Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018: Nhiều con số tăng trưởng đáng chú ý
Sự lan tỏa của những gam màu sáng trong phát triển, của quyết tâm đổi mới, sáng tạo cùng sự trở lại của niềm tin, động lực mới từ cộng đồng doanh nghiệp, người dân là những nét nổi bật trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2018.
Những kết quả đó càng trở nên đặc biệt khi chúng ta đặt trong những hoàn cảnh và thời điểm mà cả đất nước đã thực sự đứng trước các khó khăn, thách thức rất lớn cả trong nước và quốc tế, không nằm trong mọi kịch bản hay dự đoán.
Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội, nước ta tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Việc thực hiện thành công mục tiêu kép đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo.
Kết quả của năm 2018 cũng là những nền tảng quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. * Nhiều con số tăng trưởng đáng chú ý Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra; bên cạnh đó là nhiều con số tăng trưởng kỷ lục đáng chú ý. Tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt mức kỷ lục 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới lại chạm ngưỡng 7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn. Đặc biệt, con số 7,08% của tăng trưởng GDP cao hơn mục tiêu 6,7% Quốc hội đã đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo. Trước đó, nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín trong năm 2018 đã tin tưởng vào thành công của chúng ta và có những dự báo tích cực đối với Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP cả năm nay là 6,8%; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiếp tục dự báo khoảng 6,9%...Tuy nhiên trong bối cảnh trong nước và thế giới nhiều biến động, thử thách, các chuyên gia, tổ chức quốc tế đã có những lo lắng cho việc đảm bảo mức tăng trưởng dự báo của Việt Nam.
Nhưng, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP ở mức cao với con số 7,08%, vượt qua cả các dự báo.
Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017... Điều đó cho thấy Chính phủ không chỉ tập trung cho con số tăng trưởng mà còn chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Đáng chú ý nữa là, kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm đạt trên 482,23 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu trên 7 tỷ USD. Đây là con số mà trước nay Việt Nam chưa bao giờ đạt được.Như vậy, Việt Nam đã có 3 năm liên tục xuất siêu với con số năm sau luôn cao hơn năm trước, là kết quả ấn tượng so với mục tiêu cân bằng cán cân thương mại đặt ra cho năm 2020. Xuất siêu lớn không chỉ góp phần quan trọng gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, mà còn góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Ngoài những con số tăng trưởng kỷ lục, nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế còn ấn tượng hơn với Việt Nam trong năm 2018 về sự tăng trưởng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực; với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rộng, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.Trong công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo đang trở thành động lực chính của tăng trưởng. Nếu nhìn vào trong những lĩnh vực cụ thể trong công nghiệp, thì một số ngành thế mạnh truyền thống như khai khoáng, xây dựng có sự đóng góp sụt giảm.
Tuy nhiên, nhờ chuyển đổi mạnh mẽ của ngành chế biến, chế tạo nên đã kéo theo chỉ số tăng trưởng của ngành công nghiệp lên một mức cao. Về nông nghiệp, một điểm đáng chú ý là sự tăng trưởng của các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cho thấy sự chuyển đổi, cơ cấu lại nền nông nghiệp một cách mạnh mẽ, đem lại những động lực mới cho phát triển nông nghiệp. Dịch vụ dần trở thành một trụ cột cho tăng trưởng, du lịch có số lượng khách tăng trưởng ấn tượng.
Năm 2018, ghi nhận kỷ lục về cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ đã ghi các dấu ấn đặc biệt trong cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đưa niềm tin kinh doanh của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lên cao trong năm 2018. Đây cũng là năm đầu tiên, Chính phủ có nghị quyết riêng về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2018 xác lập kỷ lục mới, với 131.275 doanh nghiệp. Đáng chú ý, năm 2018 là năm của các dự án quy mô lớn của khu vực kinh tế tư nhân như: Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast, với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, quy mô 335 ha, đã đi vào hoạt động sau hơn 1 năm xây dựng. Sân bay Quốc tế Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư đã chính thức đón chuyến bay thương mại đầu tiên… * Kiên trì mục tiêu tăng trưởng, "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế" Nhìn chung, mô hình tăng trưởng đã chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; phát triển khoa học và công nghệ,... có nhiều chuyển biến tích cực.Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Môi trường hoà bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, tăng cường, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2018, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn nhấn mạnh tinh thần "không chủ quan, thoả mãn; không quá say sưa với thành tích, thắng lợi" và "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế"... Bởi vì, đất nước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Những hạn chế, yếu kém tích tụ, tồn đọng từ lâu của nền kinh tế và trong nhiều lĩnh vực xã hội còn nặng nề, gây hậu quả xấu, bức xúc xã hội, phải khắc phục trong một quá trình dài. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại. Tội phạm, tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường,... còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn... Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là về tài chính - tiền tệ và xuất khẩu dưới tác động của chiến tranh thương mại. Việc phê chuẩn và tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang đến nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức lớn đối với Việt Nam... Trong thời gian tới, Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu. Đó là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn nữa trong từng ngành, lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh thực hiện chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.- Từ khóa :
- kinh tế việt nam
- gdp
- tăng trưởng gdp
- việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
KINH TẾ 2018 VÀ TRIỂN VỌNG 2019: Bài 2: Triển vọng nào cho kinh tế 2019?
15:30' - 30/12/2018
Năm 2019, kinh tế Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng xuất phát cả từ trong và ngoài nước, tuy nhiên cũng không phải không còn những thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
KINH TẾ 2018 VÀ TRIỂN VỌNG 2019: Bài 1: Đi tìm lời giải cho tăng trưởng năm 2018
13:59' - 30/12/2018
Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,08%, đây là mức tăng cao nhất từ năm 2008, và là tiền đề quan trọng để kinh tế Việt Nam có thể bứt phá trong năm 2019 và các giai đoạn phát triển sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng
11:44' - 28/12/2018
Năm 2019, Chính phủ xác định thực hiện phương châm phát triển với 12 chữ: "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá".
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2018, tăng trưởng vượt mục tiêu, kinh tế khởi sắc trong nhiều lĩnh vực
20:27' - 27/12/2018
Kinh tế Việt Nam 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.