Kinh tế toàn cầu thể hiện các đặc trưng mới của sự thay đổi cấu trúc
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, giới chuyên gia dự đoán nhiều khả năng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào một cuộc đại suy thoái.
Năm 2020, các nền kinh tế các nước phương Tây chứng kiến tăng trưởng âm tồi tệ chưa từng có, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao mới kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Điều này cho thấy xác suất cuộc đại suy thoái của thập niên 1930 có thể lặp lại là tương đối cao.
Tuy nhiên, dưới sự kích thích mạnh mẽ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng chưa từng có của các nước phương Tây, nền kinh tế của nhiều nước đã lần lượt thoát đáy trong nửa đầu năm nay, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Dự báo về một cuộc đại suy thoái dường như tan biến. Tăng trưởng chậm lại song hành cùng chỉ số lạm phát tăng caoTuy nhiên, bước vào nửa cuối năm, nền kinh tế các nước phương Tây lại vấp phải khó khăn mới khi song hành với tăng trưởng giảm tốc là lạm phát quay trở lại.Điển hình là Mỹ, ngày 13/10, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 tăng 0,4% so với tháng trước, cao hơn mức 0,3% dự kiến trước đó. CPI chưa điều chỉnh theo mùa của tháng 9/2021 tăng 5,4% so với cùng kỳ, cao hơn mức 5,3% trong tháng 8, ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2008.
Trước đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã nhiều lần nhấn mạnh lạm phát tăng là “hiện tượng tạm thời”. Tuy nhiên, sau khi số liệu tháng Chín công bố, một số chuyên gia đã phủ nhận quan điểm này. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers nhấn mạnh lạm phát của Mỹ có nguy cơ mất kiểm soát, và Fed đang phản ứng khá chậm với mối đe dọa này.Lạm phát gia tăng ở Mỹ và một số nước khác không chỉ là hậu quả của chính sách tiền tệ nới lỏng chưa từng có, mà còn gắn liền với sự thiếu hụt năng lượng và các nguyên vật liệu quan trọng khác trên toàn cầu, cũng như tình trạng nguồn cung hàng hóa tiêu dùng của nhiều nước không được đảm bảo.Trang bìa tạp chí The Economist số 9-15/10 lấy chủ đề là “Nền kinh tế thiếu hụt”, trong đó nhận định khan hiếm vật tư đã trở thành thách thức chung mà nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay phải đối mặt, bao gồm các quốc gia chủ chốt của phương Tây.Điều này khiến mọi người mường tượng đến học thuyết kinh tế thịnh hành trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa của Trung Quốc vào thập niên 1980, đó là Học thuyết kinh tế thiếu hụt của nhà kinh tế học người Hungary Janos Kornai, với quan điểm cơ bản là mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung truyền thống nhất định sẽ dẫn đến sự khan hiếm về tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất.Học thuyết của nhà kinh tế học Janos Kornai có tác dụng dẫn dắt quan trọng đối với quá trình cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc. Thực tế chứng minh, cải cách mở cửa và phát triển kinh tế hàng hóa đã tiếp thêm sức sống cho thị trường, giúp nước này nhanh chóng xoay chuyển tình thế từ khan hiếm sang dư thừa vật tư.Đặc trưng mới của sự thay đổi cấu trúc toàn cầuSự mường tượng như vậy thúc đẩy người ta suy ngẫm về một hiện thực. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các quốc gia chủ chốt của phương Tây, hiện nay thiếu hụt vật tư. Vì vậy, liệu đây là hiện tượng tạm thời hay là đặc trưng mới của sự thay đổi cấu trúc toàn cầu?Các chuyên gia cho rằng có ít nhất ba đặc trưng mới phản ánh sự thay đổi của cấu trúc toàn cầu. Thứ nhất, việc Mỹ ra sức lôi kéo đồng minh kiềm chế toàn diện đối với Trung Quốc, cộng thêm đại dịch COVID-19 hoành hành khắp toàn cầu, đã phá vỡ chuỗi sản xuất và cung ứng hiện có của toàn cầu.Quy mô toàn cầu của đại dịch COVID-19, tổn thất về sinh mạng và sức khỏe của nhân loại đang tiệm cận “đại dịch cúm Tây Ban Nha” vào đầu thế kỷ trước. Điểm khác biệt là “đại dịch cúm Tây Ban Nha” khiến cho Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, trong khi hiện nay đại dịch COVID-19 đang đẩy nhanh cục diện thay đổi trăm năm hiếm có của thế giới diễn ra một cách sâu sắc toàn diện.Mỹ đi đầu trong việc chính trị hóa dịch bệnh, các nước phương Tây lần lượt áp dụng phương châm “chung sống với COVID-19”, nghĩa là trước khi nhân loại nghiên cứu và điều chế thành công thuốc đặc trị để ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và điều trị bệnh viêm phổi do virus SARS-CoV-2 gây ra, thì đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục kéo dài, từ đó vừa tiếp tục đe dọa sinh mạng và sức khỏe nhân loại, vừa hủy hoại chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu hiện có.Ngày 4/10, khi phát biểu về chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai nhấn mạnh Washington không có ý định “kích hoạt” leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc.Khi được hỏi về quan điểm tách rời kinh tế Mỹ-Trung, bà Katherine Tai cho rằng việc hai cường quốc kinh tế toàn cầu chấm dứt quan hệ thương mại là vấn đề không thể