Kinh tế toàn cầu đối mặt 'quả bom nợ'
Một kỷ nguyên dài của lãi suất cực kỳ thấp đã cho phép nhiều quốc gia đang phát triển chi tiêu quá mức, làm gia tăng gánh nặng nợ toàn cầu sau mỗi cú sốc tự nhiên hay do con người gây ra. Theo các chuyên gia, cần có những cải cách khẩn cấp, cả ở quy mô quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Dù liên tiếp hứng chịu các cú sốc kể từ năm 2020, "thể trạng" của nền kinh tế toàn cầu tính đến thời điểm hiện nay vẫn duy trì khá tốt. Tuy nhiên, tổng nợ toàn cầu hiện cao hơn gần 25% so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, vốn đã ở mức cao kỷ lục. Gánh nợ này có thể làm suy yếu khả năng của tất cả các nền kinh tế trong việc tự bảo vệ trước cú sốc mới nhất mang tên "thuế quan thương mại".Nợ là một công cụ rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bằng cách vay nợ thay vì đánh thuế, các chính phủ có thể thực hiện các khoản đầu tư dài hạn mang lại lợi ích cho những người nộp thuế trong tương lai mà không tạo gánh nặng cho thế hệ hiện tại. Vay nợ cũng có thể hỗ trợ tăng trưởng và thu nhập quốc gia trong tình huống khẩn cấp kinh tế, trong khi việc tăng thuế chỉ khiến suy thoái trầm trọng thêm.
Tuy nhiên, cuối cùng, khoản nợ phải được hoàn trả và nếu thu nhập quốc gia không tăng nhanh hơn chi phí vay nợ, thuế phải được tăng lên để trả nợ. Do đó, nợ cao kéo dài trở thành một rào cản đối với tiến bộ kinh tế. Trong 15 năm qua, các quốc gia đang phát triển đã rơi vào vòng xoáy nợ, khi nợ tích lũy với tốc độ kỷ lục: trung bình 6 điểm phần trăm GDP mỗi năm. Sự gia tăng nợ nhanh chóng như vậy thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Theo ông Indermit Gill, lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB), với xu hướng này, khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính là khoảng 50%. Hơn nữa, đợt tăng nợ đột biến này đã được đánh dấu bằng mức tăng lãi suất nhanh nhất trong bốn thập kỷ. Cụ thể, chi phí đi vay đã tăng gấp đôi đối với một nửa các nền kinh tế đang phát triển. Điều đáng lo ngại là chi phí lãi vay ròng trên tổng thu ngân sách của các chính phủ đã tăng vọt từ dưới 9% vào năm 2007 lên khoảng 20% vào năm 2024. Chỉ riêng điều đó đã cấu thành một cuộc khủng hoảng. Mặc dù thế giới cho đến nay đã xoay sở để tránh được một cuộc khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống tương tự như giai đoạn 2008-2009, nhưng quá nhiều nền kinh tế đang phát triển đang mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn. Để trả nợ, nhiều quốc gia đang cắt giảm các khoản đầu tư vào giáo dục, chăm sóc y tế và cơ sở hạ tầng – những yếu tố cần thiết để đảm bảo tăng trưởng trong tương lai. Điều này đặc biệt đúng với 78 quốc gia nghèo đủ điều kiện vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của WB. Những quốc gia này là nơi sinh sống của một phần tư nhân loại, đại diện cho phần lớn trong số 1,2 tỷ thanh niên sẽ gia nhập lực lượng lao động toàn cầu trong 10-15 năm tới. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đã đặt cược rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng tốc – và lãi suất sẽ giảm – vừa đủ để tháo ngòi nổ "quả bom nợ". Vô cùng khó khăn để có thể thiết kế một hệ thống trong thế kỷ 21 có khả năng đảm bảo nợ toàn cầu được bền vững và tái cấu trúc nợ nhanh chóng cho các quốc gia. Trong khi đó, theo các chính sách hiện hành, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ không sớm tăng tốc, điều đó có nghĩa là tỷ lệ nợ công/GDP có khả năng tăng lên trong thời gian còn lại của thập kỷ này. Các cuộc chiến thương mại và mức độ bất ổn chính sách hiện nay chỉ làm cho triển vọng trên trở nên tồi tệ hơn. Vào đầu năm 2025, dự báo đồng thuận giữa các nhà kinh tế là tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 2,6% trong năm nay. Con số đó hiện đã giảm xuống còn 2,2% – thấp hơn gần một phần ba so với mức trung bình của những năm 2010. Lãi suất cũng sẽ không giảm. Tại các nền kinh tế tiên tiến, lãi suất của các ngân hàng trung ương dự kiến đạt trung bình 3,4% trong năm nay và năm tới, cao hơn hơn năm lần mức trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2019. