Tại sao sự gián đoạn chuỗi cung ứng không "nhất thời" như dự báo?
Theo bài viết của tác giả Michael Spent đăng trên trang mạng Project Syndicate, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang cản trở nghiêm trọng quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Đây là một tình huống kỳ lạ dưới nhiều góc độ.
Các loại sản phẩm và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ và thiếu hụt giống như những gì xảy ra trong nền kinh tế thời kỳ chiến tranh, bao gồm nhiều loại hàng hóa trung gian và các sản phẩm cuối cùng. Và sự gián đoạn đã để lại nhiều bất ngờ.
Trên thực tế, trong quý đầu tiên của năm 2021, tăng trưởng được dự báo sẽ tăng tốc và các chuyên gia không hề đưa ra cảnh báo nào về việc nguồn cung sẽ không bắt kịp sự phục hồi của nền kinh tế.Các nhà kinh tế học vĩ mô có uy tín đã cảnh báo rằng sự kết hợp của chính sách tiền tệ có tính hỗ trợ phát triển kinh tế cao, nguồn tiền tiết kiệm hộ gia đình tăng cao, nhu cầu bị dồn nén và chi tiêu tài khóa lớn làm tăng đáng kể nguy cơ lạm phát.
Những dự báo đó ngụ ý rằng sẽ có sự gia tăng tổng cầu, được thúc đẩy bởi bức tường thanh khoản và giá tài sản cao ngất ngưởng, có thể vượt xa nguồn cung. Tuy nhiên, sự mất cân bằng này sẽ diễn ra trong bao lâu đến nay vẫn chưa thể dự đoán. Nhiều người cho rằng lạm phát nói riêng và gián đoạn nguồn cung nói chung sẽ chỉ là "nhất thời".Nhiều nhà quan sát vẫn tin rằng đây là sự thiếu hụt nhất thời. Tuy nhiên, những người tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng dự đoán rằng tình trạng thiếu hụt và mất cân bằng giữa cung và cầu sẽ còn kéo dài đến năm 2022 và có thể lâu hơn.Rõ ràng, trong một số giai đoạn quan trọng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị hạn chế bởi nguồn cung - một sự tương phản rõ rệt so với những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Mặc dù nhu cầu tăng vọt có thể lớn hơn so với các nội dung dự báo tại thời kỳ giữa đại dịch, song đó là cơ sở cho dự báo tăng trưởng cao trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch.Điều đó làm cho việc giải quyết hai câu hỏi cơ bản về phía nguồn cung càng trở nên quan trọng hơn. Đầu tiên, liệu có những hạn chế cơ bản nào về nguồn cung sẽ vẫn tồn tại ngay cả sau khi các điểm nghẽn do đại dịch gây ra được giải tỏa không? Thứ hai, có vấn đề gì về tổ chức và hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng đến quá trình cung ứng không?Có thể lý giải một cách hợp lý rằng đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thay đổi gần như vĩnh viễn đối với một số nhân tố trong chuỗi cung ứng. Trước hết, nhiều người lao động đã rời bỏ thị trường lao động hoặc trì hoãn gia nhập thị trường lao động, bất chấp việc các chính phủ dỡ bỏ các cơ chế hỗ trợ trong đại dịch.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Chủ nghĩa bảo hộ - nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng?
05:30' - 02/11/2021
Thời gian gần đây, tình trạng rối loạn chuỗi cung ứng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây như Anh, Mỹ ngày càng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về việc đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu
14:30' - 01/11/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden và 16 nhà lãnh đạo thế giới ngày 31/10 đã thảo luận về hành động để giúp chuỗi cung ứng linh hoạt hơn khi đối mặt với bất kỳ cuộc khủng hoảng sức khỏe nào trong tương lai.
-
Thị trường
Microsoft cảnh báo về cuộc tấn công mới nhằm vào chuỗi cung ứng
08:47' - 26/10/2021
Ngày 25/10, Microsoft đưa ra cảnh báo về việc nhóm tin tặc đứng sau cuộc tấn công mạng SolarWinds đã khởi động một chiến dịch khác nhằm vào chuỗi cung ứng công nghệ thông tin toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30'
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.