thành hiện thực. Điều Mỹ cân nhắc là mục tiêu để tìm kiếm một sự “tái tương tác”.Một số người cho rằng việc bà Katherine Tai phủ nhận sự tách rời giữa Mỹ và Trung Quốc là tín hiệu “an lành” cho chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, đây là quan niệm ngây thơ.Trên thực tế, cái gọi là Mỹ tìm cách tái tương tác với Trung Quốc của bà Katherine Tai đồng nghĩa với việc Mỹ muốn tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu theo lợi ích của Mỹ.Thứ hai, các nước trên thế giới kiểm soát phát thải carbon, phát triển nền kinh tế xanh. Điều này đòi hỏi phải thực hiện một cuộc thay đổi mang tính cách mạng đối với tiêu thụ và cung ứng năng lượng toàn cầu, cũng như các cơ cấu công nghiệp liên quan. Sự điều chỉnh lâu dài của nhân loại này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và nguồn cung ứng vật tư của các nước trong một giai đoạn tương đối dài kể từ bây giờ.Nhìn chung, việc khai thác, cung ứng và tiêu thụ các loại năng lượng truyền thống như than đá và dầu mỏ sẽ liên tục được cắt giảm. Tuy nhiên, việc sản xuất, cung ứng và tiêu thụ các loại năng lượng mới đều không thể thay thế ổn định và kịp thời trên phạm vi toàn cầu lẫn nội bộ các nước.Hậu quả là tình trạng mất cân đối và thiếu hụt giữa năng lượng truyền thống và năng lượng mới chắc chắn sẽ được phản ánh thông qua những thăng trầm của tăng trưởng kinh tế và sự biến động thất thường của đầu tư, tiêu dùng trên thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng.Cuối cùng, cùng với việc Mỹ liên tục lôi kéo đồng minh gia tăng cường độ kiềm chế toàn diện Trung Quốc, tình hình địa chính trị sẽ ngày càng căng thẳng. Ảnh hưởng của tất cả những điều này đối với nền kinh tế thế giới có lẽ sẽ không hề thua kém cuộc đại suy thoái trong thế kỷ trước./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao sự gián đoạn chuỗi cung ứng không "nhất thời" như dự báo?
06:30' - 07/11/2021
Những người tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng dự đoán rằng tình trạng thiếu hụt và mất cân bằng giữa cung và cầu sẽ còn kéo dài đến năm 2022 và có thể lâu hơn.
-
Ngân hàng
Hướng đi nào cho Fed trước áp lực lạm phát kéo dài?
14:52' - 03/11/2021
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Fed đã bóng gió về kế hoạch làm chậm tốc độ mua trái phiếu hàng tháng quy mô lớn, vốn có tác dụng ngăn chặn sự sụp đổ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát của Eurozone cao gấp đôi mục tiêu của ECB
09:22' - 31/10/2021
Giới phân tích cho rằng lạm phát tăng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của khu vực trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nguyên nhân khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ASEAN tăng vọt
06:30'
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu trong tháng 12/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều thách thức chờ đợi nền kinh tế Thái Lan trong năm 2025
05:30'
Theo trang Thaipbsworld.com số ra mới đây, triển vọng kinh tế Thái Lan năm 2025 cho thấy tiềm năng tăng trưởng, nhưng cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.
-
Phân tích - Dự báo
"Sân chơi" mới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
06:30' - 14/01/2025
Bài phân tích mới đây trên Fulcrum nhận định, các thành viên ASEAN nên tìm kiếm sức mạnh tập thể và trông cậy vào cộng đồng của chính mình để vượt qua thách thức trong những năm tới.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp mũi nhọn của Australia
05:30' - 14/01/2025
Theo tạp chí The Conversation, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ lý do vì sao người nông dân chăn nuôi bò sữa ở Australia đang dần rời bỏ ngành nông nghiệp mũi nhọn mà họ đã theo đuổi từ rất lâu.
-
Phân tích - Dự báo
Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu
10:17' - 13/01/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.
-
Phân tích - Dự báo
Đức vẫn cần tiếp tục giảm lượng khí thải carbon
06:30' - 13/01/2025
Các quốc gia trên khắp thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải CO2 khiến Trái đất nóng lên. Đức chỉ phát thải chưa đến 2% lượng khí CO2 toàn cầu, nhưng như vậy cũng vẫn còn quá nhiều. Tại sao?
-
Phân tích - Dự báo
2025 là năm của vàng hay bitcoin?
05:30' - 13/01/2025
Năm 2024 là một năm tuyệt vời đối với vàng. Giá vàng đã tăng thêm khoảng 30%, trong khi nhu cầu về kim loại quý này cũng phát triển ở hầu hết các khía cạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua giữ chân lao động nước ngoài ở Nhật Bản
06:30' - 12/01/2025
Nhật Bản có kế hoạch tiếp nhận 820.000 công dân nước ngoài theo thị thực kỹ năng đặc định trong 5 năm tài chính tiếp theo bắt đầu từ tháng 4/2024, tăng gấp đôi so với dự kiến ban đầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Đông Nam Á sẽ phải “vượt khó” trong năm 2025
05:30' - 12/01/2025
Sau một thời kỳ suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Đông Nam Á đã gia tăng trong năm 2024 nhờ nhu cầu phục hồi từ các nền kinh tế lớn đối với hàng điện tử và những loại hàng hóa đầu vào cho sản xuất.