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm khó khăn của các nền kinh tế đang phát triển. Trong một kỷ nguyên khan hiếm nguồn lực công, việc huy động triệt để vốn tư nhân sẽ là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng trong 5 năm tới. Tuy nhiên, vốn tư nhân nước ngoài khó có thể đổ vào các nền kinh tế ngập trong nợ nần và triển vọng tăng trưởng yếu. Do đó, giảm nợ phải là ưu tiên hàng đầu đối với các nền kinh tế đang phát triển có tỷ lệ nợ/GDP cao kéo dài. Các chính phủ cũng cần từ bỏ thói quen vay mượn từ các chủ nợ trong nước. Sự gia tăng nợ trong nước đang bóp nghẹt sáng kiến của khu vực tư nhân. Sau khi giảm nợ, ưu tiên tiếp theo là đẩy nhanh tăng trưởng. Các chính sách cản trở thương mại và đầu tư – như thuế quan và hàng rào phi thuế quan – nên được loại bỏ càng sớm càng tốt. Đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển, việc cắt giảm thuế quan bình đẳng đối với tất cả các đối tác thương mại có thể là cách nhanh nhất để khôi phục tăng trưởng. Các nền kinh tế đang phát triển đạt được nhiều lợi ích khi thúc đẩy một môi trường quản lý thân thiện hơn với đầu tư. Và những lợi ích đó có thể được sử dụng để chuyển trọng tâm quốc gia trở lại con đường phát triển, đặc biệt là bằng cách tăng cường đầu tư vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/kinh-te-toan-cau-doi-mat-qua-bom-no-20250601091750614.htm
- Từ khóa :
- Nợ công
- ngân hàng thế giới
- quả bom nợ
Tin liên quan
-
Tài chính
Nợ công - "quả bom nổ chậm" của không ít quốc gia
09:36' - 28/05/2025
Mức độ nợ công có thể ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế của một quốc gia, gây ra các vấn đề như cản trở tăng trưởng kinh tế, tăng lãi suất và giảm khả năng chi tiêu cho các chương trình quan trọng khác.
-
Tài chính
Nợ công Italy cao kỷ lục
12:05' - 16/05/2025
Theo Ngân hàng Trung ương Italy, nợ công của nước này trong tháng 3 vừa qua đã ở mức cao nhất từ trước đến nay, lên tới 3.034 tỷ euro (3.380 tỷ USD), tăng thêm 9,5 tỷ euro so với tháng trước đó.
-
Tài chính
Mỹ có thể chạm trần nợ công vào tháng 8/2025
13:21' - 11/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính gỡ vướng tài chính với mô hình chính quyền địa phương hai cấp
07:53' - 27/07/2025
Bộ Tài chính sẽ có 06 tổ công tác phối hợp với các tỉnh, thành phố để cùng với các địa phương lắng nghe, giải quyết trực tiếp nhưng vướng mắc trong tài chính - ngân sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
Kỷ lục về phát hành trái phiếu – tín hiệu đẩy mạnh đầu tư công của Trung Quốc
15:25' - 26/07/2025
Bộ Tài chính Trung Quốc (MOF) cho biết giá trị phát hành trái phiếu chính phủ của Trung Quốc đã đạt mức cao lịch sử trong nửa đầu năm nay, khi Trung Quốc thực hiện chính sách tài chính chủ động hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD giằng co giữa dữ liệu kinh tế tích cực và áp lực chính trị
14:20' - 26/07/2025
Đồng USD đã tăng giá trong phiên giao dịch ngày 25/7, được hỗ trợ bởi các dữ liệu kinh tế vững chắc cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự báo về xu hướng lãi suất của các ngân hàng trung ương
08:25' - 26/07/2025
Dưới đây là bức tranh tổng quan về lập trường chính sách tiền tệ của 10 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo khẩn hỗ trợ tín dụng khắc phục hậu quả bão số 3
17:30' - 25/07/2025
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, đánh giá thiệt hại và tình hình tài chính của khách hàng đang vay vốn, từ đó áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết.
-
Tài chính & Ngân hàng
BVBank cho vay tiêu dùng xanh và thanh toán học phí chỉ từ 0,58%/tháng
08:39' - 25/07/2025
Khách hàng cá nhân có thể vay vốn với lãi suất chỉ từ 0,58%/tháng, hạn mức tối đa lên tới 300 triệu đồng và thời hạn vay kéo dài đến 60 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần thế chấp tài sản.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK “lột xác” app ngân hàng số mới
21:34' - 24/07/2025
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa chính thức trình làng nền tảng ngân hàng số thế hệ mới mang tên ABBANK, thay thế cho phiên bản AB Ditizen trước đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB giữ nguyên lãi suất
20:02' - 24/07/2025
Ngày 24/7, Hội đồng Điều hành của ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã giữ nguyên lãi suất, sau khi cắt giảm 8 lần trong một năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự báo có thể giữ nguyên lãi suất
14:46' - 24/07/2025
ECB đã hạ lãi suất chính sách từ 4% xuống 2% chỉ trong vòng một năm, sau khi kiểm soát được đà tăng giá cả do tác động của đại dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine.