Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi bất chấp những "cơn gió ngược" bên ngoài
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là một điều bất lợi đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017.
Tuy nhiên, những chỉ số kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm qua phần nào cho thấy nền kinh tế tiếp tục phục hồi bất chấp những "cơn gió ngược" bên ngoài.
Trong bài viết được đăng tải trên “Diễn đàn Đông Á”, Giáo sư Suiwah Leung, chuyên gia kinh tế Trường Chính sách công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia, nhận định việc nền kinh tế toàn cầu phục hồi trên diện rộng trong năm 2017 đã hỗ trợ cho Việt Nam.
Trong khi tốc độ tăng trưởng đạt 5,1% trong nửa đầu năm 2017, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại Việt Nam đã đạt gần 6,8%, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng nhu cầu, sản xuất và xuất khẩu trong nước.
Trong suốt năm qua, tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải 3%, trong đó tỷ lệ lạm phát lõi là 1,3%. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản lên 4,25%. Ngân hàng Nhà nước cũng đã nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm lên 20-21%, và tăng trưởng tín dụng thực tế vẫn duy trì ở mức cao 18,5%.
Cũng theo bài viết, cuối năm 2016 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh thu từ du lịch và xuất khẩu sản xuất của Việt Nam. Trong khi đó, kiều hối cũng đã đem lại sự cải thiện đáng kể cho thặng dư tài khoản vãng lai và dự trữ trao đổi ngoại hối của Việt Nam.
Mặc dù điều này đã phần nào bị xói mòn trong năm 2017 do gia tăng nhập khẩu nguyên liệu thô và thiết bị vốn để phục vụ tăng trưởng xuất khẩu của đất nước, song tăng trưởng trong hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ (bao gồm cả sự phục hồi của xuất khẩu nông sản) đã dẫn đến thặng dư nhỏ trong tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối tăng lên gần 3% trong các mặt hàng nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái trên danh nghĩa vẫn tương đối ổn định với một sự mất giá nhỏ khoảng 1,4%. Điều này giúp ngăn chặn tỷ giá hối đoái thực tế liên tục tăng và nâng cao tính cạnh tranh cho các ngành nội địa.
Tuy nhiên, tác giả cũng nhận định về các rủi ro mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt. Trong 5 năm qua, thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã vượt quá 6% GDP mỗi năm. Kết quả, nợ khu vực công đã lên đến gần mức giới hạn 65% GDP do Quốc hội đưa ra.
Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách ở mức khoảng 4% GDP trong năm 2017, đạt được chủ yếu thông qua cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, tác giả cho rằng đây có thể là một chiến lược thiếu bền vững trong trung hạn đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Các rủi ro trung hạn khác đối với nền kinh tế Việt Nam bao gồm sự mong manh của hệ thống ngân hàng: các vấn đề như ngân hàng mỏng vốn và nợ xấu vẫn chưa được giải quyết.
Tình hình tài chính eo hẹp có nghĩa chính phủ phải chính thức tuyên bố rằng sẽ không có vốn hóa ngân hàng thông qua các biện pháp ngân sách.
Giải quyết nợ xấu trong tương lai sẽ phải xuất phát từ việc tiếp tục cải thiện điều kiện kinh doanh trong cả phần của khách hàng vay ngân hàng (doanh nghiệp nhà nước và công ty bất động sản lớn) và nền kinh tế.
Ngoài ra, tình hình bất ổn trên Bán đảo Triều Tiên cũng đặt ra một nguy cơ do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào đầu tư của Hàn Quốc, cũng như thương mại với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Kinh tế Việt Nam năm 2017 tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi và được trợ giúp từ sự cải thiện các điều kiện kinh tế toàn cầu.Tuy nhiên, tác giả khuyến cáo Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi các cải cách cơ cấu để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng năng suất./.
Xem thêm:
>>>Việt Nam kiên trì mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng năng suất và đổi mới sáng tạo
>>>Truyền thông quốc tế đánh giá cao thành tựu kinh tế Việt Nam năm 2017
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia Nga đánh giá kinh tế Việt Nam phát triển ngoạn mục
13:15' - 29/12/2017
Năm 2017 trở thành năm thành công nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua với những kết quả ấn tượng đạt được trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2017
17:31' - 27/12/2017
Ban Biên tập tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2017:
-
Kinh tế Thế giới
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á - Kinh tế Việt Nam dự báo tích cực
12:18' - 13/12/2017
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á lên 6% trong năm 2017, nhờ tăng trưởng xuất khẩu và tiêu thụ nhiên liệu nội địa cao hơn so với dự kiến.
-
Kinh tế Việt Nam
WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định
13:16' - 11/12/2017
Ngày 11/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố Báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam. Đây là ấn phẩm bán thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.