu tố cản trở kinh tế thế giới sớm đạt được các mức như thời kỳ trước đại dịch.
* Triển vọng phục hồi trong năm 2021
Kinh tế thế giới năm 2020 đã chứng kiến những khoảng tối do tác động của đại dịch COVID-19. Câu chuyện cân bằng giữa "sinh mệnh" và "sinh kế’ làm đau đầu lãnh đạo không ít nước. Tới cuối năm, khi vaccnine ngừa COVID-19 xuất hiện, lạc quan đã tăng dần, lấn át bi quan.
Khi "bóng ma" COVID-19 dần đi qua, các tổ chức đều cho rằng kinh tế thế giới năm 2021 sẽ thoát đáy và dần hồi phục.
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2021 ngày 6/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lên mức 6,4%.
Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ những năm 1970, phần lớn là nhờ các chính sách chưa từng thấy của các nước nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.
Mức tăng trưởng nói trên cao hơn con số 5,5% được dự báo cách đây gần 3 tháng, cao hơn mức 5,1% đưa ra trong dự báo hồi cuối tháng 1 và cao gần gấp đôi mức dự báo hồi tháng 10/2020.
Việc IMF nâng dự báo tăng trưởng cho thấy triển vọng tươi sáng hơn của nền kinh tế toàn cầu.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đều đang có dấu hiệu phục hồi tốt từ những ảnh hưởng của dịch bệnh. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ từ 4,3% lên 5,1% trong năm nay nhờ gói cứu trợ mới trị giá 1.900 tỷ USD của Chính phủ cùng việc Fed quyết tâm giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã tăng tốc trong tháng 3 với số việc làm tăng mạnh nhờ các doanh nghiệp hoạt động trở lại và chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 được đẩy mạnh.
Mỹ sẽ cùng với Trung Quốc là những nước có GDP vượt quá mức đã đạt được trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát.
Báo cáo của IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng 8,1% do Bắc Kinh tiếp tục thành công trong việc ngăn chặn đại dịch lây lan và đẩy nhanh chương trình tiêm chủng trong nước.
Theo IMF, nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tăng trưởng nhanh hơn dự báo ước vào khoảng 4,4% trong năm 2021, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á dự báo tăng 6,7% và nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe sẽ tăng trưởng 4,6% nhờ được hưởng lợi từ việc nhu cầu trên thế giới có dấu hiệu phục hồi, giúp các quốc gia trong khu vực có thể đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thô.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng dự đoán kinh tế thế giới sẽ phục hồi khoảng 5,6% trong năm 2021, tuy thấp hơn một chút so với dự đoán trước đó, nhưng kinh tế thế giới đã thoát khỏi thời điểm tồi tệ nhất.
Trong khi đó, các tập đoàn tài chính ngân hàng đa quốc gia cũng có cái nhìn lạc quan về kinh tế thế giới năm 2021.
JPMorgan Chase & Co. dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5% vào năm 2021. Mặc dù đà tăng trưởng kinh tế không mạnh vào đầu năm, nhưng việc thế giới phát triển thành công vaccine ngừa COVID-19 và dỡ bỏ dần các hạn chế về đi lại, triển vọng tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2021 là tương đối lạc quan.
Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của Ngân hàng Mỹ (BoA) dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,4% vào năm 2021.
BoA cũng cho rằng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kinh tế thế giới năm 2021 sẽ khởi đầu với nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ việc tiêm chủng rộng rãi và có thêm nhiều chính sách kích thích tài chính, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi vào giữa năm, tỷ lệ lạm phát toàn cầu sẽ duy trì ở mức tương đối thấp và hầu hết các ngân hàng trung ương của các nước tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất gần bằng 0.
* Nhưng không đồng đều
Năm 2021 được dự báo là năm của sự phục hồi nhưng quá trình này sẽ diễn ra không đồng đều trên toàn cầu, một phần do sự khác biệt trong tiến độ tiêm vaccine và các gói hỗ trợ tài chính.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhận định dù triển vọng phục hồi kinh tế sáng sủa, nhưng giữa các nước đang có sự chênh lệch đáng báo động.
Còn theo nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath, ngay bên trong các nước phát triển, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, tình trạng bất bình đẳng thu nhập cũng có xu hướng đi lên do nhóm lao động trẻ tuổi và những người không có tay nghề cao là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Sự không đồng đều này được thể hiện trong dự báo của IMF đối với các nền kinh tế và các nhóm nền kinh tế cụ thể.
Mỹ cùng với Trung Quốc là những nước có GDP không những đang trên đà phục hồi mà còn được dự báo sẽ sớm vượt qua mức tăng trưởng đã đạt được trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Trong khi đó, nhiều nền kinh tế trong nhóm các quốc gia phát triển phải đến năm 2022 mới khôi phục mức tăng trưởng trước đại dịch.
Theo IMF, nền kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng nhanh hơn dự báo trước đó, song vẫn cho rằng châu Âu sẽ mất nhiều thời gian hơn Mỹ để phục hồi sau cú sốc đại dịch.
Các chuyên gia nhận định nếu so sánh châu Âu với Mỹ, nơi mà triển vọng tích cực hơn rất nhiều, EU đang tụt hậu xa hơn trên tiến trình phục hồi, chủ yếu do làn sóng COVID-19 thứ ba.
Sự gia tăng các ca lây nhiễm COVID-19 mới đang buộc các chính phủ trên khắp châu Âu tái thực hiện các đợt phong tỏa cùng với đó là chương trình phân phối vaccine ở châu Âu đang gặp khó khăn khi nguồn cung vaccine không đủ và sự phân chia không đồng đều giữa các thành viên, gây nguy cơ trì hoãn sự phục hồi tăng trưởng kinh tế khu vực.
Trong khi đó, triển vọng phục hồi kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương cũng không đồng đều trong năm 2021.
Báo cáo của IMF đã nêu bật sự chênh lệch về triển vọng tăng trưởng của khu vực này, khi các nước đang phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19 cùng những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.
Ở các nền kinh tế lớn khác của khu vực, sản lượng kinh tế đã thấp hơn trung bình khoảng 5% so với mức trước đại dịch.
Các dự báo cho biết các quốc gia không thể khôi phục hoàn toàn các ngành xuất khẩu, hoặc phụ thuộc quá nhiều vào du lịch đang phải trải qua giai đoạn khó khăn để đạt được mức tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2021.
Dù sự phục hồi đa tốc độ đang diễn ra trong tất cả các khu vực và ở khắp các nhóm thu nhập, song sự mất cân đối trong tốc độ phục hồi kinh tế giữa các nước đe dọa làm chệch đà hiện có. Nhiều nền kinh tế thậm chí phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi hoàn toàn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhu cầu dầu thế giới chưa thể sớm khôi phục
14:56' - 17/04/2021
Trong báo cáo công bố ngày 16/4, trung tâm nghiên cứu AmInvesment Bank của Malaysia nhận định nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ chỉ phục hồi về thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56'
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.