Kinh tế Việt Nam 2017: Sức ép tạo động lực mới
Ngày 9/3, tại hội thảo Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2017 do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đã khắc họa bức tranh tổng thể của nền kinh tế với những kỳ vọng tiếp tục duy trì khả năng tăng trưởng từ 6 - 6,5%.
Tuy nhiên, xu hướng kinh tế thế giới thay đổi vẫn có thể đưa đến các tác động bất lợi cho kinh tế Việt Nam trong năm 2017 và những năm tới.
Sản xuất chịu sức ép lớn
Từ năm 2011 đến nay, độ co giãn của cầu nhập khẩu theo thu nhập đã giảm rõ rệt tại hầu hết các nền kinh tế APEC và trên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước phát triển. Do đó, dù tăng trưởng kinh tế nhưng nhu cầu nhập khẩu lại giảm.
Xu hướng bảo hộ thương mại phi thuế quan cũng tăng mạnh và đặt ra thách thức lớn cho các nước xuất khẩu; trong đó có Việt Nam. Kể cả khi giá cả thế giới phục hồi thì xuất khẩu vẫn khó tăng do nhu cầu nhập khẩu vẫn "yếu" và tạo áp lực lớn lên cán cân vãng lai.
Đối với các Hiệp định thương mại Việt Nam đã tham gia ký kết, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho hay, mức độ tự do hoá thương mại hàng hoá cao đang gây nhiều sức ép đến sản xuất trong nước.
Từ nay đến năm 2018, mức xoá bỏ thuế quan sâu rộng nhất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số ngành không phải là thế mạnh của Việt Nam như chăn nuôi, thép, ô tô...
Tương tự như xuất khẩu, cơ cấu chuyển dịch thị trường nhập khẩu dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường nhập khẩu nhất định. Nhất là các mặt hàng máy móc thiết bị, nguồn nguyên vật liệu... phục vụ sản xuất, xuất khẩu là một ví dụ điển hình.
Cuối năm 2016 đến nay, nền kinh tế trong nước đan xen cả thuận lợi lẫn khó khăn. Chính phủ không ngừng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp...
Những chính sách này đã được thị trường phản hồi tích cực, nhất là việc duy trì các động lực tăng trưởng chủ yếu như công nghiệp tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ.
Theo TS. Võ Trí Thành, Việt Nam dù đang trong bối cảnh khó khăn như dòng vốn vào ít hơn, thương mại gặp nhiều rào cản nhưng vẫn có những thế mạnh nhất định. Hiện tại, các lĩnh vực có lợi thế và tiềm năng của Việt Nam phải kể đến công nghiệp chế biến, bất động sản, tài chính - ngân hàng...
Ngoài ra, dù có giá trị gia tăng tương đối thấp, nhưng nếu nhìn nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ hình thành cho đến sản phẩm cuối cùng thì đây cũng là lĩnh vực tiềm năng.
Việc tiếp tục cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước vẫn là sự mong đợi của doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2017 vẫn còn nhiều khó khăn nên chưa thể dự đoán một sự tăng trưởng đột phá nào đó, nhưng có thể kỳ vọng sẽ là năm chuẩn bị điều kiện cần thiết cho giai đoạn phát triển mới - ông Thành phân tích.
Tạo động lực mới từ cải cách
Theo ông Phạm Văn Thịnh - Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, cam kết cải cách nền kinh tế, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải tiến thủ tục hành chính, môi trường đầu tư của "Chính phủ kiến tạo"... sẽ tạo động lực mạnh mẽ thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, ổn định kinh tế vĩ mô cũng tăng niềm tin cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, để xây dựng một nhà nước kiến tạo, cần chuyển nền hành chính đang nặng mục tiêu quản lý, bao cấp sang nền hành chính mang tính chất phục vụ. Bởi cách quản lý này vừa không phù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường, vừa làm cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước tồn tại nhiều bất cập - ông Thịnh nhận xét.
Dưới góc độ chuyên gia, TS. Trần Du Lịch cho rằng, hoàn thiện thể chế kinh tế không chỉ là việc hoàn thiện các đạo luật liên quan trực tiếp đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp mà đòi hỏi sự thống nhất của cả hệ thống chính trị quốc gia với 3 trụ cột là thể chế kinh tế, nền hành chính công và nền tài chính công.
Mọi cải cách cần phải mang tính đồng bộ và hệ thống. Đây là yêu cầu rất bức xúc đang đặt ra, khi Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho tăng trưởng bền vững, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm 2017, Chính phủ đã có các chính sách quyết liệt trong việc siết chặt kỷ luật ngân sách và nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài trong bối cảnh giá trị các đồng tiền vay nợ biến động khó lường.
Từ đó, góp phần hạn chế vai trò của chính sách tài khoá trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tính đến thời điểm này, những thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2017 đã bắt đầu bộc lộ tương đối rõ.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhằm hài hoà giữa mục tiêu lạm phát và tăng trưởng; tăng cường ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá và ngoại hối.
Với Tp. Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho hay, lãnh đạo thành phố nhận thức rõ các thách thức và đang quyết tâm vượt qua tất cả mọi trở ngại để tiếp tục giữ vững vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước.
Thành phố đang triển khai bảy chương trình đột phá dựa trên nền tảng phát huy thế mạnh, tiềm năng riêng. Các sở, ngành coi việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ thành lập và phát triển đạt con số 500.000 doanh nghiệp đến năm 2020 là trụ cột quan trọng trong các chính sách phát triển.
Đây là những mục tiêu tạo cơ sở, động lực để kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tăng trưởng hai con số và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng khác./.
>>>Kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại>>>Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2017
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
14:43' - 24/01/2017
Ngày 24/1 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tổ chức buổi Đối thoại kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng kinh tế Việt Nam 2017 - Bài 2: Tạo đà tăng trưởng
18:32' - 08/01/2017
Để nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong năm 2017, Chính phủ cần có những biện pháp mạnh hơn để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2017- Bài 1: Nhận diện lợi thế
13:46' - 08/01/2017
Nền tảng kinh tế giữ được mức tăng trưởng ổn định cùng với việc xác định rõ "điểm nghẽn" và sự nỗ lực của “Chính phủ kiến tạo” được xem là những lợi thế kỳ vọng đạt mục tiêu tăng trưởng của năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Australia đánh giá ra sao về nền kinh tế Việt Nam 2016?
17:48' - 03/01/2017
Giáo sư danh dự về kinh tế tại Trường Chính sách công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia cho rằng nền kinh tế Việt Nam 2016 đã thể hiện khả năng phục hồi trước những "cơn gió ngược" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
EIU: Du lịch ngày càng đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam
09:19' - 05/12/2016
Ngành du lịch đang ngày càng phát huy vai trò trụ cột, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam với nhiều triển vọng tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Giới chuyên gia: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định
09:54' - 17/11/2016
Các chuyên gia kinh tế của Conference Board dự báo nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm nay và sẽ tăng lên 6,5% trong năm sau, đạt mức trung bình 6,7% trong giai đoạn 2017-2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.