Kinh tế Thụy Sỹ sụt giảm mạnh nhất trong 4 thập kỷ qua
Theo Ban thư ký nhà nước phụ trách các vấn đề kinh tế (SECO), nền kinh tế Thụy Sỹ sụt giảm mạnh nhất trong ít nhất 4 thập kỷ qua với GDP trong quý I/2020 giảm 2,6% do hậu quả của đại dịch COVID-19 với tiêu dùng tư nhân và đầu tư giảm mạnh.
Giống như nước láng giềng Pháp, Italy và Đức, Thụy Sỹ đã ứng phó với đại dịch bằng cách phong tỏa phần lớn cuộc sống hàng ngày khiến hoạt động trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng đã giảm tới 23,4%.
Mặc dù nền kinh tế Thụy Sỹ tồi tệ hơn một chút so với nền kinh tế Đức trong quý đầu tiên năm nay, nhưng mức sụt giảm của Pháp và Italy có thể nghiêm trọng hơn nhiều.
Dịch vụ là lĩnh vực bị tác động đặc biệt nghiêm trọng bởi chủ trương đóng cửa doanh nghiệp cũng như các biện pháp hạn chế tại Thụy Sỹ, với lĩnh vực nhà ở và dịch vụ thực phẩm giảm 23,4%.
Trước đó, lĩnh vực này vốn phải đối mặt với tình trạng số lượng du khách nước ngoài sụt giảm, đặc biệt từ đầu tháng 3/2020, ngay cả trước khi các biện pháp nghiêm ngặt nhất được triển khai nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Xuất khẩu dịch vụ tại Thụy Sỹ ba tháng đầu năm nay giảm 4,4%, trong khi nhập khẩu hàng hóa giảm 1,1% giữa bối cảnh nhu cầu tại nước này suy giảm. Chi tiêu tư nhân tại Thụy Sỹ trong quý I/2020 giảm 3,5% so với quý trước đó.
Gói cứu trợ của Chính phủ Thụy Sỹ đã hạn chế tình trạng thất nghiệp và giúp các công ty tránh được khủng hoảng nhãn tiền, nhưng SECO cho rằng nền kinh tế Thụy Sỹ sẽ giảm 6,7% trong năm nay trước khi phục hồi chậm vào năm 2021.
Hiệp hội công nghiệp máy móc Swissmem cho biết, 80% các công ty thành viên của họ đã buộc phải nộp đơn xin làm việc trong thời gian ngắn và toàn bộ tác động của đại dịch COVID-19 sẽ được cảm nhận rõ trong quý II và quý III năm nay.
Một nhóm các chuyên gia kinh tế làm việc cho chính phủ Thụy Sỹ dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 3,9% ở Thụy Sỹ vào năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 4,1% vào năm 2021.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến nhiều công ty trong ngành khách sạn, bán lẻ, văn hóa và giải trí phải hạn chế hoặc đình chỉ hoàn toàn các hoạt động kinh doanh của họ, gây ra sự sụt giảm đột ngột về sản lượng và chi tiêu của tiêu dùng tư nhân.
Nhìn chung, tiêu dùng tư nhân của Thụy Sỹ có thể giảm mạnh hơn GDP trong năm 2020. Ngoài ra, những biến động đáng kể trên thị trường tài chính toàn cầu có thể làm gia tăng áp lực đối với đồng CHF, tạo rủi ro trong lĩnh vực bất động sản Thụy Sỹ.
>>>Dịch COVID-19: Gần một nửa người lao động Thụy Sỹ làm việc tại nhà
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Thụy Sĩ thông báo mở cửa biên giới từ 15/6
11:52' - 28/05/2020
Từ ngày 15/6 tới, Đức sẽ dỡ bỏ cảnh báo đi lại, đang áp dụng với 26 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
-
Đời sống
Cơ quan đại diện Việt Nam tại Thụy Sĩ luôn sát cánh cùng cộng đồng
11:10' - 13/05/2020
Việc các trường học đóng cửa, sinh viên không có chỗ làm, chỗ ở... trong khi chi phí sinh hoạt tại Thụy Sĩ đắt đỏ khiến cho cuộc sống của người Việt tại Thụy Sĩ gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thụy Sĩ sẽ mất nhiều năm mới có thể phục hồi
16:47' - 10/05/2020
Các chuyên gia kinh tế của Thụy SĨ đã dự đoán sự sụt giảm sản lượng kinh tế là -6,7% trong năm nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng. Đây sẽ là mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không Mỹ hủy hơn 700 chuyến do thiếu nhân lực và thời tiết xấu
13:16'
Các hãng hàng không Mỹ đã phải hủy hơn 700 chuyến bay vào ngày 27/6 do thời tiết bất lợi và tình trạng thiếu nhân viên ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong mùa du lịch Hè.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Anh thông qua dự luật sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland
12:03'
Dự luật điều chỉnh Nghị định thư Bắc Ireland mà Chính phủ Anh đề xuất đã được Hạ viện nước này thông qua bất chấp những cảnh báo của Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt
08:15'
EU đã thông qua quy chế lưu trữ khí đốt để đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 cam kết đảm bảo an ninh năng lượng
08:10'
Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên thảo luận chiều 27/6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết chống biến đổi khí hậu, đồng thời với việc đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17' - 27/06/2022
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57' - 27/06/2022
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19' - 27/06/2022
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.