Kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục nhưng nguy cơ suy thoái vẫn cao
Ngày 23/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ tăng cường đầu tư vào một loạt lĩnh vực, trong đó có mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), giao thông và năng lượng, cũng như thúc đẩy việc làm.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang lao đao vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Phát biểu khi thăm tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng xu thế cải cách dài hạn trong nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, ông lưu ý Bắc Kinh sẽ có những bước đi nhằm đẩy mạnh nền kinh tế thực chất, đặt biệt là lĩnh vực sản xuất.
Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi các nỗ lực khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 để đảm bảo đất nước đạt được những mục tiêu giảm nghèo và xây dựng một xã hội thịnh vượng.
Trước đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ dần hồi phục sau khi sụt giảm lần đầu tiên trong nhiều thập niên qua vào quý I/2020, song nguy cơ suy thoái vẫn cao nếu dịch COVID-19 diễn biến xấu đi.
Theo cuộc khảo sát trên, được thực hiện trong các ngày 20-22/4, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ tăng 1,3% trong quý II/2020, sau khi ghi nhận mức giảm 6,8% trong quý I/2020.
Các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát đã đưa ra các dự báo về tăng trưởng GDP quý II/2020 của Trung Quốc dao động từ -5% đến 5%, cho thấy hiện trạng kinh tế khá bất ổn của nước này.
Trong khi các quốc gia trên thế giới đang xem xét cách thức nới lỏng hạn chế đối với doanh nghiệp và hộ gia đình, Trung Quốc hồi đầu tháng 4/2020 đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán (Wuhan), nơi khởi phát dịch COVID-19, và thông báo sẽ khôi phục hoàn toàn các hoạt động giao thông vận tải đường sắt, đường không và vận chuyển hàng hóa vào cuối tháng 4 này.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã cho phép các nhà máy và doanh nghiệp khôi phục hoạt động, dẫn đến sự phục hồi lần đầu tiên kể từ đầu năm 2020 của ngành chế tạo Trung Quốc trong tháng 3/2020. Tuy vậy, triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn xấu đi đáng kể với các đợt hạ mức xếp hạng tín nhiệm liên tiếp.
Nhà kinh tế Iris Pang của ING ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng các hoạt động kinh tế đã được khôi phục, song điều này không có nghĩa là kinh tế Trung Quốc đang phục hồi lại mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Theo ông Iris Pang, chừng nào các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt vẫn được áp dụng, Trung Quốc còn phải nỗ lực để có thể hồi phục kinh tế nhanh chóng.
Ngoài ra, ông Iris Pang còn tỏ ra quan ngại về nguy cơ xảy ra đợt bùng phát trở lại của dịch COVID-19 do "các ca lây nhiễm nhập khẩu" từ châu Âu và Mỹ.
Tuy vậy, các nhà kinh tế nhìn chung vẫn dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2020 với các mức tăng 5,3% và 6% trong hai quý cuối của năm nay, chỉ thấp hơn chút ít so với dự báo đưa ra vài tuần trước.
Nhà phân tích kinh tế vĩ mô kỳ cựu Bingnan Ye của Bank of China International, có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% trong cả năm 2020 mà ông đưa ra dựa trên giả định nhu cầu thế giới sẽ hồi phục trong thời gian tới./.
>> Bloomberg: Trung Quốc có thể là nước phục hồi đầu tiên sau đại dịch COVID-19?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc siết chặt quy định tại các khu vực gần biên giới với Nga
19:09' - 22/04/2020
Trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đang ngày một tăng tại các khu vực Đông Bắc Trung Quốc gần biên giới Nga, ngày 22/4, giới chức địa phương đã quyết định siết chặt các hạn chế đi lại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và các nước thảo luận biện pháp cho chuỗi cung ứng toàn cầu
18:47' - 21/04/2020
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đang thảo luận với một số nước nhằm thiết lập các thủ tục kiểm soát nhanh để tạo điều kiện cho nhân sự kinh doanh và kỹ thuật di chuyển dễ dàng hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Mỹ D. Trump có thể bị điều tra về khả năng vi phạm luật gián điệp
11:06'
Báo Washington Post đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ nghi ngờ cựu Tổng thống Donald Trump có thể vi phạm Đạo luật Gián điệp cùng một số cáo buộc liên quan đến vi phạm quy định bảo mật và xử lý tài liệu công.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ đối thoại với Triều Tiên
09:48'
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 16/8 cho biết Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Hàn Quốc tái khởi động đối thoại với Triều Tiên và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Anh trong chuyển đổi số và chuyển dịch xanh
08:11'
Việt Nam - Anh có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Pháp “vào cầu” sau COVID-19
20:37' - 15/08/2022
Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến du lịch Pháp (Atout France) cho biết dòng người du lịch Pháp đã đạt, thậm chí vượt mức năm 2019, thời điểm ngay trước dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đang tiến đến cảng Tartous ở Syria
18:20' - 15/08/2022
Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, xuất phát cách đây hai tuần theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Ukraine và Nga ký hồi tháng Bảy vừa qua, đang đến gần cảng Tartous ở Tây Bắc Syria.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu: Kỳ vọng "cất cánh" sau mùa Hè "hỗn loạn"
18:19' - 15/08/2022
Những ngày này, cảnh tượng du khách xếp hàng rồng rắn, hành lý thất lạc chất đống không được xử lý, các chuyến bay bị hủy hoặc trễ giờ đã trở thành chuyện thường ngày tại các sân bay khắp châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi
18:12' - 15/08/2022
Nền kinh tế Trung Quốc duy trì được xu hướng phục hồi trong tháng 7 với các chỉ dấu kinh tế lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng ổn định bất chấp tình hình dịch COVID-19 trong nước và các đợt nắng nóng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ muốn trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047
16:19' - 15/08/2022
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt mục tiêu tham vọng đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 và thực hiện cắt giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xem xét nâng trần nhập cư để tăng nguồn cung lao động
11:34' - 15/08/2022
Chính phủ Australia đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm tăng cường nguồn cung lao động cho thị trường trong nước hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng nhân lực.